Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Diễn đàn cây thuốc nam – Kết nối chuỗi giá trị cây thuốc nam Diễn đàn Thảo luận về vùng trồng XD mô hình trồng cây thuốc nam nhằm khôi phục vùng dược liệu quý tại Yên Bái

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Avatar admin 4 năm trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #2519
    Avatar
    admin
    Quản trị

    Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển nhiều loại cây dược liệu có giá trị cao như Quế, Sơn tra, Thảo quả, Giảo cổ lam,Ba kích, Hoàng liên… Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái luôn quan tâm đến việc phát triển bền vững nguồn tài nguyên dược liệu trên cơ sở sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội của tỉnh để phát triển các vùng trồng dược liệu, gắn với bảo tồn và khai thác hợp lý nguồn dược liệu tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái; chú trọng bảo hộ, bảo tồn và phát triển nguồn gen dược liệu quý, có giá trị; giữ gìn, phát huy việc sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc. Phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm, xây dựng vùng trồng dược liệu gắn với công nghiệp chế biến, cơ cấu sản phẩm đa dạng bảo đảm an toàn và chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu. Trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới trang thiết bị trong nghiên cứu chọn tạo giống, trồng trọt, chế biến, chiết xuất, chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới. Nhà nước hỗ trợ đầu tư về nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong việc bảo tồn nguồn gen, khai thác dược liệu tự nhiên, trồng trọt, chế biến dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển trồng dược liệu.
    Tuy nhiên, thời gian qua việc khai thác, bảo tồn, phát triển cây thuốc nam chưa tương xứng với tiềm năng việc phát triển cây dược liệu ở tỉnh còn nỏ lẻ, manh mún chủ yếu là khai thác tự nhiên, thậm chí chưa được bảo tồn đúng mức, một số loại cây thuốc nam đứng trước nguy cơ cạn kiệt. Do vậy, để phát huy thế mạnh cần có cơ chế, chính sách xây dựng mô hình trồng cây thuốc nam nhằm khôi phục các vùng dược liệu quý.
    Để xây dựng tốt các mô hình trồng thuốc nam nhằm khôi phục vùng dược liệu quý tại Yên Bái, yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay là phải bảo tồn và phát triển, khôi phục nguồn tài nguyên cây thuốc vốn đang bị cạn kiệt, nâng cao giá trị sử dụng trong chăm sóc sức khỏe đồng thời tạo thành nguồn dược liệu hàng hóa nhằm góp phần tăng thu nhập cho gia đình và phát triển kinh tế địa phương.
    Muốn vậy, chính quyền địa phương cần quan tâm đến một số vấn đề, như: xây dựng, phê duyệt các đề án về khôi phục vùng nguyên liệu cây thuốc bản địa nhằm hỗ trợ người dân sống dựa vào rừng nâng cao thu nhập từ rừng, đồng thời góp phần bảo tồn các bài thuốc quý truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số; dựa trên chương trình, đề tài nghiên cứu đã triển khai để lựa chọn, thí điểm và nhân rộng các mô hình liên quan đến các loài cây thuốc nam đặc hữu của mỗi địa phương nhằm phát huy thế mạnh của mình.
    Xây dựng chiến lược truyền thông nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn và phát triển cây thuốc nam tại vườn nhà nhằm khôi phục vùng nguyên liệu cây thuốc của địa phương, nâng cao thu nhập bền vững cho người dân.
    Ngọc Anh

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.