Diễn đàn cây thuốc nam – Kết nối chuỗi giá trị cây thuốc nam › Diễn đàn › Chuyên mục thảo luận BI & CSR › Bộ Y tế yêu cầu các BV chủ động ứng dụng y dược cổ truyền phòng chống dịch
Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Phan Huy Cuong 3 năm, 3 tháng trước.
-
Người viếtBài viết
-
27-09-2021 vào lúc 09:18 #3054
Bộ Y tế yêu cầu các BV chủ động ứng dụng y dược cổ truyền phòng chống dịch
26/09/2021 21:34 GMT+7
Dựa vào nguồn lực cùng tình hình thực tiễn, các địa phương, đơn vị cần chủ động triển khai ứng dụng y dược cổ truyền trong phòng, chống dịch Covid-19.TP.HCM đã qua đỉnh điểm của dịch Covid-19
Ngày 26/9, Hà Nội không có ca Covid-19 mới sau gần 3 tháng
Việt Nam ghi nhận 10.011 ca Covid-19 trong ngày 26/9, thêm 11.477 người khỏi bệnh
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký quyết định ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch Covid-19”. Tài liệu này sẽ được áp dụng cho tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc.Trong quyết định, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng y tế các bộ, ngành căn cứ vào nguồn lực cùng tình hình thực tiễn tại địa phương, đơn vị để chủ động ứng dụng y dược cổ truyền trong phòng, chống dịch.
Đồng thời, tổ chức triển khai “Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch Covid-19″, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại trong phòng và điều trị.
Nguyên tắc chung sử dụng y dược cổ truyền để phòng và điều trị bệnh Covid-19 cụ thể như sau:
Về phòng bệnh, dùng các phương pháp y dược cổ truyền để bồi bổ chính khí, nâng cao thể trạng. Chú ý tuân thủ quy định về phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế.
Về điều trị, căn cứ vào chẩn đoán, biện chứng luận trị và thể chất, tình trạng cụ thể của người bệnh. Điều trị càng sớm càng tốt; chú trọng vị trí bệnh và chứng hậu chủ yếu đối với từng giai đoạn của bệnh.
Bên cạnh đó, theo sát các diễn biến bất thường của bệnh. Tùy từng tình trạng bệnh lý và giai đoạn của người bệnh, thầy thuốc kê đơn gia giảm thành phần, khối lượng các vị thuốc cổ truyền phù hợp với lý, pháp, phương, dược và tính chất truyền bệnh của y học cổ truyền.
Trường hợp kết hợp với y học hiện đại, tham khảo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bằng y học hiện đại của Bộ Y tế; đồng thời có kế hoạch điều trị, theo dõi và dự phòng hợp lý.
Lưu ý, hướng dẫn này không áp dụng đối với trẻ em. Với phụ nữ mang thai, trong quá trình điều trị cần chú ý tới những thay đổi sinh lý khi mang thai.
Tiêu chuẩn xuất viện và theo dõi sau xuất viện theo hướng dẫn 3416/QĐ-BYT ngày 14/7/2021 (giống các tiêu chuẩn y học hiện đại đang áp dụng).
26/09/2021 21:34 GMT+7
Dựa vào nguồn lực cùng tình hình thực tiễn, các địa phương, đơn vị cần chủ động triển khai ứng dụng y dược cổ truyền trong phòng, chống dịch Covid-19.TP.HCM đã qua đỉnh điểm của dịch Covid-19
Ngày 26/9, Hà Nội không có ca Covid-19 mới sau gần 3 tháng
Việt Nam ghi nhận 10.011 ca Covid-19 trong ngày 26/9, thêm 11.477 người khỏi bệnh
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký quyết định ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch Covid-19”. Tài liệu này sẽ được áp dụng cho tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc.Trong quyết định, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng y tế các bộ, ngành căn cứ vào nguồn lực cùng tình hình thực tiễn tại địa phương, đơn vị để chủ động ứng dụng y dược cổ truyền trong phòng, chống dịch.
Đồng thời, tổ chức triển khai “Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch Covid-19″, kết hợp y dược cổ truyền với y dược hiện đại trong phòng và điều trị.
Nguyên tắc chung sử dụng y dược cổ truyền để phòng và điều trị bệnh Covid-19 cụ thể như sau:
Về phòng bệnh, dùng các phương pháp y dược cổ truyền để bồi bổ chính khí, nâng cao thể trạng. Chú ý tuân thủ quy định về phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế.
Về điều trị, căn cứ vào chẩn đoán, biện chứng luận trị và thể chất, tình trạng cụ thể của người bệnh. Điều trị càng sớm càng tốt; chú trọng vị trí bệnh và chứng hậu chủ yếu đối với từng giai đoạn của bệnh.
Bên cạnh đó, theo sát các diễn biến bất thường của bệnh. Tùy từng tình trạng bệnh lý và giai đoạn của người bệnh, thầy thuốc kê đơn gia giảm thành phần, khối lượng các vị thuốc cổ truyền phù hợp với lý, pháp, phương, dược và tính chất truyền bệnh của y học cổ truyền.
Trường hợp kết hợp với y học hiện đại, tham khảo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bằng y học hiện đại của Bộ Y tế; đồng thời có kế hoạch điều trị, theo dõi và dự phòng hợp lý.
Lưu ý, hướng dẫn này không áp dụng đối với trẻ em. Với phụ nữ mang thai, trong quá trình điều trị cần chú ý tới những thay đổi sinh lý khi mang thai.
Tiêu chuẩn xuất viện và theo dõi sau xuất viện theo hướng dẫn 3416/QĐ-BYT ngày 14/7/2021 (giống các tiêu chuẩn y học hiện đại đang áp dụng).
( nguồn internet) -
Người viếtBài viết
Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.