Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Avatar admin 4 năm, 1 tháng trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #2514
    Avatar
    admin
    Quản trị

    Trên thực tế, Nhà nước ban hành chính sách và pháp luật liên quan đến cây thuốc Nam sẽ chỉ mang tính lý thuyết, nếu như không có sự kết hợp của các bên khác nhau bao gồm cả người dân thực hiện và doanh nghiệp bao tiêu đầu ra. Ngoài hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị cây thuốc Nam, cụ thể thông qua việc xây dựng các khu bảo tồn, những chính sách và quy định từ phía Chính phủ còn là sợi dây kết nối giữa bên sản xuất (những người nông dân) và bên thị trường (doanh nghiệp) để tạo ra một giá trị bền vững cả về kinh tế, lẫn sức khỏe.
    Để phát triển chuỗi giá trị cây thuốc Nam, cần có sự kết hợp cả ba bên là Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Cây thuốc Nam là cây thuốc của bản địa với giá trị và tầm nhìn chung là nguồn nguyên liệu bản địa quý giá, có thể đưa vào chăm sóc sức khỏe bằng liệu pháp tự nhiên. Không ai có thể phát triển nếu chỉ đứng một mình. Cây thuốc Nam là một tiềm năng lớn để có thể đưa người dân bản địa thoát khỏi đói nghèo nhờ dược liệu địa phương, doanh nghiệp Việt Nam là cầu nối đưa sản phẩm ra thị trường. Đồng thời Chính phủ là cơ quan đứng đầu trong việc tạo ra cơ chế, chính sách hỗ trợ.
    Chính phủ cần có những chính sách và pháp luật cụ thể hơn nữa không chỉ mang tính chất bảo tồn cây thuốc Nam quý, mà cần phát huy giá trị cây thuốc bằng cách đưa áp dụng thực tế vào các vùng dược liệu. Từ đó, Việt Nam có thể đề ra giải pháp cụ thể nhằm phát triển chuỗi giá trị cây thuốc, trong đó cụ thể:
    Đối với Nhà nước:
    – Cơ quan chủ quản với những chính sách ban hành và thực thi pháp luật trong bảo tồn và phát huy giá trị thực sự của cây thuốc Nam.
    – Tạo điều kiện nguồn vốn, cơ sở vật chất và khoa học công nghệ cho các cơ quan nghiên cứu liên quan đến: nghiên cứu, bào chế cây thuốc Nam trở thành dược phẩm chăm sóc sức khỏe như: Bộ y tế, y học cổ truyền, đông y,…
    – Tạo điều kiện hướng dẫn, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và chế biến của các đơn vị, đặc biệt là đơn vị sản xuất nhỏ lẻ của người dân.
    – Khuyến khích người dân và đảm bảo bao tiêu đầu ra sản phẩm.
    – Tạo cơ chế thông thoáng các doanh nghiệp đưa sản phẩm của người nông dân ra thị trường với những ưu đãi cụ thể.
    – Tổ chức các chuyên đề nghiên cứu, tập huấn và hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị sản xuất để đảm bảo chất lượng cây thuốc Nam (mời chuyên gia liên quan đến Dược liệu, Quản lý cây trồng,… tập huấn và hướng dẫn)
    – Cần phát triển theo chuỗi cung ứng cây thuốc Nam, thông qua liên kết các vùng dược liệu trên cả nước với một cơ quan chủ quản chung.
    Đối với Người dân:
    – Cần ý thức rõ ràng về việc sản xuất và chế biến sản phẩm cây thuốc Nam quý đúng tiêu chuẩn.
    – Tham gia sản xuất và chế biến một cách nghiêm túc để đảm bảo chất lượng.
    – Tham gia tập huấn, học hỏi kinh nghiệm trồng và chế biến.
    – Tham gia sản xuất thành chuỗi cung ứng.
    Đối với Doanh nghiệp:
    – Đưa sản phẩm của người nông dân ra thị trường.
    – Các doanh nghiệp liên kết với nhau theo mô hình hợp tác xã để phát triển thành chuỗi cung ứng với một thương hiệu chung.
    Như vậy, để phát triển chuỗi giá trị cây thuốc Nam cần có một hướng nhìn chung từ ba phía là: Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Với tinh thần tương hỗ lẫn nhau và một phương án cụ thể, cây thuốc Nam cần được phát triển với một giá trị bền vững, không manh mún, không nhỏ lẻ. Điều đó không chỉ mang tính chất bảo tồn và phát huy giá trị của cây thuốc, mà còn tạo ra một nguồn sinh kế bền vững và phát triển đời sống kinh tế của người dân.
    Ts. Nguyễn Văn Thắng
    Đại học Thủ Đô

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.