Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Binh Pham Hai Binh Pham Hai 3 năm trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #3196
    Binh Pham Hai
    Binh Pham Hai
    Thành viên

    Nữ doanh nhân quyết đưa Việt Nam thành vùng dược liệu của thế giới, lấy lại thị phần nội từ Trung Quốc
    BẢO NHI
    BizLIVE – CEO Công ty cổ phần hội tụ tinh hoa VQC Ngô Thị Ngọc Mai cho biết, công ty tập trung xây dựng vùng dược liệu, xuất khẩu thành công trước khi nghĩ đến việc trở lại để chiếm lĩnh thị trường trong nước, vốn đang bị dược liệu Trung Quốc chi phối hoàn toàn.
    Nữ doanh nhân quyết đưa Việt Nam thành vùng dược liệu của thế giới, lấy lại thị phần nội từ Trung Quốc
    HƯỚNG ĐI MỚI ĐỘT PHÁ
    Năm 2020 khép lại rất thành công với VQC khi doanh thu các mặt hàng từ đông trùng hạ thảo tăng mạnh do nhu cầu về sản phẩm tăng cường sức đề kháng của cơ thể lên cao. Đầu năm mới, chị có thể chia sẻ định hướng phát triển của công ty thời gian tới?
    Năm nay, công ty thực hiện kế hoạch lớn là tạo lập các vùng dược liệu, phục vụ xuất khẩu. Chúng tôi phối hợp với Viện Nông nghiệp của các tỉnh, tận dụng nguồn quỹ đất đang nhàn rỗi thuộc sở hữu của nhà nước. Công ty thành lập những trung tâm giống, quy chuẩn nguồn giống và phát triển các vùng dược liệu lớn, đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu gấp nhiều lần.
    Công ty bước đầu làm việc với nhà đầu tư, hệ thống siêu thị nước ngoài để giới thiệu và hợp tác. Chúng tôi sẽ làm theo đơn đặt hàng về cây nguyên liệu. Các hãng thuốc muốn phát triển dược liệu gì, công ty sẽ đáp ứng.
    Dược liệu ứng dụng lớn nhất vào sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng, đồ ăn uống. Ví dụ nấm đông trùng hạ thảo thảo dược vương đưa vào bánh, miến mì, cà phê, linh chi… Vì thế, công ty cũng phát triển hệ thống danh mục sản phẩm, gợi ý cho đối tác nhập sản phẩm, cùng nghiên cứu các thành phẩm.
    Chúng tôi đang phát triển rất nhanh các vùng dược liệu ở Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ninh, Hà Giang, từ quy mô 800 ha lên vài nghìn ha như hiện nay. Trong tương lai, công ty tiếp tục mở rộng bởi chúng tôi đang được các tỉnh chào đón để cùng địa phương phát triển kinh tế. Việt Nam có quỹ đất dư thừa rất nhiều.
    Mục tiêu của vùng dược liệu sắp mở rộng đều tập trung vào xuất khẩu, vậy chị đánh giá sao về thị trường trong nước?
    Việt Nam đang nhập khẩu nhiều dược liệu, chủ yếu từ Trung Quốc, chất lượng rất thấp. Có 1 tỉnh ở miền Bắc là thủ phủ của dược liệu nhập lậu đổ đống “như rác”, khiến thị trường dược liệu trong nước bị tàn phá.
    Thực tế là bản thân những người trực tiếp nuôi trồng, cung cấp dược liệu trong nước không cạnh tranh được ngay trên sân nhà. Giá sản xuất tại Việt Nam vẫn cao hơn giá nhập từ Trung Quốc. Nhưng ở chiều ngược lại, Trung Quốc lại đang nhập dược liệu của Việt Nam. Chính công ty chúng tôi đang phát triển vùng dược liệu từ đặt hàng từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…
    Việt Nam đang nhập khẩu nhiều dược liệu, chủ yếu từ Trung Quốc, chất lượng rất thấp.
    CEO VQC Ngô Thị Ngọc Mai
    Chị có cách gì để chiếm lĩnh lại thị trường dược liệu Việt Nam?
    Việt Nam có trên 5.000 loại cây thuốc thảo dược, rất nhiều loại rau cũng là thảo dược. Những loài có thể tạo ra giá trị lớn như sâm, các loại nấm như nấm linh chi, nấm linh xanh, nghệ, gừng, tam thất… Đây là lợi thế cho chúng tôi. Công ty xác định phải tạo vị thế, uy tín, hình ảnh ở nước ngoài trước. Sau đó, sẽ thuyết phục thị trường dược liệu nội địa vốn đang có tâm lý sính ngoại.

    Việt Nam có thảo dược rất phong phú
    Chúng tôi có các đối tác lớn ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… Những quốc gia có quy định về chất lượng sản phẩm khắt khe đều nhập khẩu dược liệu từ Việt Nam, vì thế, không có lý do gì hệ thống y tế Việt Nam không sử dụng thuốc nguồn gốc từ dược liệu trong nước. Chúng tôi làm việc với Bộ Y tế mong muốn hỗ trợ các vùng dược liệu của Việt Nam, đưa các cây dược liệu vào hệ thống y tế của Việt Nam.
    Các Viện Nông nghiệp ở Việt Nam có hàng trăm cán bộ kỹ thuật trình độ cao giúp quản lý kỹ thuật quy trình tại các vùng trồng. Kể cả khi đối tác nước ngoài muốn đưa loại giống dược liệu sang công ty cũng đủ khả năng để nhận chuyển giao công nghệ, thuần hoá tại thổ nhưỡng Việt Nam, phát triển vùng trồng.

