Diễn đàn cây thuốc nam – Kết nối chuỗi giá trị cây thuốc nam › Diễn đàn › Thảo luận về thông tin thị trường › Giới thiệu chuỗi giá trị Cà gai leo – Khôi nhung – Lá gan Do dự án hỗ trợ
Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Binh Pham Hai 2 năm, 9 tháng trước.
-
Người viếtBài viết
-
01-04-2022 vào lúc 17:03 #3240
Giới thiệu chuỗi giá trị Cà gai leo – Khôi nhung – Lá gan
Do dự án hỗ trợI. Giới thiệu chung:
Tên dự án: “Nâng cao năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc nam” đã nói lên mục tiêu và những nội dung chính của dự án
Một trong những nội dung của dự án là xây dựng chuỗi giá trị cho các cây thuốc, thông qua đó các tác nhân đều được nâng cao năng lực để quản trị và phát triển chuỗi
Sau hơn 4 năm thực hiện, dự án đã hỗ trợ xây dựng và phát triển chuỗi giá trị cho 3 cây thuốc là : Cây cà gai leo, Cây Khôi nhung và cây lá Gan:II. Giới thiệu về 3 chuỗi giá trị
1. Chuỗi giá trị cây cà gai leo
Cà gai leo là một vị thuốc nam quý được Y học cổ truyền ghi nhận có nhiều tác dụng. Cà gai leo còn có tên gọi khác như: cà vạnh, cà cườm, cà quánh, cà quýnh, cà gai dây, cà lù.
Cà gai leo có tác dụng điều trị viêm gan B do virus, xơ gan và hỗ trợ điều trị ung thư gan. ngăn ngừa và làm chậm sự tiến triển của xơ gan. Ngoài ra còn có tác dụng thanh lọc cơ thể, giúp bảo vệ gan ; Hỗ trợ giải rượu;, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể người, nhất là người say rượu.Ngoài ra, cà gai leo còn có thể chữa bệnh ho gà, chữa cảm cúm, dị ứng, chữa đau lưng, rắn cắn… được nhiều người áp dụng!
Trước khi dự án hỗ trợ can thiệp, ở Yên Bái cũng có một số hộ dân trồng cà gai leo theo kiểu tự phát, 1 doanh nghiệp tự trồng cây này nhưng chưa kết nối với người dân và cũng chưa có sản phẩm cuối cùng
Khi dự án bắt đầu triển khai đã bắt đầu bằng những hoạt động sau:
1.1. Khảo sát vùng trồng.
Dự án Hợp đồng nhóm chuyên gia cùng đại diện các hộ dân tại 4 xã Cảm Ân, Bảo Ái huyện Yên Bình, Mậu Đông, Đông Cuông huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái tiến hành khảo sát thực địa, tham vấn ý kiến các chuyên gia, doanh nghiệp thu mua chế biến dược liệu, đơn vị quản lý nhà nước và người dân và các bên có liên quan để khảo sát vùng trồng tại 4 xã
Tiếp theo tổ chức chuyến thăm quan các mô hình trồng cà gai leo tại tỉnh Hòa Bình, tiếp thu những kinh nghiệm của bà con từ kỹ thuật làm đất, đóng bầu, ươm giống, trồng và chăm sóc, thu hái chế biến cà gai leo và nhận thấy khá phù hợp điều kiện khí hậu thổ nhưỡng tại Yên Bái, từ đó xác định Cà gai leo có thể trồng ở mọi địa hình tại các hộ gia đình. Ngoài ra, các đánh giá đều cho thấy hiệu quả kinh tế khi trồng cà gai leo mang lại thu nhập tăng từ 3 – 5 lần so cây trồng khác cùng trên một diện tích
1.2. Thành lập nhóm sở thích.
Dự án phối hợp chính quyền địa phương và các hộ dân tổ chức thành lập mỗi xã dự án một nhóm sở thích trồng cà gai leo. Hoạt động của nhóm được thực hiện theo quy chế rõ ràng và duy trì liên tục đến nay và cả sau này.1.3.Nâng cao năng lực cho các nhóm sở thích
Sau khi thành lập các nhóm, Dự án tiến hành nâng cao năng lực cho các nhóm thông qua các lớp tập huấn , hội thảo. Người dân được tập huấn các kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hãi, sơ chế đúng kỹ thuật và tiêu chuẩn để có nguyên liệu sạch. Ngoài ra còn các lớp tập huấn về kế hoạch kinh doanh, về BI và CSR… với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học các lĩnh vực.
