Diễn đàn cây thuốc nam – Kết nối chuỗi giá trị cây thuốc nam › Diễn đàn › Thảo luận về bài thuốc › cây thuốc nam trị ho dễ kiếm quanh nhà
Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Suối Giàng 3 năm, 6 tháng trước.
-
Người viếtBài viết
-
10-06-2021 vào lúc 15:05 #2880
0 cây thuốc nam trị ho dễ kiếm quanh nhà
Trị ho bằng thuốc nam có ưu điểm lành tính và có thể điều trị ngay tại nhà. Sau đây là 10 cây thuốc nam trị ho được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao.
Thuốc nam trị ho từ cây húng chanh
Húng chanh được coi là một trong những dược liệu trị ho thiên nhiên an toàn và hiệu quả bởi loại lá này có tính kháng sinh, sát khuẩn với các loại vi khuẩn gây bệnh về đường hô hấp. Sau đây là một số bài thuốc trị ho từ húng chanh hiệu quả:Chữa ho đờm thông thường: rửa sạch 15 – 16 lá húng chanh, 4 – 5 quả quất xanh rồi xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Thêm đường phèn với một lượng vừa đủ, hấp cách thủy khoảng 20 phút. Uống liên tục 1-2 lần mỗi ngày cho đến khi hết ho.
Chữa ho nhiệt, viêm họng, khàn tiếng: lấy 20g lá húng chanh tươi đem rửa sạch và thái nhỏ. Sau đó giã dập húng chanh đã cắt nhỏ với 20g đường phèn, rồi trộn cùng với 10ml nước sôi. Để một lúc cho ngấm rồi chắt lấy nước cho người bệnh uống 2 lần mỗi ngày.
Chữa cảm hàn, ho, đau đầu, miệng đắng: bạn có thể dùng hỗn hợp lá húng chanh, bạc hà, tía tô và một vài lát gừng tươi mỏng đem sắc uống khi còn nóng.
cây thuốc nam trị ho
https://indembassy.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/cay-thuoc-nam-tri-ho-la-he.jpg
Bài thuốc trị ho từ lá hẹ
Lá hẹ là một vị thuốc quan trọng có mặt trong nhiều bài thuốc chữa ho, viêm họng. Loại lá này có tính ấm, vị cay ngọt, có công dụng kháng khuẩn, ôn trung, trợ khí, tiêu đờm. Dân gian thường sử dụng một số bài thuốc để trị ho từ lá hẹ như sau:Uống nước lá hẹ: chuẩn bị 12 – 24g hẹ tươi, rửa sạch rồi ngâm với nước muối. Sau 15 phút thì vớt ra cho ráo nước. Bạn tiếp tục tiến hành cắt nhỏ lá hẹ, xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Thêm vào một ly nước ấm, khuấy đều hỗn hợp rồi lọc lấy nước cốt. Chia ra uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
Lá hẹ hấp mật ong: lấy một nắm lá hẹ tươi rửa sạch, sau đó cắt thành khúc ngắn khoảng 2cm. Tiếp theo, đổ lá hẹ và mật ong vào bát, hấp cách thuỷ trong 20 – 30 phút. Chắt lấy nước uống 4 – 5 lần mỗi ngày.
Chườm lá hẹ: hơ nóng một nắm lá hẹ rồi đắp trực tiếp vào cổ họng. Chú ý để độ nóng vừa phải. Khi đã hết nóng, bạn tiếp tục lấy một nắm lá mới và làm tương tự, ngày đắp 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 15 phút.
Lá hẹ chưng đường phèn: rửa sạch và cắt nhỏ khoảng 100g lá hẹ tươi, đem bỏ vào một cái bát sạch. Sau đó giã nhỏ đường phèn, rải lên trên lá hẹ rồi đem hấp cách thuỷ 30 phút. Ăn 2 lần mỗi ngày.
Lá hẹ kết hợp với nghệ và chanh: lá hẹ rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng, rồi cắt khúc ngắn. Nghệ nướng chín, lột vỏ, giã nát. Chanh cắt lát mỏng rồi cho vào chén cùng với nghệ và lá hẹ, thêm chút đường phèn tạo độ ngọt. Hấp cách thuỷ cho đến khi đường tan hết. Chắt lấy nước, uống 2 lần mỗi ngày trước khi ăn.
Lá hẹ và gừng: Rửa sạch gừng tươi và lá hẹ, sau đó cắt nhỏ. Cho tất cả vào bát, thêm một ít đường phèn rồi đem hấp cách thuỷ. Chắt lấy nước uống và ăn cả xác, ngày 3 lần.
