Diễn đàn cây thuốc nam – Kết nối chuỗi giá trị cây thuốc nam › Diễn đàn › Thảo luận về bài thuốc › Tác dụng của bột nghệ đen
Dán nhãn: Cây tầm gửi
Chủ đề này bao gồm 1 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Giang Ly 4 năm, 7 tháng trước.
-
Người viếtBài viết
-
25-05-2020 vào lúc 02:10 #1548
Nghệ đen
Nghệ đen được dùng làm thuốc trong đông y với tên gọi là nga truật. Thảo dược này nổi tiếng với tác dụng chữa đau dạ dày, ăn không tiêu, tắc kinh, nôn trớ ở trẻ em.Nghệ đen
Cây nghệ đenTên khác: Nga truật, tam nại, ngải xanh, nghệ tím, nghệ đăm, bồng nga truật, xú thể khương, thanh khương, phá quan phủ, thuật dược.
Tên khoa học: Cucurma Caesia
Họ: Gừng ( Zingiberales )
Mô tả cây nghệ đen
Đặc điểmCây thân thảo, mọc thẳng, có thể đạt đến chiều cao cỡ 1,5m
Thân rễ hình nón có các khía chạy dọc và mọc nhiều nhánh phụ non mang theo nhiều củ
Lá màu xanh nhợt, dài khoảng 30 – 60 cm và rộng từ 7 -8 cm, có bẹ to mọc từ dưới chân cây lên. Gân chính của lá màu đỏ. Cuống lá rất ngắn, một số lá không có cuống.
Hoa của cây nghệ đen thường ra trước khi có lá. Nó mọc thành cụm đâm từ thân rễ lên, màu vàng, dài khoảng 15mm, môi lõm ở đầu, thùy giữa nhọn, bầu có lông mịn.
Quả nghệ đen hình trứng, nhẵn, có 3 cạnh. Quả chứa hạt thuôn, màu trắng
Đặc điểm dược liệuCây nghệ đen dùng củ làm thuốc ( Đông y gọi là nga truật ). Củ hình con thoi hoặc hình trứng. Đầu trên phình to và thu nhỏ dần về phía đầu dưới. Chiều dài củ dao động từ 2 -4 cm, lớp vỏ bên ngoài màu vàng nâu, bề mặt trơn bóng. Thịt củ màu xanh thẫm hoặc tím nhạt.
Phân bố
Nghệ đen là cây bản địa của Indonesia và Ấn Độ. Ngay từ thế kỉ thứ 6, thảo dược này đã được người Arab mang đến Châu Âu nhưng không được người phương Tây sử dụng nhiều.
Ngày nay, nghệ đen được trồng nhiều tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác. Ở nước ta, cây ưa sống ở những vùng đất xốp ẩm, ven suối hoặc ở rừng núi.
Bộ phận dùng
Bộ phận được sử dụng chủ yếu của cây nghệ đen chính là củ tươi hoặc khô
Thu hái – Sơ chế
Củ nghệ đen được thu hoạch vào tháng 11 – 12 hàng năm. Phần củ đem về sẽ được rửa sạch đất cát, cắt bỏ hết rễ con.
Bào chế thuốc
+ Theo Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải: Đổ giấm vào một cái chậu sành có đáy nhám. Sau đó mài ngủ nghệ đen và hơ trên lửa cho bột khô lại. Dùng bột này để làm thuốc.
+ Theo Bản Thảo Cương Mục: Ủ củ nghệ đen vào tro nóng cho đến khi chín mềm, giã nát và sao với giấm
+ Theo Dược Tài Học: Luộc củ nghệ đen cho chín, xắt mỏng, phơi khô. Một cách khác là lấy nghệ đen đun với giấm theo tỷ lệ 600g nghệ/160g giấm, đun cho cạn nước rồi bào mỏng, phơi khô.
Bảo quản
Nên bảo quản nghệ đen trong hộp kín, để nơi khô ráo, tránh ẩm. Năng phơi sấy để tránh bị mốc.
Thành phần hóa học
Nghiên cứu khoa học cho thấy nghệ đen có chứa các thành phần sau:
1-1,5% tinh dầu: Bao gồm Cinecol (9,6%), D – camphen, sesquiterpen ancol (48%), Zingibezen (35%) và một số chất khác.
