Diễn đàn cây thuốc nam – Kết nối chuỗi giá trị cây thuốc nam › Diễn đàn › Chuyên mục thảo luận BI & CSR › Kon Tum áp dụng nhiều chính sách thu hút bảo tồn, phát triển Sâm Ngọc Linh và cá
Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Phạm Hải Bình 3 năm, 7 tháng trước.
-
Người viếtBài viết
-
04-04-2021 vào lúc 15:08 #2661
Kon Tum áp dụng nhiều chính sách thu hút bảo tồn, phát triển Sâm Ngọc Linh và các dược liệu
Để khai thác tiềm năng, lợi thế, trong những năm qua, tỉnh Kon Tum đã ban hành hàng loạt chính sách nhằm thu hút đầu tư cho việc bảo tồn, phát triển dược liệu; quy hoạch, hình thành các vùng sản xuất; thúc đẩy chế biến sâu các sản phẩm từ dược liệu. Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, đến nay tỉnh thu hút được 17 dự án đầu tư, phát triển dược liệu với tổng số vốn 11.229 tỷ đồng trên quy mô 7.890ha.
Theo đó, đối với các chính sách của Trung ương, tỉnh Kon Tum cam kết thực thi các chính sách ưu đãi đầu tư tối đa mà Trung ương đã ban hành đối với địa bàn có địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn như tỉnh Kon Tum, như: Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng tối đa không quá 03 năm. Sau thời gian này, tùy theo địa bàn và lĩnh vực ưu đãi đầu tư, Nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước từ 11 năm đến 15 năm, thậm chí có lĩnh vực được miễn hoàn toàn tiền thuê đất.
Cùng với đó, áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi là 10% trong thời hạn 15 năm, được miễn 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới. Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án. Áp dụng Chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu tại Nghị định 65/2017/NĐ-CP ngày 19/05/2017 của Chính phủ.
Đối với chính sách đặc thù của tỉnh Kon Tum: Tỉnh cam kết tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất để doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư phát triển Sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác. Tỉnh đã trình Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum đã ban hành các Nghị quyết thông qua Phương án cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp phát triển cây Sâm Ngọc Linh với diện tích khoảng 10.000 ha và Phương án giao rừng, cho thuê rừng để bảo vệ và phát triển rừng bền vững, kết hợp kinh doanh cảnh quan du lịch, sản xuất nông lâm nghiệp dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum với tổng diện tích hơn 92.000ha. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các tổ chức, cá nhân triển khai các thủ tục đầu tư.
Rượu nấm linh chi cổ cò, hạt ươi, rễ cây mật nhân, hà thu ô, chè dây…
Bên cạnh chính sách đặc thù của Trung ương về phát triển dược liệu, Hội đồng nhân dân tỉnh Kon Tum cũng đã ban hành chính sách đặc thù để thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trong, ngoài tỉnh đầu tư phát triển dược liệu.
Cụ thể về hỗ trợ giống phát triển một số loài dược liệu chủ lực như: Sâm Ngọc Linh Kon Tum, Đảng sâm Kon Tum và Đương quy Kon Tum:
Đối với Sâm Ngọc Linh Kon Tum: Hỗ trợ một phần chi phí cho Nhà đầu tư (có vườn giống gốc được tỉnh công nhận) sản xuất giống sâm Ngọc Linh để hỗ trợ lại giống cho hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ, cộng đồng dân cư tham gia liên kết với trồng sâm Ngọc Linh với Nhà đầu tư. Mức hỗ trợ 50.000.000 đồng/ha sâm trồng liên kết; diện tích hỗ trợ không quá 10 ha/01 Nhà đầu tư. Ưu tiên hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân là người dân tộc thiểu số tham gia nhóm hộ, cộng đồng dân cư được giao khoán quản lý bảo vệ rừng trong vùng quy hoạch theo thứ tự: Vùng có chỉ dẫn địa lý, các vùng còn lại.Đối với Đảng sâm Kon Tum, Đương quy Kon Tum: Hỗ trợ một lần 50% chi phí mua cây giống cho hộ gia đình, cá nhân; đối với hộ nghèo hỗ trợ một lần 100% chi phí mua cây giống, chi phí mua phân bón hữu cơ vi sinh theo định mức cho chu kỳ đầu. Diện tích hỗ trợ mỗi hộ tối đa là 1.000 m2. Đối tượng hỗ trợ là cá nhân, hộ gia đình người dân tộc thiểu số sinh sống tại 3 huyện Tu Mơ Rông, Đăk Glei, Kon Plông và những vùng khác trên địa bàn tỉnh có điều kiện thích hợp để trồng Đảng sâm Kon Tum hoặc Đương quy Kon Tum. Ưu tiên hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân tham gia nhóm hộ, cộng đồng dân cư quản lý, bảo vệ rừng, tham gia tổ chức đại diện nông dân. Mỗi hộ gia đình chỉ được hỗ trợ chi phí mua giống một trong hai loại dược liệu nêu trên.
Hỗ trợ về đất đai: Miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các trường hợp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích trồng dược liệu trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Nghị định số 65/2017/NĐ-CP ngày 19/5/2017 của Chính phủ về chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu.
Theo Đề án của tỉnh, từ nay đến năm 2020, phát triển khoảng 2.000 ha vùng nuôi trồng dược liệu tập trung đối với một số loài dược liệu có giá trị kinh tế và sức tiêu thụ mạnh trên thị trường (trong đó có ít nhất 1.000 ha Sâm Ngọc Linh) và đến năm 2030, nâng tổng diện tích vùng nuôi trồng dược liệu đạt khoảng 25.000 ha (trong đó có khoảng 10.000 ha Sâm Ngọc Linh); mỗi năm ngành dược liệu đóng góp khoảng 10% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh và phát triển vùng dược liệu tỉnh Kon Tum trở thành vùng dược liệu trọng điểm quốc gia trong thời gian tới./.
Báo Kon Tum -
Người viếtBài viết
Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.