Diễn đàn cây thuốc nam – Kết nối chuỗi giá trị cây thuốc nam › Diễn đàn › Chuyên mục thảo luận BI & CSR › KHÓ KHĂN THÁCH THỨC TRONG VIỆC THỰC HIỆN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃHỘI
Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Phạm Hải Bình 4 năm, 1 tháng trước.
-
Người viếtBài viết
-
27-09-2020 vào lúc 06:25 #2409
Các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang từng bước vận dụng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội trong thực tiễn các hoạt động của Doanh nghiệp mình. Bước đầu các doanh nghiệp cũng đã nhận thức được đạo đức kinh doanh là một phần không thể thiếu để tạo ra lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh, là quy tắc ứng xử không thể thiếu được với mọi doanh nghiệp để phát triển bền vững.Tuy nhiên trong quá trình vận hành của Doanh nghiệp, để áp dụng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội vào thực tiễn hoạt động của mình còn không ít những khó khăn chính được nêu ra như sau:
1- Sự khác biệt về phát triển nền kinh tế- xã hội dẫn đến sự khác biệt về nhận thức đạo đức kinh doanh.
Nếu coi đạo đức kinh doanh là sự thể hiện của những chuẩn mực đạo đức xã hội nói chung vào trong lĩnh vực cụ thể là hoạt động kinh doanh, thì sẽ không thấy được tính đặc thù của đạo đức kinh doanh, mà nó chỉ được hình thành sau này cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và đạo đức xã hội là quan hệ giữa cái chung và cái riêng chứ không phải giữa cái bộ phận và cái toàn thể. Đạo đức xã hội lúc nào cũng có những chuẩn mực tiêu biểu cho thời đại kinh tế – xã hội của mình. Nhưng khi chưa có kinh tế thị trường thì rõ ràng, chưa thể nói đến kinh doanh nên cũng chưa có đạo đức kinh doanh. Do đó các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có thể nói mới ở mức nhận thức về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội, còn việc vận dụng vào thực tiễn quá trình kinh doanh còn là một khoảng cách.
2- Sự phát triển chưa đầy đủ của hệ thống quản lý:
Nói một cách khác, ở những nước phát triển thì những chuẩn mực đạo đức đã trở thành phẩm chất không thể thiếu đối với mỗi người kinh doanh và đối với từng doanh nghiệp và chính hệ thống luật pháp hoàn chỉnh ở những nước này đã giữ vai trò chủ yếu trong việc ngăn chặn những hoạt động kinh doanh vi phạm những chuẩn mực đạo đức xã hội nói chung và đạo đức kinh doanh nói riêng. Hơn nữa, ở các nước phát triển, do có một hệ thống các thể chế, bao gồm đạo đức kinh doanh hoàn chỉnh hơn, nên việc tuân thủ những chuẩn mực đạo đức kinh doanh chính là tạo ra những giá trị cho doanh nghiệp (uy tín, thương hiệu, chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng để thu hút khách hàng ngày càng nhiều hơn), làm động lực cho việc tăng năng suất của công ty. Trong khi đó, hệ thống luật pháp Việt Nam dù đã được đổi mới và xây dựng lại một cách sâu rộng, song còn thiếu đồng bộ. Giữa các luật được chuẩn bị bởi các bộ khác nhau, được ban hành vào những thời điểm khác nhau, và còn không ít chồng chéo, mâu thuẫn với nhau. Việc thực thi luật pháp còn có nhiều vấn đề phải đổi mới, khoảng cách giữa luật trên văn bản và luật trong thực tế còn lớn. Trình độ hiểu biết về pháp luật và tuân thủ pháp luật của DN nhỏ còn nhiều hạn chế. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lớn đã được đề cao và có nhiều tiến bộ, song tại các doanh nghiệp nhỏ, các hộ gia đình và hộ nông dân, việc tuân thủ luật lao động, các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhều hạn chế. Hệ quả là hiệu lực của pháp luật và trách nhiệm của doanh nghiệp trong thực thi pháp luật chưa cao.
Bên cạnh những khó khăn nêu trên, các Doanh nghiệp hiện nay cũng có không ít những thuận lợi khi phát triển tại Việt Nam. Con người Việt Nam có truyền thống lá lành đùm lá rách, chữ tín quý hơn vàng, một sự bất tín, vạn sự bất tin. Cũng như sự tin tưởng tuyệt đối vào đường lối lãnh đạo của Đảng và nhà nước nên sự tuân thủ pháp luật, hướng dẫn ban hành bởi nhà nước Việt Nam sẽ được đa số ủng hộ.
Những sự khác biệt về phát triển kinh tế xã hội cũng như sự phát triển chưa đầy đủ về hệ thống quản lý nói chung đặt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập một cách nhanh chóng với thế giới đã và đang đặt ra những thách thức không hề nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Bài toán đặt ra cho việc giải quyết vấn đề khó khăn này là cần một sự phát triển đồng bộ cả về nhận thức của Doanh nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý như thế nào? Câu trả lời sẽ được trình bày trong các nội dung tiếp theo./.Ths. Nguyễn Xuân Bách
- Chủ đề này đã được điều chỉnh 4 năm, 1 tháng trước bởi Phạm Hải Bình.
-
Người viếtBài viết
Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.