Diễn đàn cây thuốc nam – Kết nối chuỗi giá trị cây thuốc nam › Diễn đàn › Thảo luận về thông tin thị trường › Liên kết giữa Nông dân sản xuất và DN trong xây dựng chuỗi giá trị cây thuốc nam
Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng admin 4 năm, 2 tháng trước.
-
Người viếtBài viết
-
27-10-2020 vào lúc 17:14 #2521
Yên Bái là một tỉnh miền núi ở phía Bắc Việt Nam, có 30 dân tộc anh em cùng sinh sống…Thực hiện Nghị quyết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 22 về thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh năm 2019, Tỉnh ủy Yên Bái đã ban hành Chương trình hành động với các mục tiêu chủ yếu “Tiếp tục phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị và nhân dân, tạo chuyển biến rõ nét về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế đồng bộ, toàn diện nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế, nhất là nông lâm nghiệp…”.
Nhằm góp phần vào thực hiện các mục trên, tỉnh Yên Bái trong vài năm trở lại đây đã xây dựng và đang thực hiện dự án “Nâng cao năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc Nam” Do EU tài trợ cho Trung tâm phát triển khoa học công nghệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng (YENBAI CDSH) với nhiều mục tiêu, trong đó có mục tiêu minh bạch về các vùng thuốc Nam bản địa và bài thuốc Đông y, giúp ngăn ngừa sự mất cân đối thông tin giữa các nông dân trồng thảo dược vớinhà sản xuất, kinh doanh dược phẩm, vớingười hành nghề y học cổ truyền, bệnh nhân hoặc các tổ chức xã hội và các nhà quản lý trong lĩnh vực y tế.
Dự án cũng xây dựng một diễn đàn trực tuyến cho các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị thuốc Nam như nông dân sản xuất; các đơn vị sản xuất, nhà kinh doanh dược phẩm, các bác sỹ đông y và các bệnh nhân truy cập để tìm hiểu thông tin. Tại các huyện Văn Yên và huyện Yên Bình của tỉnh Yên Bái nông dân ở các huyện này đã có kinh nghiệm trồng một số loại thuốc Nam để bán như ba kích,gừng,củ mài,đinh lăng,kim tiền thảo,mạch môn… Diễn đàn trực tuyến sẽ giúp các cơ quan đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nông dân như Trung tâm khuyến nông và Hội nông dân cấp tỉnh… sẽ tiếp cận các dữ liệu thu thập được về doanh nghiệp sản xuất thảo dược và các doanh nghiệp kinh doanh, cũng như các bài thuốc đông y, các xu hướng và chính sách liên quan đến thuốc Nam… Thông tin này giúp các tổ chức của người dân địa phương như Hội nông dân hoặc các nhóm sở thích lên kế hoạch cho vụ mùa của họ một cách hợp lý, giúp họ có khả năng họ thương lượng tốt hơn và tránh qua quá nhiều khâu trung gian và do đó làm giảm sự chênh lệch giá của các nguyên liệu thảo dược.
Diễn đàn này cũng sẽ giúp các công ty dược phẩm ở Việt Nam quan tâm nhận biết rõ ràng hơn về các vùng trồng cây thuốc Nam, giúp họ xác định được nguồn gốc của các dược liệu,xây dựng kế hoạch kinh doanh tốt hơn và tìm kiếm các cơ hội đầu tư hoặc kinh doanh trực tiếp với những nông dân trồng thuốc Nam.
Việc liên kết sẽ thúc đẩy những người trong vùng trồng nguyên liệu yên tâm về đầu ra của sản phẩm. Việc cung ứng giống, vật tư phân bón và bao tiêu sản phẩm của doanh nghiệp cũng cần được chính quyền địa phương và Hội nông dân đứng ra giám sát. Kỹ thuật trồng cây thuốc Nam cũng cần được doanh nghiệp hướng dẫn bà con để đảm bảo nguyên liệu đúng chất lượng, đúng quy cách, từ đó sẽ thay đổi tư duy sản xuất, đem lại thu nhập cao cho bà con vùng trồng nguyên liệu, mặt khác địa phương cũng có được bài học kinh nghiệm về quản lý đất đai, sản xuất nguồn nguyên liệu theo hướng hàng hóa, đồng thời mở ra hướng đi cho địa phương trong việc liên kết, hợp tác với doanh nghiệp trong đầu tư sản xuất nguồn nguyên liệu theo hướng hàng hóa.
Việc liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân là giải pháp phát triển phù hợp với đặc thù và xu hướng phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp và họ cũng là những tác nhân chính trong chuỗi giá trị cây thuốc Nam. Tuy nhiên, để sự hợp tác này có hiệu quả và bền vững, cả doanh nghiệp và người nông dân cần phải có sự thông cảm với nhau, cùng nêu cao trách nhiệm trên tinh thần tương hỗ. Bên cạnh đó, về lâu dài chính quyền địa phương cần phải có sự tác động, can thiệp nhất định để người nông dân nâng cao tính chuyên nghiệp, tác phong công nghiệp, tạo nên nền tảng cơ bản, bền vững trong mối quan hệ với doanh nghiệp. Đặc biệt cả người nông dân và doanh nghiệp đều cần nâng cao kiến thức, thực hành về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (BI và CSR) để phát huy vài trò của các bên trong nghề nghiệp của mình cũng như phát triển chuỗi giá trị cây thuốc Nam, góp phần phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương./.
CTV Ngọc Anh -
Người viếtBài viết
Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.