1.4. Xây dựng mô hình
Dự án đã hỗ trợ xây dựng 04 mô hình vườn mẫu tại 04 xã đây là các mô hình mẫu lớp học đồng ruộng dành cho thành viên trong nhóm học tập kỹ thuật và chia sẻ kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc cây thuốc.
1.5. Kết nối doanh nghiệp với người dân
Cùng với sự hỗ trợ của dự án, lãnh đạo địa phương và các hộ dân trong nhóm đã kết nối các doanh nghiệp dược trong và ngoài tỉnh nắm bắt nhu cầu dược liệu của doanh nghiệp, tiêu chuẩn sản phẩm hình thức liên kết và thanh quyết toán…
1.6. Mở rộng vùng trồng
Sau khi được kết nối , doanh nghiệp dược liệu Yên Bái Thanh Sơn đã hợp đồng cung cấp 900.000 cây cà gai leo giống cho nhóm sở thích để mở rộng vùng trồng trong đó dự án hỗ trợ 35%, người dân tự chi trả 30% và doanh nghiệp cho nợ lại 35% trả nợ khi có sản phẩm được thu hoạch và không tính lãi.
1.7. Kết nối các tác nhân trong chuỗi giá trị :
Luôn có sự ủng hộ của chính quyền, đưa cây thuốc vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tham gia các cuộc đối thoại chính sách, tìm hiểu và vận dụng các chính sách hiện có về cây thuốc
Các tác nhân đều được tập huấn về BI và CSR, liên kết thị trường, chia sẻ kinh nghiệm để xây dựng và phát triển chuỗi giá trị1.8. Hỗ trợ Định vị sản phẩm đầu ra:
Khi cây được thu hái và sơ chế, Doanh nghiệp cam kết bao tiêu nguyên liệu đạt chuẩn. Doanh nghiệp tiến hành chế biến thành sản phẩm. Dự án hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bản quyền, các thủ tục , quảng bá sản phẩm.
1.9. Đánh giá chung phát triển chuỗi cà gai leo.
– Chuỗi giá trị Cà gai leo cơ bản bản hoàn thiện, bước đầu đã mang lại hiệu quả, các đối tượng tham gia chuỗi có sự phối hợp đồng đều và chặt chẽ với nhau đã vượt qua rào cản hợp tác giữa doanh nghiệp và người nông dân, tìm được tiếng nói chung.
– Chuỗi giá trị Cà gai leo đã tạo được liên kết dọc giữa nông dân với các doanh nghiệp (cung ứng vật tư đầu vào, sơ chế, chế biến, tiêu thụ đầu ra). Hình thức liên kết sản xuất – tiêu thụ này giúp tránh tạo ra các khâu trung gian làm thiệt hại cho người sản xuất như làm tăng chi phí đầu vào, giảm giá trị đầu ra… Liên kết này đã đem lại lợi ích cho cả 2 phía liên kết.
-Về phía doanh nghiệp đã chủ động được nguồn nguyên liệu, giúp cho sản xuất ổn định, đảm bảo kế hoạch, phát huy được giá trị thương hiệu.
– Người dân sản xuất dược liệu đã nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất để giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Doanh nghiệp hỗ trợ các kỹ thuật tiên tiến phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng sản phẩm.
– Sản phẩm đã ra thị trường được khách hàng tin dùng .