    Chị Ngô Mai khoe thành quả của đội ngũ nghiên cứu giống
    Chúng tôi xác định con đường đem chuông đi đánh xứ người, để tiếng vang từ xứ người trở lại xứ ta sau. Mục tiêu xa hơn của công ty là đưa Việt Nam trở thành vùng dược liệu của thế giới.
    CẤP CHỨNG CHỈ CÔNG NHÂN NÔNG NGHIỆP
    Chị và công ty đối mặt với những khó khăn gì khi phát triển vùng dược liệu ở quy mô?
    Nhân sự trên vùng trồng là trở ngại với chúng tôi bởi cách làm việc chưa bài bản, kỷ luật. Công ty muốn tạo ra công nhân nông nghiệp, có tư duy như làm việc trong phân xưởng, nhà máy ở khu công nghiệp. Tư duy tiểu thủ công, thích làm thì làm thích nghỉ thì nghỉ không phù hợp. Để thay đổi, cần quá trình đào tạo tập huấn, thay đổi tư duy. Chúng tôi tiến hành các khoá đào tạo, cấp chứng chỉ để vào làm việc tại các vùng dược liệu.

    Trung tâm giống phát triển song song với vùng dược liệu
    Giống cũng là yếu tố quan trọng. Đây cũng là lý do chúng tôi thành lập trung tâm giống với nhiệm vụ chuẩn hoá tất cả loại gen. Ví dụ cùng một loại cây có nhiều chủng, phải lựa chọn chủng tốt nhất, hàm lượng cao nhất, sàng lọc để không còn bệnh. Trung tâm sẽ nhân bản để các cây giống có phẩm chất như nhau trước khi đưa ra vùng trồng. Trung tâm cũng đào tạo kỹ thuật, quản lý quy trình canh tác tại các vùng trồng, kiểm định lại thành phẩm trước khi xuất cho đối tác.
    Chị có thể chia sẻ về mục tiêu doanh thu ở thị trường dược liệu của công ty?
    Trong ba năm đầu, chúng tôi mong muốn đạt quy mô 5-7 triệu USD mỗi năm. Tầm nhìn dài hạn, công ty kỳ vọng nằm trong top 3 dẫn đầu thị trường dược liệu, vốn có dung lượng lên tới vài tỷ USD.
    PHỤ NỮ LÀM KINH DOANH
    Là doanh nhân nữ, chị có thuận lợi khó khăn gì khi kinh doanh?
    Phụ nữ có nhiều thuận lợi như bản năng tỉ mỉ, chăm chỉ. Tố chất có lẽ phù hợp với ngành dược liệu bởi tôi nhận thấy có nhiều chị em đang làm việc trong lĩnh vực này. Khó khăn của một người phụ nữ làm kinh doanh là thời gian bị hạn chế bởi phải dành cho gia đình. Ngoài ra, sức khoẻ cũng không cho phép việc nhậu nhẹt tiếp khách. Sự mạnh mẽ quyết liệt trong kinh doanh cũng không bằng nam giới.

    Chị Ngô Mai chia sẻ dược liệu ở Việt Nam rất phong phú và có giá trị cao
    Người phụ nữ thành công nào ảnh hưởng đến chị nhất thưa chị?
    Tôi không thần tượng ai bởi bản thân là người cứng đầu, luôn tư duy theo hướng, cách làm của mình. Những bài học thành công chỉ mang tính tham khảo bởi đường đi của mỗi người khác nhau, đều phải sáng tạo, có màu sắc riêng.
    Tuy vậy, người tôi luôn dành sự trân trọng là cô Phạm Thị Việt Nga của Dược Hậu Giang. Sự thành công của Dược Hậu Giang, tập đoàn dược phẩm lớn của Việt Nam, rất phi thường bởi quá trình đi lên từ sự giản dị. Tôi nhìn vào nữ tướng này, bắt chước tinh thần không dừng lại, không ngại khó của cô. Cô lèo lái tập đoàn vượt qua khó khăn từ thuở sơ khai, qua mấy chục năm để trở thành tập đoàn lớn mạnh giá trị nhiều nghìn tỷ. Trước đây, nhiều người không thể nghĩ rằng một tập đoàn dược có thể đạt tới quy mô lớn như vậy.
    Xin cảm ơn chị!
    Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu, Việt Nam có hơn 5.000 loài cây, con làm thuốc, trong đó có hàng trăm loại quý hiếm được thế giới đánh giá cao. Theo báo cáo của Cục Quản lý dược – Bộ Y tế, mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 50-60 nghìn tấn dược liệu, dùng chế biến thuốc y học cổ truyền, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược hoặc xuất khẩu.
    Số quốc gia và người dân lựa chọn thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc tự nhiên, ngày càng gia tăng với xu hướng quay về với tự nhiên. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay khoảng 80% dân số toàn cầu dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên để chăm sóc sức khỏe.
    Nguồn tài nguyên dược liệu phong phú và nhu cầu sử dụng sản phẩm từ thảo dược tăng là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dược liệu tại Việt Nam. Tuy nhiên theo thống kê của Viện Y dược học cổ truyền, mỗi năm nước ta nhập hàng nghìn tấn dược liệu từ nước ngoài, 80% trong số đó được nhập lậu mà phần lớn là dược liệu rác.
    Có điều kiện lý tưởng, doanh nghiệp chăn nuôi heo đẩy mạnh tái đàn

    CEO VQC Ngô Thị Ngọc Mai: “Có được thành công phải qua nhiều thất bại cay đắng”

    BẢO NHI

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.