Diễn đàn cây thuốc nam – Kết nối chuỗi giá trị cây thuốc nam › Diễn đàn › Thảo luận về bài thuốc › Thảo luận về bài thuốc CHỮA SỎI THẬN CỦA BÀ HÀ THỊ THOA
Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Bùi Văn Hải 4 năm, 3 tháng trước.
-
Người viếtBài viết
-
05-09-2020 vào lúc 09:34 #2390
Chủ trị: Chữa sỏi thận
Công thức bài thuốc: Các vị thuốc phơi khô; 01 thang thuốc sắc có công thức như sau:
Kim tiền thảo 30g Rễ cỏ tranh 20g
Hải kim sa 10g Mạy đông 10g
Rễ dứa nước 10g Phong lan chuột 10g
Kê nội kim 10g
Sắc uống ngày 01 thang.
Phân tích bài thuốc:
1. Kim tiền thảo: Cây kim tiền thảo có tên khoa học là Desmodium styracifolium (Osb.) Merr. Họ Đậu – Fabaceae hay nhiều nơi gọi kim tiền thảo là Cây mắt trâu, Đồng tiền lông, Vảy rộng, Mắt rồng.
Là cây cỏ mọc bò, cao 30 – 50cm. Ngọn non dẹt và có phủ lông tơ, màu trắng. Lá mọc so le, gồm 1 hoặc 3 lá chét tròn, dài 1,8 – 3,4cm; rộng 2,5 – 3,5cm. Do đó có tên Đồng tiền, mặt dưới có lông trắng bạc, mặt trên có những đường gân rất rõ. Hoa màu tía, mọc thành chùm xim ở kẽ lá. Theo nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng trong cây kim tiền thảo có những loại chất Herba Glechomae Longitubae; Herba Desmodii Styracifolii; Lysimachinae Christinae… đây đều là những chất có tác dụng tốt tới sức khỏe của người bệnh. Chính vì thế người ta thường sử dụng cây kim tiền thảo để chữa các bệnh liên quan đến tuyến mật, hệ bài tiết, các bệnh liên quan đến tim mạch, sỏi thận….Theo y học cổ truyền thì kim tiền thảo là cây thảo dược rất lành tính, không lo tác dụng phụ, nếu uống hàng ngày giúp giải nhiệt và giải độc cơ thể, giúp chống viêm, kháng khuẩn, tiêu viêm, lợi mật lợi tiểu, làm mát gan, trị nóng trong người, loại bỏ mụn nhọt lở loét trên da, trị được vết thương do rắn cắn.Y học hiện đại cũng đã vào cuộc nghiên cứu và chứng minh được các hoạt chất, dược tính có trong cây kim tiền thảo có tác dụng điều trị cao huyết áp hiệu quả, làm tăng lưu lượng mạch vành, ổn định nhịp tim, đồng thời còn làm giảm mức tiêu thụ oxy của cơ tim, rất tốt cho hệ tim mạch.
Lưu ý: Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi, người bị bệnh dạ dày chỉ nên sử dụng khi tham khảo thật kỹ những lời khuyên của bác sĩ hoặc những người có trình độ chuyên môn.
2. Rễ cỏ tranh: là vị thuốc quen thuộc và được sử dụng rộng rãi trong gian. Nó tác dụng thanh nhiệt, trừ phế, tiêu đờm, lợi tiểu,…cỏ thường mọc ở nông thôn. Rễ thường có màu vàng hoặc trắng ngà, chia làm nhiều đốt. Đây là loại cỏ dại dễ tìm, sinh trưởng tốt, phát triển mạnh vào mùa mưa.
Tên gọi khác: Cỏ tranh còn có tên gọi khác là bạch mao căn (rễ cỏ tranh tươi) hoặc sinh mao căn ( rễ cỏ tranh khô).
Tên khoa học: Imperata cylindrica Beauv. Họ: Poaceae.
Theo sách Đông Y có ghi chép, rễ cỏ tranh có tác dụng tiêu ứ huyết, thông tiểu tiện rất hiệu quả. Người nào đi tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu không ra nước thì lấy rễ cỏ tranh sắc uống sẽ đi được dễ dàng. Tính mát của thảo dược này giúp thông đường tiểu, không còn đau rát khi đi ngoài. Sỏi thận là căn bệnh khá phổ biến nhưng không quá khó chữa. Tác dụng của rễ cỏ tranh giúp làm tan sỏi, đẩy sỏi ra ngoài nhanh chóng thông qua hệ bài tiết. Bệnh nhân sỏi thận kiên trì uống nước sắc rễ cỏ tranh sẽ không còn bị những cơn đau sỏi thận hành hạ.
Người bị sốt nóng, ho hen; Người hư hỏa, phụ nữ mang thai không nên dùng.