1.10. Tiếp tục phát triển bền vững :
Bắt đầu triển khai có 61 mô hình hộ gia đình tham gia trồng với tổng diện tích 8ha. Hiện nay 70 hộ dân trồng tổng diện tích 12 ha, thu hoạch trung bình 90 tấn khô/ năm (thuộc dự án) , ngoài ra các đại phương khác vẫn đang tiếp tục mở rộng vùng nguyên liệu
2. Chuỗi giá trị cây Khôi nhung:
Lá khôi là dược liệu quý và được sử dụng rộng rãi trong nhân dân. Là cây thuốc bản địa của Yên Bái, cây Khôi có tên gọi khác Cây khôi tía, Cây khôi nhung, Cây khôi, Đơn tướng quân, Cây xăng sê, Lá khôi có thành phần hóa học và tannin và glucosid; được coi là dược liệu quý hiếm dùng để chưa bệnh dạ dày và đau bụng, dị ứng, nổi mề đay mẩn ngứa và làm giảm chứng ghẻ lở ngoài da.
2.1. Khảo sát vùng trồng.
Dự án mời đoàn chuyên gia tiến hành điều tra khảo sát thực địa vùng trồng khôi nhung tại xã xuân Long huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, các hộ dân trước đây đã trồng khôi nhung manh mún và nhỏ lẻ, tự phát, đầu ra không ổn định… Chính quyền địa phương và người dân đánh giá Khôi nhung là cây thuốc bản địa có giá trị chữa bệnh và giá trị kinh tế cao, đề xuất dự án hỗ trợ phát triển sinh kế và hỗ trợ canh tác và thu hoạch các sản phẩm cây dược liệu , Xây dựng tổ chức, nâng cao năng lực quản lý kinh doanh và phát triển sản phẩm cho cây Khôi nhung tại xã Xuân Long cho các hộ gia đình vùng nguyên liệu tại huyện Yên Bình. Nâng cấp chuỗi giá trị cây Khôi nhung cho các hộ gia đình vùng nguyên liệu tại huyện Yên Bình.
2.2. Thành lập nhóm sở thích.
Dự án thành lập 01 nhóm sở thích trồng cây Khôi nhung tại xã Xuân Long huyện Yên Bình. Nhóm có 20 thành viên tham gia là người dân trồng, chế biến và kinh doanh cây thuốc nam tại xã. nhóm thực hiện theo đúng mục đích , nguyên tắc hoạt động của nhóm.2.3. Nâng cao năng lực cho các nhóm sở thích
Sau khi thành lập các nhóm, Dự án tiến hành nâng cao năng lực cho các nhóm thông qua các lớp tập huấn, hội thảo. Người dân được tập huấn các kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hãi, sơ chế đúng kỹ thuật và tiêu chuẩn để có nguyên liệu sạch. Ngoài ra còn các lớp tập huấn về kế hoạch kinh doanh, về BI và CSR… với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học các lĩnh vực.
– Hội thảo đối thoại “Những chính sách bảo tồn phát triển cây thuốc nam và vai trò của YHCT trong CSCS cộng động ”.
– Hội thảo“Đa phương về việc phát huy lợi thế của vùng trồng dược liệu trong phát triển kinh tế của kinh tế địa phương”
– Hội thảo xúc tiến thúc đẩy liên kết giữa nông dân trồng thuốc nam và doanh nghiệp kinh doanh dược liệu.
– Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực hành ĐĐKD và TNXH.
2.4. Xây dựng mô hình
Dự án hỗ trợ xây dựng 20 mô hình trồng khôi nhung tại các hộ gia đình, dự án hỗ trợ 20.000 cây khôi ngung giống, hỗ trợ lò sấy thuốc nam cho nhóm sở thích,
2.5. Kết nối doanh nghiệp với người dân
Cùng với sự hỗ trợ của dự án, lãnh đạo địa phương và các hộ dân trong nhóm đã kết nối các doanh nghiệp dược trong và ngoài tỉnh nắm bắt nhu cầu dược liệu của doanh nghiệp, tiêu chuẩn sản phẩm hình thức liên kết và thanh quyết toán…
2.6.Mở rộng vùng trồng .
