Diễn đàn cây thuốc nam – Kết nối chuỗi giá trị cây thuốc nam › Diễn đàn › Thảo luận về vùng trồng › Tham quan vùng trồng cà gai leo dược liệu đạt chuẩn tại Bắc Giang
Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Binh Pham Hai 2 năm, 9 tháng trước.
-
Người viếtBài viết
-
22-02-2022 vào lúc 09:07 #3212
Tham quan vùng trồng cà gai leo dược liệu đạt chuẩn tại Bắc Giang
Nguyễn Quỳnh
Vào ngày 10/7/2020, ông Nhâm Quang Đoài – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu quốc gia Vietfarm đã cùng một số chuyên viên cấp cao tham quan vùng trồng dược liệu cà gai leo tại xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang. Chuyến khảo sát thực nghiệm này không chỉ ghi nhận tình hình phát triển cây dược liệu cà gai leo tại vườn trồng tỉnh Bắc Giang, mà còn giúp bà con nông nhân giải đáp một số thắc mắc trong quá trình nuôi trồng, chăm sóc và thu hoạch loại dược liệu quý này.
Cà gai leo là loại cây dược liệu được biết tới với tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan và xương khớp hiệu quả. Nhiều năm trở lại đây, cà gai leo ngày càng được “săn tìm” ráo riết trên thị trường dược liệu. Tuy nhiên, việc tìm mua cà gai leo đạt chất lượng lại gặp nhiều khó khăn. Một phần do người tiêu dùng không được trang bị kiến thức nhận biết để phân biệt cà gai leo với một số loại cà gai khác. Một phần do nhiều gian thương cố tình trộn cà gai leo với một số dược liệu không rõ nguồn gốc để chuộc lợi trong kinh doanh.
Nhận thấy nhu cầu bức thiết của người tiêu dùng trong tìm một địa chỉ uy tín để có thể mua cà gai leo đạt chuẩn chất lượng từ khâu nuôi trồng tới thu hoạch và phân phối. Đồng thời đảm bảo hoạt chất glycoalkaloid cao, mang lại nhiều tác dụng cho sức khoẻ, Trung tâm dược liệu Vietfarm đã phối hợp cùng người dân địa phương tại xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang phát triển vườn trồng dược liệu cà gai leo đạt tiêu chuẩn GACP-WHO.
Đặc điểm sinh thái của cây cà gai leo là ưa sáng, có khả năng chịu hạn cao, có thể thích nghi trong nhiều điều kiện khí hậu, nhiều loại đất. Do đó, tại ba miền Bắc – Trung – Nam nước ta đều có thể trồng được cây dược liệu này.
Tuy nhiên, qua phân tích từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm của Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược học dân tộc cho thấy, điều kiện thổ nhưỡng của tỉnh Bắc Giang phù hợp hơn cả với việc phát triển trồng cà gai leo. Thực tế cũng đã chứng minh, cây cà gai leo được trồng trong điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu và khoáng chất tại vùng trồng Bắc Giang cho hàm lượng dược chất gần như cao nhất, lớn hơn so với các loại cà gai leo được trồng ở một số địa phương khác trên nước ta.
Tuy nhiên, Bắc Giang là tỉnh có sự phát triển mạnh về nông nghiệp và lâm nghiệp khi tỷ lệ nuôi trồng của các loại đất này chiếm lần lượt là 32,4% và 28,9%. Do có truyền thống lâu đời phát triển ngành nông nghiệp lúa nước và trồng rừng, nên người dân Bắc Giang còn xa lạ với các mô hình nuôi trồng dược liệu. Đối với việc phát triển vườn trồng cà gai leo được cho là bước tiến vượt bậc trong lịch sử tỉnh nhà, góp phần giúp người dân địa phương tăng thêm thu nhập, có thêm việc làm, đồng thời sử dụng diện tích đất canh tác một cách hiệu quả hơn.Để giúp bà con tỉnh Bắc Giang phát triển diện tích đất trồng dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao, Trung tâm dược liệu Vietfarm đã liên hệ tới các cơ quan chính quyền địa phương tỉnh, đề nghị được hỗ trợ trong quá trình hợp tác phát triển vườn trồng dược liệu với bà con nông dân tỉnh nhà.