Cháo lá hẹ: Lá hẹ rửa sạch, cắt khúc ngắn vừa ăn. Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu chín nhừ. Thêm gia vị cho vừa miệng. Sau đó cho lá hẹ vào, nấu thêm khoảng 2 phút rồi tắt bếp. Ăn ngay khi còn nóng.
cây thuốc nam trị ho
Chữa ho với cây rẻ quạt
Không có giá trị kinh tế cao nhưng trong những cây thuốc nam trị ho, rẻ quạt lại được đánh giá là loại thảo dược có nhiều công dụng trị bệnh, đặc biệt là chứng viêm họng. Chính vì vậy, từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng rẻ quạt làm thảo dược chính giúp loại bỏ các triệu chứng ho, đau rát, ngứa cổ họng. Một số bài thuốc vẫn còn được lưu truyền và sử dụng cho tới nay là:Uống nước lá rẻ quạt: Lấy một nắm lá rẻ quạt rửa sạch, ngâm nước muối loãng. Sau đó, cho vào cối giã nát, thêm một chút nước rồi ép lấy phần nước cốt để uống. Kiên trì trong khoảng 5 ngày bạn sẽ thấy tình trạng nóng rát, ngứa cổ họng của mình được cải thiện.
Ngậm củ rẻ quạt nướng: Nướng chín kỹ củ rẻ quạt, cho vào lọ thuỷ tinh bảo quản kín cùng một ít muối. Ngậm mỗi ngày 3 lần.
cây thuốc nam trị ho
Bài thuốc trị ho với gừng
Theo Đông y, gừng có tính ấm, vị cay và có tác dụng rất tốt trong điều trị ho cho nhiều đối tượng. Sau đây là một số bài thuốc trị ho với gừng được dân gian sử dụng thường xuyên:Củ cải trắng với gừng: đem xay nhuyễn 1 – 2 củ cải trắng với ½ củ gừng lấy nước cốt. Đối với người lớn, có thể uống trực tiếp, ngày chia 2 – 3 lần. Đối với trẻ em cần đun sôi hỗn hợp nước cốt lên, uống 4 – 5 lần mỗi ngày.
Gừng và mật ong: Gừng già rửa sạch, bỏ vỏ, xay nhuyễn. Sau đó, thêm nước, đun sôi trong khoảng 20 – 30 phút. Lọc lấy nước, thêm 1 – 2 thìa mật ong, chia uống 2 lần mỗi ngày. Nếu trẻ dưới 1 tuổi, cần thay mật ong bằng đường phèn.
Súc miệng bằng nước gừng: đem giã nhỏ gừng tươi rồi đun sôi với nước. Thêm một ít muối hạt và tiếp tục đun cho hoà tan hoàn toàn. Sử dụng làm nước súc miệng mỗi ngày.
cây thuốc nam trị ho
Thuốc nam trị ho từ cây diếp cá
Diếp cá có vị chua, cay, tính mát. Thành phần chính của cây diếp cá chứa nhiều hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn nên được coi là một trong những loại thuốc kháng sinh tự nhiên trị ho rất hiệu quả.Bạn chỉ cần rửa sạch lá diếp cá, rồi cho vào cối giã nhuyễn. Thêm nước vo gạo vào, sau đó cho vào nồi đun sôi liên tục trong vòng 20 phút. Bắc nồi xuống, để nguội, lọc lấy nước uống 2 – 3 lần trong ngày.
Xem ngay Top 10+ Thuốc trị ho Tây Y – Đông Y hiệu quả tức thời
cây thuốc nam trị ho
Cam thảo – Cây thuốc nam trị ho hiệu quả
Cam thảo là một loại thảo mộc quý, tồn tại rất nhiều đặc tính nhưng chỉ có phần rễ và cây cam thảo được sử dụng để chữa bệnh, đặc biệt là những bệnh về đường hô hấp. Trong Đông y, rễ và cây cam thảo mang tính bình, có vị ngọt và có tác dụng giải nhiệt cơ thể, đào thải độc tố, nhuận phế, tiêu đờm,…chữa trị các chứng đau họng, viêm họng, ho khan,…Theo Y học hiện đại, cam thảo có chứa các loại hợp chất có tính kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu viêm, chống dị ứng, làm lành các tổn thương ở niêm mạc họng, hết đau buốt. Dưới đây là những bài thuốc trị ho rất hay từ cam thảo mà các bạn có thể tham khảo.Chữa ho, viêm họng mãn tính: Cam thảo đem ngâm với nước sôi uống bình thường như uống nước cho đến khi hết ngọt thì bỏ đi. Lưu ý người bệnh cần kiêng ăn cá, ớt, đường khi áp dụng bài thuốc này.