Hiện tại diện tích trồng cây khôi nhung trong nhóm sở thích 22 ha, thu hoạch 5 tấn khô /năm.
2.7. Kết nối các tác nhân trong chuỗi giá trị :
Luôn có sự ủng hộ của chính quyền, đưa cây thuốc vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tham gia các cuộc đối thoại chính sách, tìm hiểu và vận dụng các chính sách hiện có về cây thuốc
Các tác nhân đều được tập huấn về BI và CSR, liên kết thị trường, chia sẻ kinh nghiệm để xây dựng và phát triển chuỗi giá trị
2.8. Hỗ trợ Định vị sản phẩm đầu ra:
Khi cây được thu hái và sơ chế, Doanh nghiệp cam kết bao tiêu nguyên liệu đạt chuẩn. Doanh nghiệp tiến hành chế biến thành sản phẩm. Dự án hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bản quyền, các thủ tục , quảng bá sản phẩm.
– Sản phẩm chế biến thô đóng túi đun nước uống.
– Doanh nghiệp xây dựng quy trình sản xuất Thực phẩm bảo vệ sức khỏe POLIMAX DẠ DÀY từ sản phẩn Khôi nhung của nhóm sở thích.
– Xây dựng quy trình sản xuất Thực phẩm bảo vệ sức khỏe BÌNH VỊ AN từ sản phẩn Khôi nhung của nhóm sở thích.
2.9. Đánh giá chung phát triển chuỗi Lá Khôi.
– Chuỗi giá trị khôi nhung cơ bản bản hoàn thiện, bước đầu đã mang lại hiệu quả, các đối tượng tham gia chuỗi có sự phối hợp đồng đều và chặt chẽ với nhau đã vượt qua rào cản hợp tác giữa doanh nghiệp và người nông dân, tìm được tiếng nói chung.
-Về phía doanh nghiệp đã chủ động được nguồn nguyên liệu, giúp cho sản xuất ổn định, đảm bảo kế hoạch, phát huy được giá trị thương hiệu.
– Người dân sản xuất dược liệu đã nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất để giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Doanh nghiệp hỗ trợ các kỹ thuật tiên tiến phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng sản phẩm.
– Sản phẩm đã ra thị trường được khách hàng tin dùng .
2.10. Tiếp tục phát triển bền vững :
Bắt đầu triển khai có 20 mô hình hộ gia đình tham gia trồng với tổng diện tích 10 ha. Hiện nay 40 hộ dân trồng tổng diện tích 22 ha, thu hoạch trung bình 5 tấn khô/ năm (thuộc dự án) , ngoài ra các đại phương khác vẫn đang tiếp tục mở rộng vùng nguyên liệu
3.Chuỗi giá trị cây lá ganTrong điều trị bệnh gan như viêm gan, xơ gan, hạ men gan, tăng cường chức năng giải độc gan, bổ gan, mát gan, giúp phục hồi và tái tạo tế bào gan, giải rượu, thanh nhiệt và giải độc cơ thể… Cây lá gan luôn đóng vai trò quan trọng, là nguồn dược liệu quí và hiếm chính bào chế ra hầu hết các loại thuốc để điều trị bệnh gan.
