Diễn đàn cây thuốc nam – Kết nối chuỗi giá trị cây thuốc nam › Diễn đàn › Thảo luận về bài thuốc › Thảo dược có độc tính và cách giải cứu
Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Phạm Hải Bình 3 năm, 7 tháng trước.
-
Người viếtBài viết
-
12-04-2021 vào lúc 15:29 #2673
Thảo dược có độc tính và cách giải cứu
Suckhoedoisong.vn –
Một số thảo dược có chứa chất độc, khi vào cơ thể trong những điều kiện nhất định có thể gây hại từ mức độ nhẹ (đau đầu, nôn) đến mức độ nặng (co giật, sốt rất cao). nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
Ba đậu:Hạt ba đậu có 30%-50% dầu béo, có tác dụng gây tẩy mạnh, 18% protein. Trong ba đậu có một chất rất độc gọi là crotin. Nếu ăn phải ít hạt hoặc chỉ cần từ 1 đến 2 giọt dầu ba đậu là sau nửa giờ sẽ gây đau bụng, ỉa lỏng và cảm thấy nóng rát hậu môn. Khi ăn phải nhiều hơn sẽ gây viêm ruột rất mạnh và có triệu chứng ngộ độc như viêm miệng, họng, nôn mửa, đi ỉa lỏng nhiều, có khi ỉa ra máu. mạch đập nhanh và yếu, huyết áp tụt, có thể tử vong.
Thảo dược có độc tính và cách giải cứu
Giải độc: Rửa dạ dày, cho uống nước lòng trắng trứng gà hoặc than hoạt tính (2 muỗng canh). Theo kinh nghiệm dân gian, có thể ép lá chuối tươi lấy nước cho uống, hoặc uống nước hoàng liên. Trường hợp ngộ độc nặng cần đưa đến bệnh viện xử lý; cho thở oxy và tiêm thuốc kích thích hô hấp, điều trị đối chứng.
Mã tiền:
Chất độc có trong lá, vỏ thân, quả và hạt. Đó là các alkaloid, chủ yếu là stricnin và bruxin. Hàm lượng của hai chất này thay đổi theo từng bộ phận của cây từ 1,5%-3,5%. Khi ngộ độc, nạn nhân biểu hiện sợ hãi, lo lắng, sợ ánh sáng và tiếng động. Sau đó xuất hiện các cơn co giật kiểu uốn ván, đầu nghẹo về phía sau, co quắp toàn thân, khó thở, mặt tái, răng cắn chặt. Nếu bị kích thích bên ngoài (ánh sáng, tiếng động) thì lại co giật. Sau cùng hôn mê và tử vong do ngừng thở.Thảo dược có độc tính và cách giải cứu
Giải độc: Kinh nghiệm dân gian dùng cam thảo với đất sét, sắc lấy nước để uống.
Cà độc dược:
Toàn cây có chất độc, nhưng thường dùng lá và hạt. Trong cây có các alkaloid như hyoscin (scopolamin), hyoscyamin và atropin. Lượng alkaloid toàn phần trong lá và hạt khoảng 0,20%-0,50%. Khi bị ngộ độc có hiện tượng giãn đồng tử, mờ mắt, tim đập nhanh, giãn phế quản, mọi sự điều tiết đều giảm. Nạn nhân khô môi, khô cổ. Chất độc tác động vào hệ thần kinh trung ương, gây chóng mặt, ảo giác và mê sảng.Giải độc: Trường hợp nặng phải hô hấp nhân tạo và tiêm thuốc tăng sức. Đông y dùng bài thuốc sau để chữa ngộ độc cà độc dược: Vỏ đậu xanh 150g, liên kiều 40g, kim ngân hoa 80g, cam thảo 20g. Cho một lít nước, sắc còn 200ml, cách 2 giờ uống 1 lần.
Cây củ đậu:
Trong hạt có chứa 0,56%-1% rotenon. Khi ngộ độc, nạn nhân bị nôn mửa, ỉa chảy, hạ đường huyết, loạn nhịp tim, co giật, hôn mê.Thảo dược có độc tính và cách giải cứu
Giải độc: Gây nôn, rửa dạ dày, thở oxy… là những phương pháp giải độc cấp tính thực hiện ở bệnh viện.
Mù u:
Chất độc có trong hạt, lá và nhựa cây. Hạt chứa 26%-50% dầu. Dầu này có chất độc. Khi ăn phải hạt sẽ bị nôn mửa, ỉa chảy.Thảo dược có độc tính và cách giải cứu
Giải độc: Cho uống nước lòng trắng trứng hoặc than hoạt tính. Uống nhiều nước đường hoặc nước muối nhạt.
Cây cao su:
Trong hạt có 30% dầu béo (có thể dùng pha sơn, làm xà phòng…). Sau khi ép dầu, trong khô dầu có chứa một glucozit sinh acid xyanhidric độc. Người ăn 5-6 hạt có thể bị ngộ độc. Nạn nhân có hiện tượng đau bụng, nôn mửa, đau đầu và co quắp. Giải độc: Cho nạn nhân uống nước sắc cam thảo với đậu xanh, uống nước đường với trứng gà, hoặc cho uống nước ép cà rốt tươi để giải độc.Thông thiên:
Chất độc có trong toàn cây, đặc biệt ở hạt. Trong hạt, ngoài 40%-50% dầu béo, còn có các heterozit gọi là thevetin, neriifolin, cerberin… có tác động với tim. Khi ngộ độc biểu hiện là buồn nôn và nôn kéo dài, gây mất nước, có khi kèm ỉa chảy, rối loạn thị giác và tim.Thảo dược có độc tính và cách giải cứu
Giải độc: Loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng cách rửa hay hút dạ dày tại cơ sở y tế.
Thầu dầu:
Trong hạt thầu dầu có 40%-50% dầu béo, 3%-5% rixin và một số chất khác như rixinin. Rixin là một protein rất độc, không tan trong dầu. Khi ép dầu, chất này nằm lại trong bã hạt (khô dầu). Không dùng làm thức ăn cho gia súc được. Rixin độc gấp 7 lần aconitin (là một alkaloid vào loại rất độc). Ăn một hạt thầu dầu đủ để gây nôn mửa, 3-4 hạt có thể làm chết một trẻ em, 14-15 hạt có thể làm chết một người lớn. Người bị trúng độc có hiện tượng đau bụng, nôn mửa, viêm dạ dày, ruột, nôn ra máu. Mất cảm giác, huyết áp tụt, bí tiểu tiện.
Thảo dược có độc tính và cách giải cứu
Giải độc: Tiêm dưới da huyết thanh kháng rixin và rixinin, cần đưa đến bệnh viện để xử lý. Nếu bị nhiễm độc nhẹ có thể gây nôn, rửa dạ dày.
-
Người viếtBài viết
Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.