Diễn đàn cây thuốc nam – Kết nối chuỗi giá trị cây thuốc nam › Diễn đàn › Thảo luận về bài thuốc › VAI TRÒ CỦA THUỐC NAM ĐỐI VỚI PHÒNG CHỐNG CÁC BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM
Dán nhãn: KINH NGIỆM Y HỌC DÂN GIAN ĐỐI VỚI PHÒNG CHỐNG CÁC BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM., VAI TRÒ CỦA THUỐC NAM
Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Bùi Văn Hải 4 năm, 8 tháng trước.
-
Người viếtBài viết
-
14-05-2020 vào lúc 08:26 #1458
Bệnh không lây nhiễm là gì?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa bệnh không lây nhiễm: “là các bệnh không lây, còn được gọi là bệnh mãn tính, không lây từ người sang người. Bệnh tiến triển trong thời gian dài và chậm.
Một vài bệnh không lây nhiễm được kể tới như tiểu đường, tim mạch, tăng huyết áp, các bệnh rối loạn tâm thần, ung thư. Những trường hợp y tế hay căn bệnh khác: mà theo định nghĩa là không nhiễm trùng hoặc không lây truyền giữa người với người không những ảnh hưởng đến tuổi thọ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.
Nguyên nhân gia tăng bệnh không lây nhiễm một phần do nhiều người dân chưa có ý thức phòng ngừa bệnh, vẫn còn 49% dân số nam giới hút thuốc lá, 77% dân số uống rượu (trong đó có 11% uống tới mức nguy hại).Bệnh tim mạch và đột quỵ từ đó phát sinh và đang là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong. Người dân Việt Nam sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, ăn uống không cân bằng dẫn tới thừa cân béo phì,tăng huyết áp và một số chuyển hóa khác bị ảnh hưởng.
Hậu quả của bệnh không lây nhiễm: Tăng chi phí điều trị, quá tải bệnh viện, chất lượng dân số thấp, tỷ lệ tử vong cao, tuổi thọ giảm sút. Kiểm soát bệnh không lây nhiễm phụ thuộc phần lớn vào ý thức của mỗi người trong việc sử dụng đồ ăn thức uống và thói quen sinh hoạt điều độ trong đời sống hàng ngày.
Vai trò của thuốc Nam, kinh ngiệm y học dân gian trong phòng chống các bệnh không lây nhiễm:
Mọi người thường nghe câu: “Nam dược trị nam nhân”. Đây là lời khuyên của Thánh thuốc Nam Tuệ Tĩnh từ thế kỷ 14(1330-1400). Tuệ Tĩnh đã nêu ra nhiều phương pháp khác nhau để chữa bệnh như: châm, chích, chườm, bóp, xoa, ăn, uống, hơ, xông, v.v., ông còn tự mình truyền bá phương pháp vệ sinh, tổ chức cơ sở chữa bệnh trong nhà chùa và trong làng xóm. Ông cũng luôn luôn nhắc nhở mọi người chú ý nguyên nhân gây bệnh, tìm biện pháp phòng bệnh tích cực. Tuệ Tĩnh nhấn mạnh tác dụng việc rèn luyện thân thể và sinh hoạt điều độ. Ông nêu phương pháp dưỡng sinh tóm tắt trong 14 chữ: Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần. Thanh tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình.
Quan niệm của ông về việc thuốc Nam chữa bệnh cho dân Nam thể hiện quan điểm đầy biện chứng về mối quan hệ giữa sức khỏe con người với môi trường sống xung quanh. Từ các phương pháp chữa bệnh của Tuệ Tĩnh truyền dạy, người Việt Nam qua nhiều đời đã sử dụng thuốc Nam chữa bệnh và đúc rút ra nhiều kinh ngiệm chữa bệnh tốt, trong đó có các bệnh không lây nhiễm.