Chữa ho đờm nhiều: Chuẩn bị 8 – 12g nhân sâm hoặc đảng sâm, 12g phục linh, 12g bạch truật, 4 – 8g cam thảo, đem sắc lên lấy nước uống 2 lần mỗi ngày.
Trị ho, chữa cảm lạnh, trị viêm họng, viêm phế quản: nghiền 4 – 20g cam thảo thành bột, pha với nước ấm hoặc nước chanh và uống. Hoặc bạn có thể pha cam thảo với trà nóng uống hàng ngày.
Bài thuốc trị ho với cây cải cúc
Cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, được xem là một loại rau giúp trừ đờm, tán phong nhiệt. Một số cách đơn giản trị ho từ cải cúc là:Trị ho cho trẻ em: Lấy khoảng 20g lá cải cúc thái nhỏ, thêm một ít mật ong rồi đem hấp cách thuỷ trong khoảng 20 phút. Chắt lấy nước uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
Chữa ho dai dẳng: nấu canh cải cúc ăn với cơm hàng ngày.
Trị ho với lá xương sông
Xương sông là loại cây được trồng ở nhiều nơi, dùng để ăn uống, làm gia vị cũng như làm thuốc chữa cảm cúm, ho, sổ mũi hiệu quả.Cách chữa ho có đờm, ho dai dẳng lâu ngày không khỏi: chuẩn bị 3 lá xương sông bánh tẻ, 6 thìa nhỏ mật ong. Rửa sạch lá xương sông, băm nhỏ, thêm mật ong và cho vào bát hấp cách thuỷ. Chắt lấy nước cốt, chia ra uống nhiều lần trong ngày.
Chữa viêm họng: lấy 5 – 10 lá xương sông bánh tẻ rửa sạch, để ráo nước, đập nhẹ, rồi đem nhúng vào 20 – 30ml giấm để ngậm. Thực hiện liên tục trong 5 – 7 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh cải thiện rõ rệt.
Trị ho thông thường: đem lá xương sông, lá hẹ, lá húng chanh mỗi loại 10g hấp với đường hoặc mật ong. Chia ra ngậm hàng ngày đến khi triệu chứng ho thuyên giảm.
Chữa ho với tỏi
Tỏi là một nguyên liệu không còn xa lạ trong căn bếp của bất cứ gia đình nào. Đây là nguyên liệu hết sức lành tính, sở hữu nhiều công dụng chữa bệnh. Trong đó, không thể không kể đến là khả năng trị ho hiệu quả.cây thuốc nam trị ho
Sở dĩ tỏi được sử dụng để chữa ho bởi trong thành phần hoá học của tỏi có chứa hoạt chất Allicin – được xem như một loại thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt và ức chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus cực kỳ tốt.Bạn có thể tham khảo một số cách dùng tỏi để chữa ho rất tốt sau đây:
Dùng tỏi và mật ong: tỏi bóc vỏ, đập dập hoặc giã nát. Thêm vào một ít mật ong, đem hấp cách thuỷ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần một muỗng cà phê.
Tỏi nướng: Bọc một củ tỏi ta trong giấy bạc và nướng trên bếp than. Lưu ý không nên để tỏi bị cháy, tránh gây độc. Sau đó, lấy một tép tỏi nướng giã nhuyễn hoà với nước ấm rồi uống, ngày uống 1 lần. Chú ý, tuỳ thuộc vào từng độ tuổi khác nhau mà gia giảm liều lượng tỏi cho phù hợp.
Dùng tỏi và giấm: tỏi bóc vỏ, cho vào lọ thuỷ tinh. Sau đó, đổ ngập dấm vào tỏi và ngâm khoảng 1 tuần. Khi có biểu hiện nóng rát, ngứa ngáy cổ họng, buồn ho, người bệnh lấy 1 tép tỏi thái mỏng, ngâm trong miệng 15 phút, sẽ làm giảm cảm giác đau rát, giảm ho.
Rễ dâu trị ho hiệu quả tại nhà
Rễ cây dâu từ lâu đã được biết đến là một vị thuốc nam trị ho, trừ đờm hiệu quả, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Một vài bài thuốc dân gian từ rễ dâu tằm dùng trong điều trị ho đó là:Điều trị ho có đờm: Lấy 10g rễ dâu tằm, 40g đậu đỏ đem sắc lấy nước uống hàng ngày.
Bài thuốc trị ho ra máu: Sử dụng 10 – 20g rễ dâu tằm tán bột hoà với nước uống liên tục trong 1 – 2 tuần.
Hỗ trợ chữa ho do viêm phế quản và khó thở: chuẩn bị 20g rễ dâu tằm, 20g địa cốt bì, 8g cam thảo sắc lấy nước, chia uống 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối.
-
Người viếtBài viết
Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.