Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Diễn đàn cây thuốc nam – Kết nối chuỗi giá trị cây thuốc nam Diễn đàn Thảo luận về vùng trồng Bảo tồn và phát huy vốn quý y, dược học cổ truyền – Hội đông y Hòa Bình

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng admin admin 3 năm, 6 tháng trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #2847
    admin
    admin
    Quản lý

    Tổ chức các cuộc nghị hội thảo khoa học, tập huấn kiến thức cho cán bộ, hội viên, phối hợp thực hiện dự án “Nâng cao năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc nam” và tham gia phản biện dự án “Quy hoạch phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030″… Đó là những phần việc cụ thể mà Hội Đông y (HĐY) tỉnh đã và đang tích cực thực hiện nhằm bảo tồn và phát huy vốn quý y, dược học cổ truyền trên địa bàn.

    Hội viên Hội Đông y tỉnh thăm vườn thảo dược của Lương y Bùi Văn Phượng,
     xã Yên Trị (Yên Thủy)

    Ông Vũ Kim Sản, Chủ tịch HĐY tỉnh chia sẻ: Nhằm phát huy những kinh nghiệm hay, bài thuốc từ y, dược học cổ truyền phục vụ chăm sóc sức khỏe (CSSK) cho Nhân dân, những năm qua, HĐY tỉnh đã có nhiều nỗ lực để bảo tồn và phát huy vốn quý của y, dược học cổ truyền.

    Đến nay, toàn tỉnh đã duy trì được 1.531 tủ thuốc xanh tại các gia đình hội viên HĐY và trên 60% trạm y tế các xã, phường, thị trấn. Các loại cây thuốc quý được các cấp HĐY nuôi trồng phổ biến là: Thanh thiên quỳ, bạch hoa xà, cở nhung, quế, hồi, sa nhân, xạ đen, đinh lăng, hoài sơn, huyết đằng, hà thủ ô, ba kích tím, đơn lá đỏ, nghệ đỏ, sa chi, cà gai leo, chanh leo, củ bình vôi, ngải cứu… Một số địa phương trong tỉnh đã hình thành được vùng chuyên canh cây dược liệu quý như: Cây nghệ, sa chi, hà thủ ô (TP Hòa Bình), giảo cổ lam, ngải cứu (Đà Bắc), xạ đen, củ bình vôi (Kim Bôi, Lương Sơn, Lạc Sơn, Đà Bắc), cà gai leo (Yên Thủy, Cao Phong, Lương Sơn). Qua đó đã hình thành được nhiều vườn thuốc có giá trị, tiêu biểu như các vườn thuốc tập thể của Trạm y tế các xã: Vân Sơn, Mỹ Hoà, Ngọc Mỹ, thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc); Xuất Hóa, Định Cư (Lạc Sơn); Hợp Tiến, Kim Lập (Kim Bôi); vườn thuốc nam của Hội Người cao tuổi xã Đú Sáng (Kim Bôi). Một số lương y dày công sưu tầm trồng các loại cây thuốc quý, bảo tồn và phát triển gen, phát triển dược liệu như: Lương y Đinh Thị Phiển, tại huyện Cao Phong, diện tích gần 10 ha với trên 206 loài dược liệu. Lương y Nguyễn Đức Thi (TP Hòa Bình); lương y Bùi Văn Phượng (Yên Thủy) trồng trên 3 ha thảo dược với gần 300 loài cây thuốc quý. Đây là những cơ sở được Trung ương HĐY Việt Nam, Học viện Y học cổ truyền, Trường Đại học Y, Trung cấp Y và HĐY các tỉnh, thành phố đến thăm quan học tập kinh nghiệm, trao đổi chuyên môn học thuật của nhiều thế hệ sinh viên và những người làm thuốc chữa bệnh. Trong 5 năm qua, các cấp HĐY trong tỉnh đã thu hái trên 1.551 tấn dược liệu chế biến thành cao đơn hoàn tán, thuốc viên, thuốc bột, thuốc nước và hàng triệu thang thuốc, đáp ứng được nhu cầu thuốc để điều trị, CSSK Nhân dân.

    Toàn tỉnh hiện có 2.126 hội viên HĐY. Để giúp hội viên có được tay nghề cao, chuyên môn giỏi, y đức trong sáng, y thuật chuyên sâu, Hội thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phố biến kiến thức qua các bài viết trên tạp chí Đông y của Tỉnh Hội, Trung ương HĐY Việt Nam, tổ chức trao đổi nhóm, huấn luyện kỹ thuật tại vườn, đồi, rừng cho cán bộ, hội viên. HĐY các huyện, thành phố đã động viên các lương y giỏi, những người có bài thuốc hay, môn thuốc quý của dân tộc, trao đổi truyền thụ cho con, cháu trong gia đình và bạn bè là hội viên tâm huyết với nghề nghiệp. Hiện, toàn tỉnh có có 57 cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) bằng y học cổ truyền được cấp phép hoạt động. Trong đó có 12 cơ sở KCB công lập; 5 phòng KCB đa khoa tư nhân; 27 phòng chẩn trị YHCT; 13 cơ sở KCB bằng bài thuốc gia truyền và rất nhiều cơ sở KCB của ông lang, bà mế tại gia đình và trong các bản, làng.

    Với nhiều bệnh lý được điều trị hiệu quả bằng y, dược cổ truyền, tiết kiệm được thời gian, chi phí, ngày càng nhiều bệnh nhân tìm đến KCB bằng YHCT. Theo thống kê, trong những năm gần đây, số người được KCB bằng YHCT chiếm 13,6% tổng số người được KCB trong toàn tỉnh. Đó là kết quả đáng trân trọng và được xem như một hiệu ứng tích cực từ việc bảo tồn và phát huy vốn quý y, dược học cổ truyền cho việc CSSK cho Nhân dân.

    Tải lên hình ảnh đính kèm:
    You must be logged in to view attached files.
Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.