Lấy một ví dụ về bệnh tiểu đường:
Khả năng chữa khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường (đái tháo đường) cho đến nay vẫn còn là một thách thức rất lớn trong y khoa. Nhưng theo nhận định của các nhà khoa học của Đại học Manchester (Vương quốc Anh) vào năm 2014, bệnh tiểu đường tuýp 2 có hy vọng được chữa khỏi hoàn toàn bằng thuốc Tây y và lối sống lành mạnh. Nghiên cứu cũng đã tìm ra một số loại thảo dược truyền thống được dùng trong các bài thuốc Đông y có thể giúp ích rất nhiều trong công cuộc điều trị bệnh tiểu đường. Đối với bệnh tiểu đường, trong chữa bệnh phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Điều chỉnh lối sống lành mạnh
Thay vì hoang mang với những câu hỏi như: “Bệnh tiểu đường có chữa được không?” hay “Bệnh tiểu đường có chữa khỏi không?”, bạn nên tìm hiểu cách kiểm soát bệnh càng sớm càng tốt. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được đường huyết trong giới hạn cho phép và giảm thiểu nguy cơ phát triển các biến chứng bằng thuốc điều trị cùng với lối sống lành mạnh:
Duy trì chế độ ăn tốt cho người tiểu đường: tăng cường chất xơ, cắt giảm chất béo và lượng carbohydrate (có trong tinh bột và đường).
Tăng cường vận động thể chất: Bạn nên luyện tập ít nhất 30 – 60 phút/ngày với những bài tập cường độ vừa phải như đi bộ, đạp xe, bơi lội… Mỗi tuần cần tập ít nhất 5 ngày và không nghỉ tập ở 2 ngày liên tiếp.
Kiểm soát trọng lượng khỏe mạnh: Nếu bạn có thừa cân hay béo phì, hãy lên kế hoạch để giảm cân và duy trì nó ở mức hợp lý theo chỉ số khối cơ thể (BMI) trong khoảng 18 – 23 ở nữ và 20 – 25 ở nam.
Giảm căng thẳng cho tinh thần: Stress là một trong nguyên nhân khiến cho mức đường huyết tăng cao khó hạ. Do vậy, người bệnh cần tập cách thư giãn, bỏ hút thuốc lá, ngủ đủ giấc và đúng giờ để giúp làm giảm quá trình stress oxy hóa – một cách để kiểm soát đường huyết và biến chứng tiểu đường hiệu quả.
2. Tuân thủ dùng thuốc điều trị Tây y
Theo hướng dẫn điều trị mới nhất của Bộ Y tế, thuốc hạ đường huyết nhóm Biguanid (Metformin, Glucophage) và Sulfonylurea (Gliclazide với các biệt dược: Diamicron, Predian…) vẫn là lựa chọn chủ yếu trong quá trình điều trị tiểu đường tuýp 2.
Bệnh tiểu đường có chữa được không cũng phụ thuộc vào cách bạn sử dụng thuốc. Hãy dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ kết hợp theo dõi đường huyết thường xuyên. Bạn nên trao đổi ngay với bác sĩ nếu thấy dấu hiệu bất thường hoặc khám định kỳ mỗi 3 tháng.
3. Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe bằng thảo dược
Cùng với thuốc điều trị Tây y, bạn nên bổ sung thêm các sản phẩm có các thành phần thảo dược như Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử… Liệu pháp hỗ trợ này không chỉ giúp làm tăng hiệu quả điều trị lại vừa ngăn ngừa biến chứng và tránh nhiều tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là biến chứng thận do tiểu đường – một trong những biến chứng nguy hiểm nhất và điều trị tốn kém nhất.
Như trên ta thấy rõ trong 3 nguyên tắc điều trị bệnh tiểu đường thì có hai nguyên tắc (1) và (3) là đã được Tuệ Tĩnh đề cập tới từ rất lâu rồi. Để bệnh tiểu đường có chữa khỏi được không phần lớn là nhờ khả năng điều chỉnh lối sống của bạn đấy! Các bạn có trể trao đổi với chúng tôi về kinh ngiệm dùng thuốc Nam chữa các bệnh không lây nhiễm khác nhé! Trân trọng ý kiến của các bạn./.
B V H- Chủ đề này đã được điều chỉnh 4 năm, 8 tháng trước bởi Bùi Văn Hải.
-
Người viếtBài viết
Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.