Cây Lá gan là một loài thân thảo nhỏ cao chừng 20 -35cm không phân nhánh, thân màu nâu nhạt và có lông. Lá mọc so le nhau bằng bàn tay và có màu xanh lục, hoa từng bông mọc sở kẽ lá. Cây Lá gan thường mọc ở dưới tán rừng khu vực gần khe suối nhiệt độ thích hợp để cây Lá gan phát triển là 15-280C khu vực có ánh sáng nhẹ
3.1. Khảo sát vùng trồng.
Dự án Hợp đồng nhóm chuyên gia tiến hành khảo sát thực địa. Tham vấn ý kiến các chuyên gia, doanh nghiệp thu mua chế biến dược liệu, đơn vị quản lý nhà nước và người dân và các bên có liên quan Theo khảo sát, đánh giá tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu phù hợp để phát triển cây lá gan, nhất là ở những khu vực núi cao, có môi trường trong lành.Nhiều năm nay người dân khai thác trong rừng tự nhiên để làm thuốc nên cây lá gan đang dần cạn kiệt. Vì vậy, cây lá gan cần được nhân giống, gây trồng và phát triển để lấy nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh gan. Để bảo vệ, duy trì và phát triển tạo ra một vùng cây lá gan an toàn, tập trung, chất lượng cao, nhằm đưa dược liệu lá gan thành loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa, nâng cao giá trị kinh tế, tạo sinh kế cho người dân địa phương, đóng góp vào việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học là rất cần thiết.
3.2. Thành lập nhóm sở thích.
Dự án thành lập 01 nhóm sở thích trồng cây Lá gan tại xã Thượng Bặng La- Văn Chấn – Yên Bái. Nhóm có 20 thành viên tham gia là ông lang, bà mế, người có bài thuốc gia truyền, người dân trồng, chế biến và kinh doanh cây thuốc nam tại xã. nhóm thực hiện theo đúng mục đích , nguyên tắc hoạt động của nhóm.
3.3.Nâng cao năng lực cho các nhóm sở thích
Sau khi thành lập các nhóm, Dự án tiến hành nâng cao năng lực cho các nhóm thông qua các lớp tập huấn , hội thảo. Người dân được tập huấn các kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hãi, sơ chế đúng kỹ thuật và tiêu chuẩn để có nguyên liệu sạch. Ngoài ra còn các lớp tập huấn về kế hoạch kinh doanh, về BI và CSR… với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học các lĩnh vực.
– Hội thảo đối thoại “Những chính sách bảo tồn phát triển cây thuốc nam và vai trò của YHCT trong CSCS cộng động ”.
– Hội thảo“Đa phương về việc phát huy lợi thế của vùng trồng dược liệu trong phát triển kinh tế của kinh tế địa phương”.
– Hội thảo xúc tiến thúc đẩy liên kết giữa nông dân trồng thuốc nam và doanh nghiệp kinh doanh dược liệu.
– Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thực hành ĐĐKD và TNXH.
3.4. Xây dựng mô hình
Dự án hỗ trợ xây dựng 20 mô hình trồng cây Lá gan tại các hộ gia đình, dự án hỗ trợ 10.000 cây giống, hỗ trợ nồi nấu cao dược liệu tự động cho nhóm sở thích,
3.5. Kết nối doanh nghiệp với người dân
Sản phẩm cây lá gan thu hái tự nhiên hiện nay đang bán cho các chủ bài thuốc chữa gan trong vùng. Lá gan trong nhóm sở thích ( dự án) mới trồng chưa có sản phẩm bán ra thị trường.
3. 6 .Mở rộng vùng trồng
HTX dược liệu Lũng Lô Thượng Bằng La đã mở rông thêm 3ha.
3.7. Kết nối các tác nhân trong chuỗi giá trị :
Luôn có sự ủng hộ của chính quyền, đưa cây thuốc vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tham gia các cuộc đối thoại chính sách, tìm hiểu và vận dụng các chính sách hiện có về cây thuốc
Các tác nhân đều được tập huấn về BI và CSR, liên kết thị trường, chia sẻ kinh nghiệm để xây dựng và phát triển chuỗi giá trị
3.8. Hỗ trợ Định vị sản phẩm đầu ra:
– Dự án đang hỗ trợ thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền. Hỗ trợquảng bá sản phẩm.
– Dự án hỗ trợ xây dựng quy trình sản xuất Thực phẩm bảo vệ sức khỏe GIẢI ĐỘC GAN từ bài thuốc gia truyền.