3,5% chất nhầy
Curcumin
Secquitecpen
Axit và phenol: Chẳng hạn như Tricyclo 5.1.0.02,4 hay p-(2-methylallyl)-( 11,45%)
Curzerenone 44,93%
Camphene
Ar-turmerone
Germacrone 6,16%
Difurocumenone
Curcurmenole
Isocurcurmenole…
Vị thuốc nghệ đen
Củ nghệ đen
Củ nghệ đen được dùng làm thuốc trong Đông y với tên gọi là nga truật
Tính vị+ Theo Khai Bảo Bản Thảo: Nghệ đen tính ôn, vị cay, đắng, không có độc
+ Theo Y Học Khải Nguyên: Dược liệu này có vị đắng, tính bình
+ Theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển: Nghệ đen vị đắng, cay, tính ấm
Quy kinh
Nghệ đen có khả năng đi vào các kinh: Can, Phế, Tỳ, túc Quyết âm Can
Tác dụng của nghệ đen
Trong y học cổ truyền, nghệ đen có công dụng hành khí, phá huyết, trị ứ kinh, khí trệ, trừng hà, tiêu tích do chấn thương, hóa thực.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, thành phần curcumin trong nghệ đen có những tác dụng sau:
Ngăn ngừa, hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư và làm giảm tác dụng phụ của hóa trị
Kháng viêm, ngăn chặn quá trình kích hoạt phản ứng viêm trong cơ thể.
Chống oxy hóa, ức chế sự phát triển của các gốc tự do gây hại
Giảm đau do các chứng viêm xương khớp, đau răng hay do các vấn đề ở dạ dày
Ngoài ra, tinh dầu chiết xuất từ củ nghệ đen còn có tác dụng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư gan. Thực nghiệm trên thỏ cho thấy, nước sắc nghệ đen làm tăng sự hấp thu máu.Cách dùng và liều lượng
Cách dùng: Nghệ đen thường được sử dụng dưới dạng thuốc sắc, viên hoàn hay bột
Liều lượng: 3 – 6g một ngày
Độc tínhCây nghệ đen không có độc. Mặc dù vậy một số người quá mẫn với thành phần của thảo dược này có thể cảm thấy khó chịu trong dạ dày, nổi phát ban, buồn nôn hay tiêu chảy sau khi dùng.
Nếu bạn gặp bất cứ tác dụng phụ nào, nên ngưng dùng nghệ đen ngay.
Bài thuốc sử dụng nghệ đen
1. Chữa ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơiChuẩn bị 25g nghệ đen và một quả tim lợn
Sơ chế tim lợn sạch sẽ, thái miếng vừa ăn
Nghệ đen cũng đem thái lát mỏng rồi nấu chung với tim lợn
Nêm nấm gia vị cho vừa miệng, dọn ăn kèm với cơm
Dùng liên tục trong 5 ngày đến 1 tuần giúp ăn uống dễ tiêu hơn và cải thiện các triệu chứng khó chịu khác ở bụng.
2. Chữa nôn trớ ở trẻ khi bú sữa ở trẻ nhỏChuẩn bị 4g nghệ đen, 4 hạt muối ăn, ngưu hoàng lượng cỡ bằng hạt gạo
Hòa nghệ đen với sữa và muối, nấu sôi trong khoảng 5 phút
Tiếp tục thêm ngưu hoàng vào quậy tan ra
Chia uống vài lần trong ngày.
3. Chữa ăn uống không ngon miệng, hoa mắt, chóng mặtChuẩn bị một thang thuốc gồm: Đương quy, đào nhân, ngưu tất, hà thủ ô, sài hồ (mỗi vị 20g), lô hội (25g), nghệ đen và hoàng kỳ (mỗi vị 30g), long đởm thảo và đại hoàng (mỗi vị 10g).
Đem thuốc sao vàng, thái nhỏ
Cho tất cả vào bình thủy tinh, đổ rượu ngập mặt thuốc rồi ngâm trong 2 tuần.
Khi sử dụng mỗi lần uống 20ml x 2-3 lần/ngày.
4. Trị đau bụng kinhThành phần của bài thuốc gồm 20g nghệ đen, 8g ngải cứu và 16g ích mẫu
Cho 3 vị thuốc vào ấm sắc cùng 500ml nước, sắc cạn còn 200ml thì ngưng
Chia thuốc làm 2 lần uống, mỗi lần 100ml. Dùng trước bữa ăn chính
**Lưu ý: Cần sử dụng bài thuốc này trước kỳ kinh khoảng 5 – 7 ngày.5. Chữa đau bụng từng cơn do bị nhiễm lạnh
Chuẩn bị: Mộc hương 50g, củ nghệ đen 100g
Tán cả 2 thành bột mịn, cho vào hũ có nắp đậy kín để bảo quản được lâu.
