Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Binh Pham Hai Binh Pham Hai 3 năm trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #3168
    Binh Pham Hai
    Binh Pham Hai
    Thành viên

    Khó quản thuốc gia truyền trên mạng xã hội

    (kiemsat.vn)– Với tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”, chỉ cần ở đâu giới thiệu chữa bệnh hiệu quả thì người bệnh sẽ lập tức tìm đến ngay mà không cần biết kết quả ra sao. Mạng xã hội đang dần trở thành thị trường buôn bán thuốc gia truyền thuận tiện, nhanh chóng.
    Đèn chiếu xa, vô tình gây tai nạn
    Trọng nam khinh nữ, gốc rễ của bạo lực giới
    Đồng bạc “đâm toạc” lương tâm
    Chỉ cần gõ cụm từ “thuốc Đông y gia truyền” trên google, chỉ trong 0.78 giây đã cho 2.530 nghìn kết quả. Dạo một vòng thị trường thuốc đông y gia truyền trên Facebook, enbac.com, vatgia.com, người tiêu dùng sẽ lóa mắt vì một loạt cửa hàng thuốc “gia truyền” chữa đủ các loại bệnh từ tăng cân, giảm cân, viêm đại tràng, gan thận cho đến ung thư…
    Không cần giấy phép, không cần phân biệt thật hay giả, chỉ với cái tên “gia truyền”, các thầy lang online chào mời khách hàng mua thuốc. Mười như một, thầy thuốc nào cũng quảng cáo bài thuốc đông y “gia truyền” của mình bằng hình ảnh có thật, có tên người, địa chỉ, số điện thoại, tin nhắn gửi lời cảm ơn khi đã được chữa khỏi bệnh nhờ thuốc.

    Về tâm lý người bệnh, chỉ cụm từ “gia truyền” thôi đã phần nào lấy được lòng tin của họ. Đánh vào tâm lý đó, thầy lang quảng cáo bài thuốc của mình nghe như rót mật vào tai “Điều trị dứt điểm” “Không độc hại với cơ thể”, “Hoàn toàn từ thảo dược quý hiếm”, “Không hết bệnh hoàn lại tiền” “Đã có hơn 10.000 bệnh nhân trên khắp cả nước sử dụng và 95% đã khỏi hoàn toàn”… cùng với tiêu chí bán hàng tư vấn tận tâm từ biểu hiện bệnh, tác dụng thuốc, quan tâm khách sau khi nhận hàng và nhận tư vấn cụ thể qua điện thoại, khách hàng vội tin và đặt sinh mạng của mình cho người bán mà không biết kết quả sẽ ra sao.

    Tại facebook có tên N.Q.A với hơn 434 nghìn lượt theo dõi, quảng cáo bán thuốc tăng cân Đông y gia truyền dân tộc Sán Dìu với cam kết tăng cân 100%. Chủ facebook giới thiệu là thuốc này đặt trực tiếp từ bà dân tộc nặn, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chỉ với giá 800k/1 hộp/1kg người dùng chắc chắn tăng từ 2-5kg…

    Trên trang website có tên “Kemtrimundongy” có địa chỉ ở Đà Nẵng. Chủ shop quảng cáo thuốc trị mụn Hoa Đào Đông y gia truyền, đặc trị các loại mụn cho mọi làn da, hết mụn 100%, cực kỳ oan toàn cho da và giúp làn da phục hồi trẻ trung chỉ với 120.000 đồng/bình lớn.

    Hầu hết khi những thang thuốc gia truyền này được gói trong túi nhỏ hoặc trong bình nhựa kèm tên thuốc, theo địa chỉ, số điện thoại của người bán mà không có thành phần rõ ràng.
    Mua theo tâm lý đám đông

    Giá của các thang thuốc gia truyền này không hề rẻ, đơn thuốc có giá dao động từ trăm nghìn lên đến tiền triệu. Tuy nhiên, người bệnh vẫn tin tưởng mua hàng mà không cần phải đến tận nơi khám, bách mạch mà chỉ cần trao đổi vài biểu hiện của bệnh, bác sĩ online có thể bốc đủ thang, hướng dẫn sử dụng, tư vấn cặn kẽ.

    Chia sẻ với chúng tôi, một bác sĩ giấu tên từng làm việc tại Học Viện y học cổ truyền VN cho biết “Sở dĩ nhiều người bệnh khi mua hàng đều có tâm lý chung là quan tâm nhiều đến ý kiến phản hồi của những người đã từng sử dụng sản phẩm, đặt niềm tin vào truyền thông, quảng cáo. Hơn nữa, thuốc Đông y bây giờ nếu là giả thì do có trộn bột sắn, bột mì nên không ảnh hưởng nhiều đến người bệnh”.

    Đối với vấn đề thuốc “gia truyền” bán tràn lan trên mạng không đảm bảo chất lượng, không có địa chỉ rõ ràng, theo bác sĩ “Đó là vấn đề của việc quản lý truyền thông, phòng cấp chứng chỉ hành nghề và cục quản lý Đông dược không quản lý chặt chẽ”.

    Siết chặt quản lý

    Việc bán tràn lan trên mạng các loại thuốc đông y gia truyền mà không biết thật hay giả rất rất khó xử lý. Bác sĩ chia sẻ với chúng tôi: “Thật sự rất khó để xử lý các đối tượng kinh doanh Đông y không đảm bảo chất lượng, không có địa điểm kinh doanh rõ ràng vốn đã khó, cá nhân bán “thuốc gia truyền” lại càng khó hơn. Khi các cá nhân kinh doanh trên mạng không ghi rõ địa chỉ, cơ quan chức năng khó có thể yêu cầu xuất trình giấy chứng nhận “gia truyền” hay không, hơn nữa thuốc khách hàng sử dụng chưa gây ra hậu quả gì lớn nên khó có thể xử lý người bán.

    Để ngăn chặn tình trạng buôn bán thuốc tràn lan, đảm bảo sức khỏe cho người bệnh thì ngành y tế, cục quản lý y dược học cổ truyền, Thanh tra bộ y tế, phòng cấp chứng chỉ hành nghề nên tích cực rà soát, có những biện pháp ngăn chặn, xử lý những nhà thuốc gia truyền không rõ nguồn gốc trên mạng xã hội để bảo đảm sức khỏe, tính mạng người dân và nên sử dụng phương tiện truyền thông đại chúng để tuyên truyền đến người dân.

    Và hơn ai hết, để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và gia đình mình, người dân nên cảnh giác với các loại thuốc gia truyền không được sờ tận tay thấy tận mắt, không để đến lúc tiền mất tật mà mang không ai chịu trách nhiệm thay người bệnh”.

    Đan Thanh

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.