Diễn đàn cây thuốc nam – Kết nối chuỗi giá trị cây thuốc nam › Diễn đàn › Chuyên mục thảo luận BI & CSR › Vài nét về đạo đức kinh doanh trong văn hóa Việt Nam
Chủ đề này bao gồm 1 phản hồi, có 2 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Bùi Văn Hải 4 năm, 2 tháng trước.
-
Người viếtBài viết
-
16-08-2020 vào lúc 19:39 #2351
Vài nét về đạo đức kinh doanh trong văn hóa Việt Nam
Trích Báo cáo nghiên cứu: QUAN ĐIỂM CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Của Nhóm làm việc về đạo đức kinh doanh
Phạm Thái Hà
Sưu Tầm
Từ xa xưa, việc đề cao các giá trị đạo đức là đặc điểm nổi bật trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam (Hằng, 2004). Theo Từ điển Tiếng Việt đạo đức là nguyên lý phải theo trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội, tùy theo yêu cầu của chế độ chính trị và kinh tế nhất định (Đạo: con đường, lẽ phải, Đức: điều tốt lành) (DICT) hoặc những phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu chuẩn nhất định mà có. Sách giáo khoa sử dụng trong hệ thống giáo dục Việt Nam thì định nghĩa, đạo đức được cho là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau, với xã hội, và tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai. Hành vi đạo đức được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội (HVCTQG, 2000). Như vậy, khái niệm đạo đức theo diễn ngôn của tiếng Việt không phải là một khái niệm bất biến và nó được dùng trong mối tương quan giữa con người với nhau trong xã hội. Những phạm trù cơ bản của đạo đức bao gồm nghĩa vụ, lương tâm, và hành vi Thiện-Ác. Nghĩa vụ là những trách nhiệm của cá nhân với nhu cầu, lợi ích chung của cộng đồng và xã hội. Các cá nhân được khuyến khích phải biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên, không những thế phải biết hy sinh quyền lợi của mình vì lợi ích chung. Trong khi đó, xã hội có trách nhiệm bảo đảm nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân. Lương tâm là năng lực tự đánh giá hành vi của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội. Lương tâm có thể coi là tiếng nói chỉ dẫn, thôi thúc con người làm điều tốt, điều thiện, giúp điều chỉnh hành vi của con người cho phù hợp với cộng đồng và xã hội (Bính, 2018). Thiện và Ác là cặp phạm trù đối lập nhau và được coi là thước đo trong đời sống đạo đức của mỗi cá nhân. Thiện là những hành vi tốt đẹp, nhân ái, trong khi Ác là những hành vi xấu, không được chấp nhận, cần phải loại bỏ. Văn hóa dân gian Việt Nam gắn liền Thiện- Ác với quy luật nhân quả, báo ứng như “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ”, “Làm việc phi pháp, sự ác đến ngay”. Trong xã hội Việt Nam truyền thống, thương nhân – những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh – luôn bị xếp và hạng cuối cùng trong thang bậc xã hội (công, hầu, bá, tử, sĩ, nông, công thương). Thêm vào đó, các chế độ phong kiến còn áp dụng các chính sách “trọng nông ức thương” và quan điểm “miệt thương” khiến cho vai trò và địa vị của thương nhân càng bị đánh giá thấp (Khánh, 2015). Thương là những người hoạt động buôn bán, vai trò của họ bị đặt ở hàng thấp nhất trong xã hội. Điều này được lý giải do xuất phát từ thực tế nền kinh tế tự cung tự cấp và tính tự trị của làng xã ở Việt Nam gần như không có nhu cầu trao đổi hàng hoá ra khỏi phạm vi cư trú, do vậy những người hành nghề buôn bán phải năng động, sòng phẳng, thậm chí gian lận mới có lãi (Dũng, 2018). “Buôn gian bán lận” đã trở thành cụm từ phổ biến cho tới tận ngày nay. Ca dao tục ngữ cũng phản ánh một phần nào cái nhìn của dân gian đối với thương nhân như “buôn gian bán lận”, “đong đầy bán vơi”,… với hàm nghĩa là không nhà buôn nào không tham, những người buôn bán là những người dùng thủ đoạn để kiếm lời (Tuyền, 2017).14-09-2020 vào lúc 17:15 #2397Trên thực tế thì mọi công việc, nghành nghề đều có hai mặt tốt và xấu. Đạo đức trong kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doah nghiệp là muốn nói tới những điều tốt đẹp cần hướng tới trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và kinh doanh thu lợi của họ giống như phát huy y đức trong khám chữa bệnh và dạy tốt học tốt trong giáo dục….
Trong nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay tôi nghĩ không những đặt ra yêu cầu về Đạo đức trong kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doah nghiệp mà còn phải quan tâm đến đạo đức xã hội ở nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội khác để giảm thiểu những tác động xấu tới người dân, đó là mục tiêu của định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước chúng ta. -
Người viếtBài viết
Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.