Mỗi lần uống 2g. Dùng nước giấm pha loãng để uống thuốc.
6. Bồi bổ khí huyết, chữa thiếu máu, suy nhược, da dẻ xanh xao, hấp thu kémNguyên liệu cho bài thuốc gồm: 40g nghệ đen, 40g xuyên khung, 40g cam thảo, 40g đỗ nhược, 40g hồi hương, 40g đương quy, 40g địa hoàng thán, 40g bạch thược.
Tán tất cả các vị thuốc trên thành bột mịn, vo thành viên hoàn nhỏ
Mỗi ngày uống 8 – 12g
7. Trị nứt gót chânChuẩn bị bột nghệ đen và dầu dừa hoặc dầu thầu dầu
Trộn 2 nguyên liệu để được hỗn hợp hơi sền sệt
Đắp lên gót chân bị nứt vào buổi tối hàng ngày trước khi đi ngủ
Để 15 phút rồi rửa sạch lại
8. Làm mờ vết thâm, sẹo rỗ trên da, giúp nhanh lành vết thươngChuẩn bị củ nghệ đen tươi
Rửa sạch vùng da cần điều trị. Sau đó thái nghệ đen thành lát mỏng rồi đắp lên da
Để 20 – 30 phút. Lặp lại mỗi ngày khoảng 2 lần
9. Điều trị đau dạ dày, viêm đại tràngChuẩn bị 2 thìa bột nghệ đen, 1 thìa mật ong nguyên chất
Pha 2 nguyên liệu đã chuẩn bị với 200ml nước ấm
Uống ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng mỗi ngày.
10. Chữa tắc kinh, ứ huyết, đau bụng trong thời kỳ hành kinhChuẩn bị cây nghệ đen và ích mẫu mỗi vị 15g
Sắc uống mỗi ngày 1 thang trong 3 tuần liên tục.
11. Chữa biếng ăn, đi ngoài phân thối, suy dinh dưỡng, bệnh cam tích ở trẻ emChuẩn bị 6g nghệ đen và 4g hạt muồng trâu
Sắc lấy nước đặc uống hàng ngày cho đến khi tình trạng được cải thiện
Ngày dùng 1 thang.
12. Trị nhiễm nấm mãn tính đường ruột, ăn lâu tiêu, mệt mỏi, chướng hơi, lạnh bụngChuẩn bị: Nghệ đen, tam lăng và củ gấu mỗi vị 160g, đinh hương và đăng tâm mỗi vị 16g, cốc nha, thanh mộc hương và thanh bì mỗi vị 20g, hạt cau, khiên ngưu mỗi vị 40g.
Tán hỗn hợp thành bột, vo viên hoàn
Tùy theo tình trạng bệnh mỗi ngày uống 8 – 12g với nước sắc gừng.
13. Chữa thâm nám, tàn nhang, làm sáng daChuẩn bị tinh bột nghệ đen, mật ong, sữa chua
Uống 1 thìa tinh bột nghệ đen với mật ong vào mỗi buổi sáng.
Kết hợp dùng mặt nạ nghệ đen và sữa chua không đường đắp lên da để cải thiện các sắc tố đen sạm. Mỗi tuần đắp mặt nạ 2 – 3 lần.
14. Chữa rậm lông mặtChuẩn bị bột đậu xanh và bột nghệ đen
Trộn lẫn 2 thành phần trên theo tỷ lệ 1:1 và pha với một ít nước để làm mặt nạ
Đắp lên toàn bộ da mặt trong 20 phút
Thực hiện mỗi tuần 2 lần sẽ giúp ức chế sự phát triển của lông mặt.
15. Chữa tổn thương da do bỏngChuẩn bị bột nghệ đen và gel lô hội
Trộn 2 nguyên liệu với nhau và đắp lên khu vực da bị bỏng mỗi ngày giúp kháng khuẩn, chống viêm, đẩy nhanh tốc độ lên da non.
16. Chữa bệnh viêm dạ dày mãn tínhChuẩn bị 1kg củ nghệ đen, 300g ô tặc cốt, 200g trúc diệp sài hồ, mật ong nguyên chất.
Sài hồ sao vàng, đem nghiền thành bột mịn cùng với các vị còn lại.
Trộn đều bột thuốc với mật ong
Mỗi lần uống 20g x 2 lần/ngày trước bữa ăn nửa tiếng.
