Cây xạ đen
I- Một số đặc điểm thực vật học:
1- Một số tên địa phương:
Cây xạ đen còn được gọi là cây cùm cụm răng, dây gối Ấn Độ hoặc dây gối bắc. quả nâu, dân tộc Mường gọi là cây ung thư. Thân cây dạng dây dài 3-10m. ). Bụi leo, nhánh non tròn, không lông. Lá không rụng theo mùa; phiến bầu dục – xoan ngược, to: 6 – 11 x 2,5cm, dai, gân phụ 7 cặp, bìa có răng thấp. Cuống 5 – 7mm. Chùm hoa ở ngọn hay ở nách lá, dài 5 – 10cm. Cuống hoa 2 – 4mm. Hoa mẫu 5. Cánh hoa trắng. Hoa cái có bầu 3 ô. Quả nang hình trứng, dài cỡ 1cm, nổ thành 3 mảnh. Hạt có áo hạt màu hồng. Ra hoa tháng 3 – 5; Ra quả tháng 8 – 12. Cành tròn, lúc non có màu xám nhạt, sau chuyển sang màu nâu, có lông, về sau có màu xanh.
2- Tên khoa học:
Ehretia asperula Zoll. & Mor., họ vòi voi (Boraginaceae). Cần lưu ý rằng, trước đây một số tài liệu xác định tên khoa học của xạ đen là (Celastrus hindsii Benth), họ dây gối (Celastraceae)
3- Đặc điểm phân bố:
Cây xạ đen được phân bố ở nhiều nước như: Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar, Thái Lan… Ở Trung Quốc, loại cây này thường mọc ở độ cao từ 1.000 – 1.500 m. Còn ở nước ta, xạ đen phân bố chủ yếu tại các tỉnh Hà Nam, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hòa Bình, Vườn Quốc gia Cúc Phương, Vườn Quốc gia Ba Vì… mọc tự nhiên trong rừng và rất dễ trồng.
II- Công dụng:
1- Theo Đông y:cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thũng, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ chướng và đặc biệt trong chữa trị ung thư. Có tác dụng thông kinh lợi niệu. Cây dùng trị kinh nguyệt không đều, bế kinh, viêm gan, bệnh lậu.
Điều trị, ức chế và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư, tiêu hạch, tiêu độc, thanh nhiệt, mát gan, hành thủy, điều hòa hoạt huyết, giảm đau, an thần, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Vài chục năm trước, cây xạ đen, tiếng Mường gọi là xạ cái, từng được lương y dân tộc Mường Bùi Thị Bẻn, đặt tên là cây ung thư, chuyên dùng để chữa các loại u khối. Bài thuốc cây xạ đen, sau đó được bà Bẻn tặng cho Hội Đông y tỉnh Hoà Bình, nhưng vẫn ít người biết đến.
2- Các nghiên cứu về tây y:
Viện Quân y 103 do GS. Lê Thế Trung và các bác sĩ của Học viện Quân y đã đi tiên phong trong nghiên cứu, tìm hiểu về cây xạ đen. Từ năm 1987 đoàn bác sĩ Học viện Quân y (do GS.TSKH Lê Thế Trung – Chủ tịch Hội Ung thư TP.Hà Nội dẫn đầu) đã phát hiện cây xạ đen trong chuyến sưu tầm các bài thuốc quý trong dân gian. Sau 12 năm nghiên cứu, hiện Học Viện Quân Y đã chiết suất được từ loài cây này một loại tinh thể có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Qua nghiên cứu về thực vật học, hoá dược, dược lý, nghiên cứu thực nghiệm trên động vật được gây ung thư, các bác sĩ đã phát hiện ở loài cây này tác dụng hạn chế sự phát triển của khối u ác tính. Hơn nữa, theo GS. Trung, hợp chất lấy từ xạ đen nếu được kết hợp với chất Phylamin có thể kéo dài tuổi thọ trung bình của động vật bị ung thư hơn nhiều chất lấy từ cây trinh nữ hoàng cung hay tỏi Thái Lan.
Đến cuối năm 1999, đề tài của các bác sĩ Học viện Quân y được nghiệm thu, cây xạ đen chính thức được công nhận là một trong không nhiều những vị thuốc nam có tác dụng điều trị hỗ trợ bệnh nhân ung thư.
Tuy nhiên, các nhà khoa học đã cảnh báo cho các người bệnh ung thư rằng, với tác dụng ức chế sự phát triển của khối u ác tính, cây xạ đen, với tư cách là một thực phẩm chức năng, chỉ có tác dụng hỗ trợ trong điều trị ung thư, hoàn toàn không phải là thuốc chữa khỏi căn bệnh này. Tất cả các báo cáo khoa học đều khẳng định, cây xạ đen chỉ có tác dụng làm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế tiến triển của tế bào ung thư, không phải là thuốc có thể chữa khỏi ung thư. Sự thần kỳ của cây xạ đen chính là làm hạn chế sự phát triển của các khối u trong cơ thể người bệnh.
3- Thành phần hóa học: Đã phát hiện trong xạ đen có Flavonoid, các polyphenol, tannin, acid amin, đường khử, cyanoglycosid, triterpenoid.
III- Cách dùng, liều lượng:
Ngày 15-20g dạng nước sắc, dùng riêng hoặc có thể phối hợp với các vị thuốc khác.