Được sự thông qua của các cơ quan chính quyền cùng sự đồng hành đầy nhiệt huyết đến từ chính người dân bản địa, đội ngũ các chuyên gia cấp cao của Vietfarm đã thực hiện dự án Nuôi trồng và phát triển vườn dược liệu cà gai leo tại xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Cán bộ cấp cao cùng nhân viên Vietfarm tại vùng trồng dược liệu cà gai leo Bắc Giang
Theo đó, vùng trồng cà gai leo tại Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang của Vietfarm có diện tích rộng 2ha đạt, cho sản lượng 10 tấn/năm đạt tiêu chuẩn GACP-WHO trong nuôi trồng và chăm bón. Vườn trồng do Vietfrm phối hợp với người dân địa phương triển khai theo mô hình khép kín từ khâu nuôi trồng, thu hoạch và bào chế đến lưu hành sản phẩm ra thị trường.Trước khi được đưa vào canh tác, đất của vùng trồng phải đảm bảo đã được để không suốt 3 năm nhằm loại bỏ tất cả quặng sắt, kim loại nặng, tàn dư thuốc bảo vệ thực vật… Bên cạnh đó, Vietfarm hỗ trợ người dân xử lý hệ thống nước tưới tiêu sạch, đảm bảo cho vùng trồng dược liệu cà gai leo.
Sau các khâu tư vấn chọn giống cà gai leo sao cho đạt hiệu quả cao và có hàm lượng hoạt chất tốt nhất, Vietfarm sẽ hướng dẫn người dân phủ nilon bọc ngoài luống trước khi gieo hạt cà gai leo. Việc này để đảm bảo giữ được độ ẩm cho đất, bảo vệ cây khỏi nấm mốc, sâu rệp, chuột bọ phá hoại và ngăn cỏ xâm lấn.
Khi hạt giống nảy những mầm non đầu tiên, người nông dân phải đi tỉa từng luống để đảm bảo khoảng cách giữa các hạt mầm không bị thưa hay quá chật.
Khi cây cà gai leo trưởng thành, người nông dân nhổ cỏ bằng tay để không bị ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây.
Tất cả các công đoạn kể trên đều được chuyên viên của Vietfarm và Viện nghiên cứu và phát triển y dược học dân tộc trực tiếp giám sát. Nhằm đảm bảo các thông số, cách chăm sóc, theo dõi tình hình dinh dưỡng của cây và kịp thời cung cấp giải pháp xử lý sao cho đạt được kết quả nuôi trồng tốt nhất.
Theo tính toán từ các chuyên gia Vietfarm, sau khoảng thời gian từ 4-6 tháng có thể thu hoạch cà gai leo tại vườn trồng. Bởi lúc này, hàm lượng hoạt chất glycoalkaloid cao hơn 7-8 lần so với cây cà gai leo không được thu hoạch đúng thời điểm.
Sau khi tiếp nhận thông tin từ phía đoàn chuyên gia Vietfarm, người dân xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đã gửi lời cảm ơn tới các chuyên gia. Hiện tại, tỉnh Bắc Giang là địa phương sở hữu nhiều “ưu đãi trời cho” trong nuôi trồng và phát triển các loại dược liệu quý hiếm. Hy vọng với sự hợp tác chặt chẽ cùng Trung tâm dược liệu Vietfarm, công tác phát triển dược liệu của tỉnh Bắc Giang sẽ thêm phần khởi sắc, xứng đáng trở thành địa phương tiên phong trong phong trào phát huy tinh hoa nền Y dược học nước nhà.
-
Người viếtBài viết
Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.