17. Chữa vàng da do mắc viêm ganChuẩn bị củ nghệ đen, uất kim, quả tắc non, củ gấu. Tất cả dùng dạng khô liều lượng bằng nhau.
Nghiền các vị trên thành bột mịn và trộn đều với mật ong
Mỗi ngày uống 2g
18. Chữa bệnh đại tràng co thắt, đại tiện ra máu, táo bónChuẩn bị 1kg bột nghệ đen, 500g cồ nốc mảnh, 40g đại hoàng, 200g mè đen
Trộn các vị trên với mật ong
Ngày uống 20g
18. Ngăn ngừa và làm mờ vết rạn da sau sinhChuẩn bị củ nghệ đen và gừng tươi lượng bằng nhau
Giã nát 2 vị thuốc rồi đem ngâm rượu
Thoa hỗn hợp rượu gừng nghệ lên những vùng da dễ bị rạn như bụng, đùi, hông ngày 1 – 2 lần.
19. Chữa các chứng đau có nguyên nhân do lãnh khí xung tâmChuẩn bị 60g nghệ đen, 30g mộc hương, giấm
Đem cả 2 tán thành bột
Mỗi lần uống 1,5g với giấm
20. Chữa co thắt tiểu trườngChuẩn bị: Bột nghệ đen, 3g hành
Uống chung với rượu lúc đói bụng
21. Chữa đau bụng co quắp ở trẻ nhỏChuẩn bị 15g củ nghệ đen, 3g a ngụy
Giã nát rồi đắp xung quanh bụng, để hỗn hợp khô
Kết hợp uống nước tử tô để đạt được hiệu quả tốt hơn.
22. Chữa đau sườn dướiChuẩn bị 15g kim linh tử; 1,15g nghệ đen; 1,15g tam lăng; 1,15g nhũ hương; 1,15g mộc dược.
Sắc uống hàng ngày, mỗi ngày 1 thang.
23. Chữa rối loạn tiêu hóa, đau bụng ở trẻ emChuẩn bị nghệ đen, tam lăng, hồ tiêu và la bặc tử mỗi vị 5g, chế hương phụ, chỉ thực, thanh bì mỗi vị 6g, trần bì 10g, sa nhân và lô hội, hồ hoàng liên mỗi vị 3g.
Tán thuốc thành bột, trộn chung với hồ, vo viên hoàn.
Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 6g. Uống với rượu gạo ấm
Kiêng cho trẻ dùng thức ăn chưa được nấu chín, thực phẩm có tính lạnh trong quá trình điều trị.
24. Điều trị bệnh tâm thầnChuẩn bị bột củ nghệ đen, thược dược, đại hoàng. Cứ 10g nghệ đen thì dùng 3g thược dược và 3g đại hoàng.
Trộn chung 3 vị thuốc và chế thành viên nặng khoảng 8g
Khi sử dụng lấy 6 – 8 viên uống, mỗi ngày 3 lần
Một liệu trình uống liên tục 30 ngày
III. Kiêng kỵ khi sử dụng
Tránh dùng nghệ đen trong các trường hợp bị khí huyết hư, có thai
Nghệ đen có tính phá huyết nên không thích hợp sử dụng nếu bị rong kinh
Những trường hợp cơ thể hư yếu mà có tích muốn dùng nghệ đen thì cần phối hợp với một số vị như Sâm, Truật theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Uống nghệ đen có thể làm chậm quá trình đông máu. Vì vậy, cần ngưng dùng trước và sau khi phẫu thuật ít nhất 2 tuần27-05-2020 vào lúc 12:37 #1558ÙNG THUỐC
Công hiệu chữa bệnh từ cây tầm gửi
13:41 31/07/2019 GMT+7Suckhoedoisong.vn – Tầm gửi là các loài cây sống ký sinh trên các cây chủ khác nhau. Từ lâu, Đông y đã sử dụng các loài tầm gửi để làm thuốc chữa nhiều bệnh, rất công hiệu.
Giật mình cặp vợ chồng lệch tuổi chia sẻ chuyện “chăn gối”
Cải thiện ngôn ngữ cho con CHẬM NÓI, TĂNG ĐỘNG chỉ sau 5 tháng – Bí quyết của tôi là gì?
