Diễn đàn cây thuốc nam – Kết nối chuỗi giá trị cây thuốc nam › Diễn đàn › Thảo luận về vùng trồng › Phát triển kinh tế dược liệu vùng DTTS: Bao giờ tiềm năng được đánh thức?
Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Phạm Hải Bình 3 năm, 8 tháng trước.
-
Người viếtBài viết
-
24-04-2021 vào lúc 07:34 #2683
Phát triển kinh tế dược liệu vùng DTTS: Bao giờ tiềm năng được đánh thức?
Tiềm năng, lợi thế đặc biệt về nguồn dược liệu, cùng với sự sở hữu một kho tàng kinh nghiệm quý báu về chế biến và sử dụng cây thuốc, là tiềm năng to lớn, và là cơ hội để đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tăng thu nhập. Thế nhưng, việc phát triển kinh tế dược liệu ở vùng DTTS hiện nay vẫn đang là tiềm năng…
Nhờ mô hình trồng cây dược liệu mà hàng nghìn hộ dân ở huyện Tây Giang (Quảng Nam) vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Nhờ mô hình trồng cây dược liệu mà hàng nghìn hộ dân ở huyện Tây Giang (Quảng Nam) vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Cây thoát nghèoNằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được đánh giá là nước đứng thứ 16 trên thế giới về sự phong phú, đa dạng sinh vật, trong đó có độ đa dạng về cây cỏ. Phần lớn chúng mọc ở vùng rừng núi – một vùng chiếm 3⁄4 diện tích đất nước.
Vườn quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai) được ví như “kho báu” về cây thuốc quý, với hơn 850 loại cây thuốc đặc hữu. Anh Tráng Xuấn Là, xã Bản Già, huyện Bắc Hà cho biết, năm 2019, gia đình chỉ trồng hơn 4.000m2 cây đương quy, nhờ áp dụng đúng quy trình kĩ thuật canh tác do cán bộ khuyến nông hướng dẫn, thời tiết lại ủng hộ nên cây sinh trưởng phát triển tốt, thu hoạch được trên 6 tấn củ, mang về nguồn thu gần 120 triệu đồng.
Năm 2020, diện tích vùng trồng dược liệu của huyện vùng cao Bắc Hà đã không ngừng được mở rộng, hiện có khoảng từ 90-100 ha. Những cánh đồng dược liệu quý hiếm đã, đang khẳng định vị thế là cây chủ lực xóa nghèo.
Tương tự, Tu Mơ Rông (Kon Tum) là huyện cũng thực hiện hiệu quả chính sách giữ rừng để phát triển dược liệu và du lịch. Hiện nay, toàn huyện đã có gần 20ha sâm Ngọc Linh do người dân gieo trồng, 70ha hồng đảng sâm. Mỗi năm, người dân ở đây thu được hàng trăm triệu đồng. Ngoài ra, người dân cũng đang tiếp tục phát triển các loại cây: đương quy, ngũ vị tử, lan kim tuyến… Một trong những nội dung quan trọng, tạo ra đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum, là việc bảo tồn, đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh và các dược liệu khác gắn với xây dựng chuỗi liên kết giá trị và phát triển thương hiệu.
Đó là những ví dụ khẳng định giá trị kinh tế của dược liệu đối với vùng DTTS và miền núi. Điển hình vùng Tây Bắc,Tây Nguyên và Nam Trung bộ là những địa phương có tiềm năng trồng, khai thác dược liệu rất lớn ở nước ta.
Hiện nay, giá trị kinh tế của dược liệu, đang ngày càng được Việt Nam và cả thế giới đánh giá cao. Thế nên, kỳ vọng xây dựng những vùng này trở thành vựa dược liệu của cả nước là kế hoạch có thể thực hiện được.
Vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức
Việc bảo tồn và phát triển giá trị kinh tế của dược liệu dân tộc khác với các loại cây khác, vì nó gắn liền với tri thức sử dụng của đồng bào DTTS. Chúng ta có thể hiểu nôm na, cây thuốc gồm hai yếu tố cấu thành: dược liệu đơn thuần là một nguồn gen (vật thể) và cách làm thuốc là tri thức (phi vật thể). Bởi vậy, hiện nay, việc khai thác, phát triển dược liệu còn chưa tương xứng tiềm năng.
Phần lớn cây dược liệu chưa được chế biến sâu mà chủ yếu bán nguyên liệu thô, cho nên giá trị rất thấp. Như ở Lai Châu cũng có lợi thế trồng một số loài như: quế, sơn tra, sa nhân, thảo quả, sâm Lai Châu, bảy lá một hoa,.. nhưng lại chưa tạo được điểm nhấn trên bản đồ dược liệu Việt Nam. Nguyên nhân, là do chưa có cơ chế đặc thù đối với cây dược liệu, cho nên chưa thu hút được doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển; khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ vẫn theo kiểu mạnh ai nấy làm.
Do vậy, để phát huy thế mạnh, cần có cơ chế, chính sách khai thác, phát triển phù hợp; nhất là việc thu hút sự tham gia của doanh nghiệp vào chế biến sâu dược liệu. Ngoài ra, giải quyết bài toán đầu ra cho dược liệu bằng cách phát triển mô hình: gắn kết y học cổ truyền và dược liệu; dùng dược liệu tạo ra ẩm thực và chữa bệnh, gắn với du lịch, …xuất khẩu cũng là những tiềm năng vẫn còn “ngái ngủ”.
Ông Bùi Thanh Tùng, Trưởng phòng Quản lý dược cổ truyền (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền thuộc Bộ Y tế) thông tin: Nói tới dược liệu, phần nhiều là nhập khẩu, nhưng hiện nay Việt Nam cũng xuất ngược sang Trung Quốc, nhất là dược liệu thu hái tự nhiên và cả một số dược liệu nuôi trồng.
Có thể thấy rằng, giá trị kinh tế của dược liệu hiện nay chưa được nhìn nhận đúng mức. “Cần xác định tiêu chí xác định thế nào là dược liệu quý? Từ trước tới nay chỉ mới xác định được yếu tố “quý” về mặt y tế, còn việc cây dùng để xuất khẩu và mang lại lợi ích kinh tế cho bà con cũng cần được đánh giá là “quý”, ông Tùng nhận định.
Ông Đào Văn Hồ, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng có quan điểm: Việt Nam có nhiều dược liệu có tiếng, nhưng một trong những điểm hạn chế là chưa làm tốt khâu xúc tiến thương mại; giữa sản xuất, chế biến, đưa sản phẩm y dược cổ truyền ra thị trường chưa được kết nối tốt.
Ðể giải quyết thực trạng này, các địa phương cần sớm xây dựng quy hoạch vùng dược liệu, biến nguồn tài nguyên này thành tiềm năng, lợi thế chủ lực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng mối liên kết “bốn nhà”. Trước tiên, phải liên kết giữa nhà doanh nghiệp và nhà nông; cần có chính sách ưu đãi đối với việc trồng dược liệu, như hỗ trợ vay vốn, cho thuê đất, miễn giảm thuế, chính sách bao tiêu sản phẩm. Chú trọng vai trò quản lý nhà nước nhằm bảo đảm hài hòa giữa lợi ích kinh tế cho người dân, doanh nghiệp, vừa phát huy được tiềm năng, lợi thế của vùng dược liệu.
Nguồn: Báo Dân tộc và Phát triển -
Người viếtBài viết
Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.