3. Mạy đông: Chưa tìm thấy tài liệu, y văn nào đề cập tới tác dụng chữa bệnh của cây Mạy đông. Liên hệ tìm hiểu thêm với tác giả bài thuốc thì được thông tin rằng đây là vị thuốc kinh ngiệm của gia đình. Nguồn gốc là cây cỏ ở địa phương. có tác dụng lợi tiểu tiêu sỏi dùng trong chữa bệnh sỏi thận.
4. Cây Hải kim sa: Cây có tên khoa học Lygodium japonicum. Cây thuộc họ Thòng bong, dương vong, thạch vĩ dây, bòng bong, trong đông y gọi là vị thuốc Hải kim sa, đây là một trong những vị thuốc quý điều trị rất tốt các bệnh về chức năng thận, tiết niệu.
Công dụng của bòng bong:
Điều trị viêm thận, phù thũng
Điều trị bệnh sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang
Điều trị bệnh tiểu ra dưỡng chấp
Điều trị chứng bí tiểu, tiểu gắt
Điều trị viêm bàng quang, viêm tiết niệu
Điều trị viêm gan
5. Rễ dứa nước: Dứa dại là một cây thuốc nam quý , Cây mọc hoang ở bờ suối, ven đê. Ngoài ra dứa dại còn được trồng ở nhiều nơi để làm hàng rào để ngăn châu bò. Nhiều nơi còn trồng dứa dại để lấy lá dệt đồ thổ cẩm, chiếu. Đọt non dứa dại còn được dùng để ăn. Búp lá non đọt, rễ, hoa quả đều có thể dùng làm thuốc. Thu các rễ chưa bám đất tốt hơn là rễ ở dưới đất.
Tên thường gọi: Dứa dại còn được gọi là Dứa gai, dứa gỗ, dứa núi, lỗ cổ tử, sơn ba la, dã ba la, lộ đầu từ …
Tên khoa học Pandanus tectorius Sol. Họ: thuộc họ dứa dại Pandanaceae
Kinh ngiệm dân gian dùng Rễ dứa dại chữa các chứng bệnh như cảm mạo, sốt dịch, viêm gan, viêm thận, viêm đường tiết niệu, phù thũng, đau mắt đỏ, thương tổn do bị ngã, chấn thương; Chữa phù thũng, xơ gan cổ trướng; đái rắt, đái buốt, đái ra máu, đái ra sỏi.
6. Phong lan chuột: Chưa tìm thấy thông tin về Phong lan chuột ở tài liệu, y văn nào. Chỉ có thông tin về cây đuôi chuột (hình bên dưới) như sau:
Đuôi chuột là loại cây thuộc họ Cỏ roi ngựa -VerbenaceaeĐuôi chuột có vị đắng, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc , lợi tiểu, tiêu phù, giảm đau. Thường dùng chữa: nhiễm trùng đường tiết niệu , viêm hầu, đau gân cốt do thấp khớp, chữa sốt rét, viêm kết mạc cấp, kiết lỵ, ỉa chảy, ho, cảm lạnh. Dùng 15-30g, dạng thuốc sắc. Ngoài ra lá tươi giã đắp ngoài trị mụn nhọt và viêm mủ da, chấn thương bầm giập cũng rất tốt. Ở Trung Quốc người ta dùng cây Đuôi chuột để trị viêm nhiễm đường tiểu, phong thấp đau xương, sỏi niệu , viêm họng, viêm kết mạc cấp.(cần trao đổi thêm với tác giả về nội dung này)
7. Kê nội kim: còn có tên khác là kê hoàng bì, hóa thạch đản, màng mề gà. Là lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề gà, (Gallus domesticus Brisson) thuộc họ Phasianidae. Khi mổ gà, người ta thường mổ mề gà, bóc lấy lớp màng bên trong rồi rửa sạch phơi khô làm thuốc. Loại màng tốt có màu vàng nâu, trên mặt có nhiều vết nhăn dọc, rất giòn, dễ vỡ vụn, vết bẻ có cạnh bóng
– Tên khoa học: Corium stomachichum Galli.
– Theo y học cổ truyền, kê nội kim có vị ngọt, tính bình, vào kinh tỳ, vị, tiểu trường và bàng quang. Có tác dụng tiêu thức ăn, kiện tỳ, chữa các bệnh rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, ăn không tiêu, bụng đầy trướng, đại tiện lỏng, viêm dạ dày, ruột, tiểu tiện ra máu. Một số tài liệu có nói tới tác dụng bài thạch của Kê nội kim thông qua thực tế con gà tiêu hóa được cả sỏi trong dạ dày.
Công thức bài thuốc của bà Hà Thị Thoa nêu trên bao gồm nhiều vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, bài sỏi đối với sỏi thận đã được đề cập trong các y văn về Y học cổ truyền Việt Nam, các vị thuốc này đang được sử dụng trong dân gian để điều trị bệnh sỏi thận rất hiệu quả. Tin tưởng rằng sử dụng bài thuốc của bà Thoa sẽ an toàn và giúp được nhiều người có bệnh sỏi thận, viêm đường tiết niệu sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn.B V H.
-
Người viếtBài viết
Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.