Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Avatar pham son tung 4 năm, 9 tháng trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #1398
    Avatar
    pham son tung
    Thành viên

    Tên khác: Sơn thục

    Tên khoa học: Homalomena occulta (Lour.) Schott = H. aromatica

    Họ: Ráy (Araceae)

    Đặc điểm sinh học của cây thiên niên kiện

    Thiên niên kiện là cây thân cỏ, sống lâu năm.

    Thân rễ mập, bò dài, khi bẻ ngang có xơ như kim, có mùi thơm.

    Lá cây mọc ra từ thân rễ, hình tim, dài từ 20 – 30 cm.

    Phiến lá sáng bóng, phía trên màu đậm, dưới màu nhạt hơn.

    Trên lá có 3 cặp gân gốc và từ 7-9 cặp gân phụ.

    Hoa mọc thành cụm, gọi là những bông mo.

    Mo hoa có màu xanh, dài khoảng 5 cm, dính liền với cây, không rụng.

    Buồng mo dài khoảng 3 cm, bầu hóa chứa nhiều noãn.

    Quả thiên niên kiện thuôn dài, trong quả chứa nhiều hạt có rạch.

    Cây ra hoa vào tháng 4-6 hàng nặm, quả chín sau 4-5 tháng.

    Cách trồng, thu hoạch và bảo quản

    Tại nước ta có thể phát hiện ra các cây thiên niên kiện mọc hoang nhiều. Nhưng hiện nay, do nhu cầu dược liệu tăng cao nên cây đã được trồng thành những vùng lớn. Cây được trồng bằng rễ.

    Thiên niên kiện chủ yếu thu hoạch là bộ rễ. Sau khi hái về, người ta rửa sạch, cắt đoạn chừng một gang tay. Sau đó, đem sấy qua ở nhiệt độ 50 độ C cho khô mặt ngoài, lột đi lớp vỏ, bỏ các rễ con rồi đem phơi khô, bảo quản kỹ.

    Thành phần và tác dụng của cây thiên niên kiện

    Thành phần của cây thiên niên kiện

    Khi phân tích thành phần trong rễ cây thiên niên kiện, thì chúng chứa khoảng 1% tinh dầu. Tinh dầu thiên niên kiện màu vàng nhạt, mùi hương nhẹ, dễ chịu. Hợp chất có trong tinh dầu bao gồm 40% l-linalol, một ít terpineol và chừng 2% este tính theo linalyl acetat. Ngoài ra còn có sabinen, limonen, a-terpinen, acetaldehyt, aldehyd propionic.

    Tác dụng của cây thiên niên kiện

    Theo sách y học cổ truyền ghi chép lại, rễ cây có vị đắng, cay, có hương thơm, tính ấm nên có tác dụng khử hàn, trừ khí, tiêu thũng, giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Cây thiên niên kiện rất thích hợp để điều trị các chứng đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, nhức mỏi vai gáy, đầu gối.

    Ngoài ra, một số trường hợp còn dùng thiên niên kiện để kích thích tiêu hóa, giảm đau dạ dày, đau bụng kinh hoặc làm thuốc trừ sâu nhậy. Chiết suất tinh dầu linalol còn được sử dụng trong ngành công nghiệp hương liệu.

    Tải lên hình ảnh đính kèm:
    You must be logged in to view attached files.
Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.