Diễn đàn cây thuốc nam – Kết nối chuỗi giá trị cây thuốc nam › Diễn đàn › Thảo luận về cây thuốc › THÚC ĐẨY CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY LÁ GAN
Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng admin 4 năm, 2 tháng trước.
-
Người viếtBài viết
-
26-10-2020 vào lúc 21:36 #2496
Hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế trồng cây dược liệu, trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc nam” do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ,nhóm cán bộ của Trung tâm Phát triển khoa học công nghệ và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng tỉnh Yên Bái (YENBAI CDSH) đã có cuộc làm việc với ông Hoàng Ngọc Ly – chủ bài thuốc giải độc gan – tại thôn 1, xã Đồng Khê, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Ông Ly tâm sự rằng, có nhiều bệnh nhân “thập tử nhất sinh” đã khỏi bệnh nhờ bài thuốc của ông. Như bệnh nhân Hà Văn Loan bị bệnh xơ gan cổ chướng vào năm 23 tuổi (năm 1992), đã chữa trị nhiều nơi nhưng không khỏi. Đến năm 1993, bệnh nhân lấy 3 thang uống trong 10 ngày đã có hiệu quả rõ rệt với vòng bụng giảm dần. Bệnh nhân uống tiếp 3 tháng thấy cải thiện nhiều và đi lại được, sử dụng thuốc thêm 3 tháng cuối cùng thìkhỏi bệnh.
Cây chủ vị bài thuốc là cây Lá Gan – loài cây thân nhỏ, sống ở các tán cây cổ thụ lớn trong rừng, với điều kiên thổ nhưỡng và khí hậu ẩm thấp. Trước đây cây này được chủ bài thuốc thu hái ở trong rừng. Trong những năm gần đây, ông Ly đã nhân giống và trồng thành công tại vườn nhà với diện tích gần 4ha. Về giá trị kinh tế, để trồng cây lá gan trên diện tích 1.000 m2 cần khoảng 200 kg cây giống, cây giống có thể mua từ người dân thu hái trên rừng hoặc tự nhân. Với diện tích này, cây lá gan nếu trồng tại vùng đất phù hợp, chăm sóc đúng kỹ thuật có thể thu được từ 300 đến 500 kg mỗi năm, với giá bán lá tươi hiện nay khoảng 50.000 đồng/kg.
Chủ bài thuốc đang phát triển hai sản phẩm chính có sử dụngchủ vị cây lá gan, bao gồm thuốc dạng thang và dạng cao. Đối với dạng thang thường bán trực tiếp cho bệnh nhân, dạng cao bán cho người sử dụng hoặc các bệnh viện để bào chế thành thuốc chữa bệnh. Về khách hàng, bài thuốc có hai nhóm khách hàng chính, nhóm khách hàng thứ nhất là các bệnh nhân bị bệnh, nhóm khách hàng thứ hai là một số bệnh viện y học cổ truyền tại Hà Nội và các tỉnh lân cận tin dùng dưới dạng nguyên liệu để bào chếthuốc chữa bệnh.Theo chủ bài thuốc, để bào chế ra 1kg cao cần khoảng 10kg lá gan với giá thành sản phẩmbán tại cơ sở bào chế từ 3 đến 4 triệu đồng/kg.
Như vậy, ngoài hiệu quả chữa bệnh cho người bệnh, cây lá gan mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ bài thuốc, bệnh viện y học cổ truyền và các hộ gia đình tham gia trồng cây được liệu.Để phát triển chuỗi giá trị này cần thực hiện các giải pháp phát triển vùng nguyên liệu, bào chế các dạng sản phẩm khác nhau đáp ứng với nhu cầu khách hàng và hợp tác chặt chẽ với các nhóm khách hàng thu mua với số lượng lớn như bệnh viện y học cổ truyền.
Phát triển vùng nguyên liệu cây lá gan cần lựa chọn các hộ gia đình có đất rừng tại vùng có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ẩm thấp. Nhóm hộ gia đình thành lập Tổ hợp tác nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật, sự gắn kết giữa các hộ và phát triển sản xuất theo hướng thị trường. Chủ bài thuốc có trách nhiệm cung cấp kỹ thuật và cây giống, và ký kết hợp đồng tiêu thụ cây lá gan với Tổ hợp tác nhằm đảm bảo tính cam kết về chất lượng và sản lượng thu hoạch của cây dược liệu.
Nâng cấp sản phẩm là một trong những giải pháp cần thiết đối với chủ bài thuốc để nâng cấp chuỗi giá trị cây lá gan. Các giải pháp trực tiếp nâng cấp sản phẩm bao gồm bào chế các dạng sản phẩm khác nhau, cải tiến mẫu mã và đăng ký nhãn hiệu của sản phẩm. Bên cạnh đó, chủ bài thuốc cần đăng ký bài thuốc gia truyền, đăng ký sản phẩm với hình thức nguyên liệu đầu vào của thực phẩm bảo vệ sức khỏe, điều này đảm bảo bài thuốc đáp ứng một số quy định tổi thiểu khi lưu hành.
Với nhóm khách hàng có lượng tiêu thụ sản phẩm bài thuốc với số lượng lớn như đối với các Bệnh viện y học cổ truyền, chủ bài thuốc cần ký kết hợp đồng nhằm đảm bảo tính ổn định sản phẩm sản xuất. Cần xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc đối với sản phẩm trong hợp đồng được ký kết, trên cơ sở đó chủ bài thuốc áp dụng tại vùng trồng dược liệu và cơ sở vật chất bào chế sản phẩm.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế cây Lá Gan và tác dụng của bài thuốc giải độc gan cần có sự phối hợp giữa các bên có liên quan để nâng cấp chuỗi giá trị, bao gồm Sở Y tế tỉnh Yên Bái, Hội Y học Cổ truyền tỉnh Yên Bái, Phòng Công thương huyện Văn Chấn. Đồng thời, YENBAI CDSH đóng vai trò điều phối, hỗ trợ kỹ thuật và đối ứng một phần nguồn lực tài chính với chủ bài thuốc để nâng cấp chuỗi giá trị này.
Th.s Nguyễn Anh Dũng- Chủ đề này đã được điều chỉnh 4 năm, 2 tháng trước bởi admin.
-
Người viếtBài viết
Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.