Ô Dược
Ô dược trị đau bụng, đau tắc ngẽn ở phổi, đau khi hành kinh do hàn khí ngưng trệ, khí không thông hay tiểu tiện, tiểu không tự chủ do thận khí suy, hư hàn
Chi tiết sản phẩm
Tên khoa học: Lindera aggregata (Sims.) Kosterm. – Lauraceae
Giới thiệu: Cây cao chừng 1-15m. Cành gầy, màu đen nhạt. Lá mọc so le, hình bầu dục, dài 6cm, rộng 2cm. Mặt trên bóng, mặt dưới có lông, ngoài gân chính có 2 gân phụ xuất phát từ 1 điểm cách cuống lá 2mm, dài ra chừng 2/3 lá, mặt trên lõm, mặt dưới lồi, cuống gầy, dài 7-10mm, lúc đầu có lông, sau nhẵn, mặt trên lõm thành rãnh.
Hoa màu hồng nhạt, họp thành tán nhỏ, đường kính 3-4mm. Quả mọng hình trứng, khi chín có màu đỏ, trong chứa 1 hạt. Toàn cây có mùi thơm, vị đắng.
Cây Ô dược mọc hoang ở Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh…
Thu hái, sơ chế: Thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa thu đông hoặc mùa xuân.
Mô tả dược liệu: Rễ Ô dược đa số hình thoi, hơi cong, 2 đầu hơi nhọn, phần giữa phình to thành hình chuỗi dài khoảng 10-13cm, đường kính ở chỗ phình to là 1-2cm. Mặt ngoài mầu nâu vàng hoặc mầu nâu nhạt vàng, có vết của rễ tơ đã rụng, có vằn nứt ngang và nếp nhăn dọc. Cứng, khó bẻ gẫy, mặt cắt ngang mầu nâu nhạt, hơi hồng, hơi có bột, ở giữa mầu đậm hơn, có vằn tròn, và vằn hoa cúc. Mùi hơi thơm, vị hơi đắng, cay.
Tính vị: Vị cay, tính ôn
Quy kinh: Vào kinh bàng quang, thận, phế, tỳ
Thành phần hoá học chính: Alcaloid, tinh dầu.
Dược năng: Hành khí, tán hàn, chỉ thống, kiện thận
Chủ trị:
– Trị đau bụng, đau tắc ngẽn ở phổi, đau khi hành kinh do hàn khí ngưng trệ, khí không thông
– Trị hay tiểu tiện, tiểu không tự chủ do thận khí suy, hư hàn tích tụ ở bàng quang
Liều dùng: 3 – 9g
Kiêng kỵ: Âm hư nội nhiệt không nên dùng
Bảo quản: Dễ mốc mọt. Cần để nơi khô ráo, thoáng gió.