– Chủ bài thuốc gia truyền đang sản xuất sản phẩm cao đặc Lá gan:
3.9. Đánh giá chung phát triển chuỗi Lá gan.
– Chuỗi giá trị cây Lá gan cơ bản đã hoàn thiện .
III. Những thay đổi tạo ra khi xây dựng và phát triển các chuỗi giá trị cây thuốc
1. Thay đổi từ Chính quyền:
– Chính quyền địa phương các xã đã xác định phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu là hướng đi đúng góp phần phát triển kinh tế địa phương, chỉ đạo các đoàn thể tuyên tuyền sâu rộng đến người dân, đưa vào Nghị quyết Hội Đồng nhân dân cấp xã cây dược liệu là một trong mười cây chủ lực phát triển kinh tế địa phương.
– Tại hội thảo Lồng ghép phát triển cây thuốc nam vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, Lãnh đạo 4 xã đã ký biên bản ghi cùng với đại diện BQL Dự án và các bên có liên quan về việc Lồng ghép phát triển cây thuốc nam vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
2. Thay đổi từ Người dân:
– Đã có kinh nghiệm về tổ chức sản xuất theo tổ nhóm nhóm hiệu quả ,tổ chức mua chung đầu vào giúp cho nhóm mua với giá cả giảm, chất lượng tốt hơn, đảm bảo các thành viên nhóm đủ màng phủ nông nghiệp, phân bón để sản xuất theo đúng kỹ thuật và bán chung sản phẩm đầu ra cho cùng doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất thông qua các hoạt động đổi công trong nhóm. Một số hộ dân đã mở rộng quy mô sản xuất .
– Chủ động liên kết thị trường tìm đầu ra cho sản phẩm đàm phán với doanh nghiệp, đảm bảo sản phẩm được sản xuất bán được, giá cả hợp lý, hộ gia đình chủ động sản xuất từ đó mang lại hiệu quả sản xuất cao.
– Người dân chủ động khai thác các thông tin trên diễn đàn trực tuyến chuỗi giá trị cây thuốc nam và đã có liên kết mới qua diễn đàn.
– Đã áp dụng đúng khoa học kỹ thuật vào trồng sản xuất cà gai leo, áp dụng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội vào trong quá trình sản xuất và kinh doanh dược liệu.
– Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh kỹ thuật thu hoạch, sơ chế, bảo quản cây Cà gai leo.
– Thu nhập hộ gia đình trong nhóm tăng, đời sống được cải thiện rõ rệt sau mỗi vụ thu hoạch cà gai leo.
3. Thay đổi từ Doanh nghiệp:
– Doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu, giúp cho sản xuất ổn định, đảm bảo kế hoạch, phát huy được giá trị thương hiệu.
– Doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm đa dạng, đảm bảo chất lượng, thuận tiện cho việc sử dụng, đáp ứng nhu cầu thị trường, mở rộng thị trong trường cả nước,
– Tăng doanh thu, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động.
– Đã áp dụng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội vào trong quá trình sản xuất và kinh doanh dược liệu.
– Đẩy mạnh hoạt động định vị thương hiệu qua đăng ký sản phẩm OCOP 3 sao, mạnh dạn chia sẻ và quảng cáo sản phẩm qua mạng xã hội, qua hội thảo và các các hội trợ thương mại trong và ngoài tỉnh.
IV. Kết luận:
Có thể nói dự án đã hỗ trợ xây dựng thành công chuỗi giá trị cho 3 cây thuốc, thông qua đó đã có sự kết nối giữa các tác nhân, có vai trò của chính quyền và các TCXH; các tác nhân đều được nâng cao năng lực về nhiều nội dung để thực hành BI và CSR, tạo ra những sản phẩm hữu ích BVSK. Cần thiết phát triên và duy trì tính bền vững của các chuỗi gái trị này ngay cả khi dự án đã kết thúc -
Người viếtBài viết
Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.