Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Nguyễn Thanh Phương Nguyễn Thanh Phương 4 năm, 4 tháng trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #2368

    Thị trường các loại thảo dược hiện nay đa phần được nhập từ Trung Quốc và hàng trôi nổi. Cách nào để phân biệt được đâu là hàng sạch, hàng chất lượng?

    Sử dụng thảo dược là cách chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh tự nhiên, an toàn, lành tính, đặc biệt phù hợp với những người bị bệnh lâu năm, mãn tính như huyết áp, tiêu hóa, tiểu đường. Tuy nhiên, với 80 – 90% nguyên liệu thuốc thảo dược đang được nhập khẩu từ Trung Quốc mỗi năm mà không có biện pháp nào để kiểm soát chất lượng, phân biệt “đâu là thau đâu là vàng” quả thực là rất khó. Vậy làm cách nào để người tiêu dùng và đặc biệt là người bệnh nhận biết được thảo dược đạt chất lượng?

    Lựa chọn thảo dược có nguồn gốc Việt Nam

    Thảo dược là nguyên liệu chính trong các bài thuốc Bắc và thuốc Nam, gọi chung là đông dược. Thuốc Bắc hay thuốc Nam đều có những ưu điểm và nguyên lí trị bệnh riêng. Tuy vậy, thảo mộc cây cỏ mọc ở xứ sở, địa phương nào thì sẽ phù hợp với con người (và cả động vật) ở nơi đó hơn. Ví dụ đất nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa khắc nghiệt, nắng lắm, mưa nhiều và ẩm thấp, người dân hay mắc các bệnh thấp, các bệnh cảm, phong, hàn, nhiệt. Nhưng cũng chính từ mảnh đất đó, khí hậu đó đã sinh ra những loài cỏ, cây, hoa, trái… có tác dụng điều hoà lại âm – dương, hàn – nhiệt, lấy lại cân bằng cho cơ thể và chữa khỏi bệnh cho con người. Đây chính là triết lí sống thuận tự nhiên mà ông cha ta đã đúc kết từ bao đời nay, và cũng là động lực cho tuyên ngôn “Nam dược trị Nam nhân” của ông tổ ngành Nam y Tuệ Tĩnh.

    Trong bối cảnh thị trường thảo dược như hiện nay, lựa chọn thảo dược bản địa của Việt Nam lại càng trở thành lựa chọn an toàn bởi đây là những loại thảo dược mọc khắp nơi trên đất nước ta, việc phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ được giảm thiểu.

    Tìm hiểu nguồn gốc thảo dược

    Ngành dược liệu Việt Nam hiện chưa được quan tâm đầy đủ vì vậy các cơ chế về truy xuất nguồn gốc, chứng nhận chất lượng chưa được hoàn thiện. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp dược trong nước, trong khả năng của mình, đã xây dựng được những vùng trồng dược liệu sạch, đảm bảo chất lượng. Các vùng trồng dược liệu sạch tiêu biểu có thể kể đến huyện Sapa, huyện Bắc Hà của tỉnh Lào Cai, huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định; miền Trung có huyện Đông Hòa tỉnh Phú Yên, thành phố Đà Nẵng hay Nam bộ có huyện Tri Tôn tỉnh An Giang.

    Các doanh nghiệp nếu đã xây dựng được vùng trồng đảm bảo chất lượng cho sản xuất thuốc thảo dược đều đưa thông tin về vùng trồng của mình (địa điểm, diện tích, tiêu chuẩn chất lượng) lên các kênh thông tin chính thức. Việc dành thời gian tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ của các loại thuốc là cực kì quan trọng bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chính mình và người thân.

    Tem nhận biết thảo dược tự nhiên, an toàn, bền vững

    Được ra đời dựa trên nguyên tắc bảo tồn bền vững đồng thời khai thác hợp lí tài nguyên đa dạng sinh học, trong đó có tài nguyên dược liệu, BioTrade là một tiêu chuẩn dành cho nguyên liệu tự nhiên sử dụng cho làm thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm. Lấy tiêu chí tự nhiên, an toàn, bền vững, BioTrade đã được một số doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng cho trồng trọt, thu hái và sản xuất thảo dược.

    Chú thích ảnh

    Hướng tới quyền lợi cho người tiêu dùng, trong thời gian tới, bắt đầu từ năm 2017, các sản phẩm từ thảo dược sản xuất theo tiêu chuẩn BioTrade sẽ được gắn tem mang biểu tượng BioTrade lên bao bì, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết. Được sự tài trợ của Liên minh châu Âu và sự đồng hành của các doanh nghiệp, ý tưởng này sẽ sớm được hiện thực hóa, mang lại những kết quả thiết thực cho cộng đồng.
    (sưu tầm)

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.