Với phần thân cây xạ đen lấy khoảng 100g xạ đen rửa sạch cho vào ấm đun sôi khoảng 10 đến 15 phút chắt lấy nước uống hàng ngày. Sau đó tiếp tục cho nước đun đến nhạt thì thôi.
Lá xạ đen có nhiều hoạt tính xạ hơn thì chỉ dùng 10g rửa sạch cho vào ấm đun sôi khoảng 10 đến 15 phút chắt lấy nước uống hàng ngày. Có thể uống lâu dài xạ đen nếu mắc các bệnh mà xạ đen có khả năng chữa trị
Cây xạ đen được sắc uống như các loại thuốc lá thông thường. Liều dùng tuỳ theo độ tuổi, thể trạng, sức khỏe của từng người.
Nên dùng từ 20-40g/ngày và có thể kết hợp với một số loại thuốc khác có tính thanh nhiệt, giải độc tuỳ theo bệnh nhằm giúp xạ đen tăng cường hiệu quả (nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng kết hợp với loại thuốc khác).
Có thể tham khảo một ví dụ dùng xạ đen hỗ trợ điều trị ung thư bằng hóa chất, tia xạ: xạ đen 30g, cỏ lưỡi rắn 20g, cam thảo dây 6g hãm uống như trà hàng ngày.
IV- Về kỹ thuật trồng cây xạ đen:
Có thể nói cây xạ đen là một cây thuốc quý, nhưng lại thích ứng rộng và dễ trồng, vì vậy cần mở rộng phạm vi trồng cây này. Nên trồng xạ đen dưới tán rừng cùng một số cây gỗ khác để cây dạng thân leo này có chỗ dựa sinh trưởng và phát triển.
Về nhân giống: có thể nhân giống bằng hạt, hoặc dâm cành. Tốt nhất là dâm cành. Khi chuẩn bị vào mùa xuân, ta bấm các chồi ngọn của các cành cây xạ đen. Khi xuân sang, xạ đen mọc rất nhiều nhánh non mầu nâu tươi. Cắt các hom ở các chồi này để dâm như làm với dâm cành chè, nhúng vào dung dịch kích ra rễ, sau đó cắm vào bầu đất, xếp ở chỗ râm mát, hàng ngày tưới đẫm nước 2 lần (sáng, chiều), một tuần sau hom bắt đầu có rễ (theo cách này, tỷ lệ ra rễ đạt gần như 100%). Sau đó đem hom đi trồng.
III. Kỹ thuật trồng.
- Đất trồng:
– Đất trồng Xạ đen là loại đất đỏ, đất thịt ,đất cát pha tơi xốp, có độ ẩm trung bình.Không ngập úng.
– Chuẩn bị vườn ươm ,luống ươm chiều rộng 0.8m,rộng phủ bì 1m ,dài 6-10m tuy ươn với số lượng bao nhiêu,tạo vòm bán nguyệt trên luống cao 90cm,có nilong hoặc lưới phản quang để phủ bên trên.Cho giá thể (33% trấu, mùn cưa. 33% cát khô, 34% xơ dừa)vào luống ươm.
– Chọn cành khỏe có chiều dài từ 15-17cm ,cắt bớt 2/3 phiến lá, chấm vào thuốc kích thích siêu ra rễ rồi cấm vào giá thể, khoảng cách giữa hai hom là 8-10cm , giữa hai hàng khoảng 10-12cm ,tưới ẩm , tưới theo độ khô của đất . Khi rễ chuyển từ màu trắng sang màu nâu là có thể đem hom trồng tại ruộng sản xuất hoặc cấy cây vào bầu.
– Khi trồng đại trà,diện rộng phải cày bừa làm đất tơi, lên luống cao 20-25 cm,rộng 50 cm .7/7/2015 Quy trình kỹ thuật trồng cây xạ đen Nếu ở vùng đồi phải cuốc hố sâu 20 cm x 20cm .Thời vụ Có thể trồng được quanh năm
nhưng tốt nhất là vụ Xuân,vụt hu.Vụ xuân, từ tháng 1-4 hàng năm ,vụ thu từ tháng 9 – 10 hàng năm.
Hốt hường phải đào trước khi trồng 10-15 ngày.Trộn đều toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt,sau đó cho xuống đáy hố,tiếp theo lấp đất.
Mật độ, khoảng cách:
– Khoảng cách trồng: Cây cách cây1,0m x 1,0m,hàng cách hàng 80cm ,mật độ 20.000 –26.000 cây/ ha.
- Phân bón và kỹ thuật bón phân
Bón lót : mỗi hect a bón lót 10-15 tấn phân chuồng, 400- 500 kg phân NPK, bón toàn bộ lượng phân lót ,Phân được trộn đều với đất tránh bón sát vào hom giống sẽ làm chết hom.Bón thúc: năm đầu vào tháng 6 sau trồng,bón thúc 100 kg urê mỗi hect a,bằng cách rắc vào má luống rồi lấp kín.
*Lưu ý: không được bỏ phân sát hom giống,sau đó lấp hom,để hở đầu hom trên mặt đất 5-7cm .Trồng xong,phủ rơm rạ hoặc bèo tây lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp.Tưới nước giữ ẩm, nếu trời mưa liên tục phải thoát nước ngay để tránh thối hom giống.
- Chăm sóc và quản lý vùng trồng cây.
– Cây xạ đen rất ít sâu bệnh. Không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật .Từ năm thứ 2 trở đi cần tỉa bớt cành trong tán để cây thông thoáng hạn chế sâu bệnh, mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9.C