Ích Tâm Khang giảm khó thở, đau ngực, mệt mỏi – được Quốc tế công nhận
Tầm gửi là các loài cây sống ký sinh trên các cây chủ khác nhau. Từ lâu, Đông y đã sử dụng các loài tầm gửi để làm thuốc chữa nhiều bệnh, rất công hiệu. Đa số các loài tầm gửi đều có tác dụng trừ phong thấp, giảm đau nhức xương khớp, cơ nhục do phong thấp hoặc do chấn thương, té ngã, tăng huyết áp, rối loạn tâm thần… Một số loài có tác dụng an thai, thúc sữa sau sinh… Theo y học hiện đại, tầm gửi có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống ôxy hóa và bảo vệ gan…Tầm gửi trên cây dâu tằm: tên thuốc là tang ký sinh có vị đắng, tính bình, vào 2 kinh can, thận. Có tác dụng trừ phong thấp, mạnh gân cốt, dùng khi chức năng can thận kém dẫn đến đau lưng mỏi gối. Dùng riêng bằng cách rửa sạch, phơi khô, chặt thành đoạn, sao vàng, sắc uống; hoặc phối hợp với các vị thuốc bổ can thận khác như tục đoạn, cẩu tích, đau xương, tang chi…
Tầm gửi là các loại cây sống ký sinh trên các thân cây khác. Hình: minh họa
Bài “Độc hoạt ký sinh thang”: tang ký sinh 18g; độc hoạt, tần cửu, phòng phong, đương quy, bạch thược, đỗ trọng, ngưu tất, mỗi vị 9g; tế tân 3g, sinh địa 15g; đảng sâm, phục linh, mỗi vị 12g; nhục quế 1,5g, cam thảo 6g. Bài này công năng chính là trừ phong thấp, bổ khí huyết, ích can thận. Dùng trị chứng thấp tý, đau nhức thần kinh, cơ nhục, thần kinh ngoại biên, thần kinh tọa… Sắc uống ngày một thang chia 3 lần trước bữa ăn. Cũng có thể bào chế dạng thuốc hoàn hoặc ngâm rượu.
Bài “Thiên ma câu đằng ẩm”: tang ký sinh, thảo quyết minh (sao vàng), mỗi vị 32g, thiên ma, câu đằng, chi tử, hoàng cầm, đỗ trọng, mỗi vị 12g, dây hà thủ ô đỏ, bạch linh, mỗi vị 20g, ngưu tất, ích mẫu, mỗi vị 16g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần, trước bữa ăn. Dùng trị chứng tăng huyết áp, tim hồi hộp, khó ngủ…
Những thang thuốc trên dùng tốt nhất cho người cao tuổi trong lúc giao mùa từ nóng sang lạnh, từ mùa thu sang đông.
Ngoài ra, tang ký sinh còn được phối hợp với chư ma căn (củ cây gai), tô ngạnh (cành tía tô), ngải diệp; trị ít sữa của phụ nữ sau sinh.
Tầm gửi cây chanh dùng trị các chứng ho khan, ho gió, ho có đờm đặc. Khi dùng thường cũng sao chế như tang ký sinh, có thể phối hợp với các vị trị ho khác như trần bì, tang bạch bì, xạ can, mạch môn… dưới dạng thuốc sắc, siro hay viên ngậm.
Tầm gửi cây na, cây tầm gửi trên cây mít còn dùng trị bệnh sốt rét hoặc chứng “hàn nhiệt vãng lai”, tức bệnh có lúc sốt, lúc rét. Có thể phối hợp với thanh hao, sài hồ, hoàng cầm, thảo quả, binh lang…
Tầm gửi cây dẻ trị thấp khớp, viêm họng, các bệnh dị ứng, bệnh ngoài da.
Cây tầm gửi trên cây xoan chữa bệnh đường ruột, kiết lỵ, táo bón.
Tầm gửi trên cây cúc tần cho hạt là vị thuốc thỏ ty tử tác dụng bổ thận tráng dương, chữa di tinh, liệt dương, tiểu dầm…: hạt tơ hồng (thỏ ty tử) 8g, thục địa 16g, lục giác giao, đỗ trọng, mỗi vị 12g, kỷ tử, nhục quế, mỗi vị 10g, sơn thù du, phụ tử chế, đương quy, mỗi vị 8g. Ngày một thang, dạng thuốc sắc.
Cây tầm gửi trên cây gạo có tác dụng tốt để điều trị viêm cầu thận, phù thận, sỏi thận, chức năng gan yếu, gan nóng; đặc biệt làm tăng khả năng thải độc của gan.
Lưu ý: tránh dùng những loài tầm gửi trên các cây chủ có độc tính như lim, trúc đào, thông thiên…
-
Người viếtBài viết
Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.