Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Binh Pham Hai Binh Pham Hai 2 năm, 10 tháng trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #3184
    Binh Pham Hai
    Binh Pham Hai
    Thành viên

    Sửa đổi Luật Dược: Công khai minh bạch giá thuốc

    (SKĐS) – Dự thảo Luật Dược sửa đổi đang được Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 10. Dự thảo Luật lần này quy định giá thuốc được quản lý theo Luật Giá và Luật Đấu thầu nên sẽ khắc phục được tình trạng cùng một loại thuốc nhưng giá lại chênh lệch nhau quá lớn tại nhiều nơi như hiện nay.
    Theo Luật Dược hiện hành, quản lý giá thuốc dựa trên việc tham khảo giá thuốc tại các nước có điều kiện y tế, thương mại tương tự Việt Nam và xây dựng giá thuốc tối đa. Qua 10 năm thực hiện những quy định vừa nêu cho thấy không khả thi vì không thể xác định được điều kiện y tế, thương mại của các nước tương tự nước ta và có những thuốc mà Việt Nam nhập khẩu nhưng ở các nước tương tự điều kiện y tế, thương mại lại không sử dụng nên không thể đối chiếu được.

    Khắc phục tình trạng này, Dự thảo Luật Dược sửa đổi quy định việc quản lý giá thuốc thống nhất với Luật Giá và Lật Đấu thầu. Trong đó, Luật Đấu thầu dành hẳn một chương về đấu thầu thuốc và quy định thêm hình thức đấu thầu thuốc tập trung quốc gia sẽ góp phần quan trọng khắc phục tình trạng cùng một loại thuốc nhưng giá lại chênh lệch quá lớn tại nhiều nơi như hiện nay.
    Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị định về đấu thầu thuốc và giao cho Bộ Y tế thời gian tới thành lập Trung tâm Đấu thầu thuốc quốc gia, xây dựng thông tư hướng dẫn đấu thầu thuốc, trong đó ban hành danh mục thuốc đấu thầu tập trung quốc gia, danh mục đấu thầu thuốc cấp tỉnh và danh mục thuốc sản xuất trong nước được tham gia đấu thầu tập trung quốc gia. Đồng thời cũng ban hành danh mục thuốc đàm phán giá, nhất là đối với các loại thuốc gen-nơ-ric, thuốc biệt dược và thuốc hiếm.

    “Giá thuốc được quản lý theo Luật Giá và Luật Đấu thầu, điều này sẽ giúp việc quản lý giá thuốc bình ổn được giá. Việc thực hiện đấu thầu thuốc tập trung sẽ tránh được tình trạng chênh lệch giá quá lớn giữa các địa phương. Hiện nay, mỗi địa phương đấu thầu vào các thời điểm khác nhau, chủ đấu thầu khác nhau, và rất nhiều nhà cung cấp thuốc khác nhau thì giá thuốc sẽ chênh lệc rất lớn. Đương nhiên giá thuốc sẽ không bao giờ giống hệt nhau giữa các nơi nưng mà không được chên lệc quá lớn. Thứ 2 là tạo được nguồn cung ứng đủ thuốc, an toàn, hiệu quả, giá hợp lý giá thuốc cũng rất cạnh tranh, nếu giá cao thì sẽ khó trúng thầu”- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói

    Dự thảo Luật Dược sửa đổi lần này cũng hướng đến việc quản lý giá rất công khai, minh bạch và thực hiện theo các luật hiện hành là Luật Giá, Luật Đấu thầu và thực hiện theo nghị định hướng dẫn về đấu thầu thuốc mà Chính phủ đã ban hành.

    Theo đó, việc đấu thầu thuốc sẽ có một số nội dung chính sửa đổi là ưu tiên cho thuốc gốc, thuốc nội; đấu thầu tập trung ở cấp quốc gia và có một số thuốc tập trung ở cấp tỉnh thậm chí có những đơn thuốc phân quyền để đấu thầu tập trung ở địa phương.

    Về cơ quan quản lý giá, Bộ Y tế sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý giá. Tuy nhiên, phân công rõ ràng trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan để thực hiện đúng theo Luật Đấu thầu và Luật Giá.

    Ở đây, thay vì theo luật phải kê khai niêm yết giá mà mặt bằng giá ngang với các nước có cùng trình độ y tế, kinh tế tương đương – điều này không khả thi mà chúng ta phải tuân theo hai hình thức là theo thị trường và quản lý giá một cách công khai, minh bạch với thuốc do ngân sách cấp. Ví dụ, thuốc chi trả từ Quỹ Bảo hiểm y tế và các chương trình mục tiêu quốc gia cũng như thuốc phòng, chống dịch.

    Như vậy sẽ khắc phục được cơ bản việc chênh lệch giá quá lớn giữa các địa phương, sẽ không có tình trạng kê khai giá một cách cao quá mức. Hình thức này sẽ công khai, minh bạch, tập hợp được để bảo đảm cung ứng đủ chất lượng và giá cả chấp nhận được và cũng phù hợp với các quy định hiện nay của các nước về quy trình quản lý giá và đấu thầu thuốc.

    “Khi luật Dược mới được ban hành, một số thủ tục đầu tư, sản xuất kinh doanh, buôn bán thuốc cũng sẽ được đơn giản hoá, người dân sẽ được tiếp cận với thuốc mới, thuốc tốt dễ dàng hơn với giá hợp lý hơn, chất lượng tốt hơn và thuốc sử dụng trong khám chữa bệnh sẽ được quản lý chặt chẽ hơn để tránh lạm dụng thuốc, kháng thuốc. Đặc biệt, sẽ giúp ngành công nghiệp dược trong nước phát triển hơn và ưu tiên sử dụng thuốc nội”- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết.

    Luật Dược mới cũng được kỳ vọng khắc phục tình trạng Việt Nam nhập khẩu 50% số thuốc và 90% nguyên liệu làm thuốc như hiện nay. Trong số 181 nhà máy sản xuất thuốc tân dược và thuốc từ dược liệu thì đa số chỉ sản xuất các thuốc gốc rẻ tiền. Người dân Việt Nam đang phải bỏ 50% số tiền mua thuốc mỗi năm để mua thuốc nhập ngoại, đắt tiền.

    Thái Bình

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.