Diễn đàn cây thuốc nam – Kết nối chuỗi giá trị cây thuốc nam › Diễn đàn › Thảo luận về cây thuốc › Cây Giảo cổ lam
Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Phan Huy Cuong 4 năm, 5 tháng trước.
-
Người viếtBài viết
-
03-08-2020 vào lúc 21:41 #2316
CÂY GIẢO CỔ LAM
Cây Giảo Cổ Lam hay còn gọi là: Thất diệp đảm, Ngũ diệp sâm. Cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách láThông tin sản phẩm
Giá Call
Hãng sản xuất 0
Bảo hành
Số lượt xem 9443
MUA NHANH
Cây Giảo Cổ Lam hay còn gọi là: Thất diệp đảm, Ngũ diệp sâm. Cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá
Cây Giảo Cổ Lam hay còn gọi là: Thất diệp đảm, Ngũ diệp sâm. Cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây đực và cây cái riêng biệt. Lá kép hình chân vịt. Cụm hoa hình chuỳ mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xoè hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhuỵ. Quả khô hình cầu, đường kính 5 – 9 mm, khi chín màu đen. Giảo cổ lam là dược liệu được tin dùng khắp nơi trên thế giới, là bạn đồng hành với sức khỏe con người khi có thể giải quyết được khá nhiều bệnh như: hỗ trợ điều trị tiểu đường, huyết áp cao, hạ mỡ máu, tăng cường sức khỏe.Hình ảnh cây giảo cổ lam
1. Đôi nét về Giảo cổ lam:
Cây Giảo Cổ Lam hay còn gọi là Ngũ diệp sâm, Thất diệp đảm. Giảo cổ lam được phát hiện ra và sử dụng đầu tiên ở Nhật Bản với tên gọi cây Trường sinh. Ở Trung Quốc, Giảo cổ lam được gọi là Jiaogulan, cây Sâm nam.2. Tên khoa học: Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino Họ bầu bí: Curcubitacea
3. Hình dáng
Giảo cổ lam có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Cây cái và cây đực riêng biệt. Lá kép có hình chân vịt. Cụm hoa có hình chuỳ, nhiều hoa nhỏ màu trắng, cánh hoa rời nhau xoè hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhuỵ. Quả khô có hình cầu, đường kính khoảng 5 – 9 mm, khi chín có màu đen.
4. Phân bố: Giảo cổ lam sống ở độ cao 200m – 2000m ở các vùng phía Bắc của Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Nhật Bản, Nam Trung Quốc.5. Bộ phận dùng để làm dược liệu: Thân lá rửa sạch, phơi khô hoặc dùng tươi
6. Thành phần hóa học chính: Flavonoid, Saponin
7. Công dụng
Giúp hạ mỡ máu, giảm cholestrol toàn phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu.
· Chống huyết khối, hạ mỡ máu, tăng cường lưu thông máu.· Giúp làm hạ huyết áp, hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu cao, cao huyết áp, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch.
· Giúp hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
· Chống lão hóa, giảm căng thẳng, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc.
· Chống viêm gan, giúp giải độc gan.
· Tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và tăng sản của khối u.
8. Cách dùng, liều lượng: Hàng ngày dùng 4-10g dạng thuốc sắc hoặc hãm với nước sôi uống thay chè.
9. Phân biệt giảo cổ lam thật giả:Trong các nghiên cứu khoa học, Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum có 5 lá chét (pentaphylla theo tiếng La tinh có nghĩa là 5 lá), khác với các loài cùng chi như cây G. laxum có 3 lá chét hay cây G. pubescens có 7 lá chét (xem ảnh bên dưới). Cây Giảo cổ lam là cây leo bằng tua cuốn mọc ở nách lá, đây là đặc điểm của họ bầu bí (Curcubitaceae) phân biệt với các cây họ Nho (Vitaceae) leo bằng tua cuốn mọc đối diện với lá. Đặc biệt, cây Giảo cổ lam khi thử nhấm một chút thân hoặc lá ở đầu lưỡi sẽ có vị đắng sau chuyển sang vị ngọt, mát do có thành phần chính là saponin tương tự như trong Nhân sâm. Giảo cổ lam khi phơi khô hoặc sao lên thì rất thơm và có mùi đặc trưng. Cũng cần lưu ý cây này chưa thấy mọc dưới đồng bằng, chỉ mọc trên núi đá vôi. Tuy nhiên hiện nay có thể trồng được ở nhà nhưng phải trong chỗ râm mát. Để phân biệt được Giảo cổ lam thật giả, nhất thiết phải dùng cây tươi. Trường hợp một số độc giả gửi mẫu cây khô hoặc đã qua chế biến tới Học viện thì chúng tôi không thể nào phân biệt được
Tải lên hình ảnh đính kèm:
You must be logged in to view attached files. -
Người viếtBài viết
Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.