Diễn đàn cây thuốc nam – Kết nối chuỗi giá trị cây thuốc nam › Diễn đàn › Chuyên mục thảo luận BI & CSR › Yên Bái: Phát triển cây dược liệu, nâng cao thu nhập cho người dân
Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Phạm Hải Bình 3 năm, 8 tháng trước.
-
Người viếtBài viết
-
24-04-2021 vào lúc 07:31 #2682
Yên Bái: Phát triển cây dược liệu, nâng cao thu nhập cho người dân
CTTĐT – Thời gian qua, Yên Bái đã thực hiện quy hoạch, phát triển cây dược liệu hiệu quả, qua đó không chỉ giúp nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt là người dân vùng cao mà còn góp phần bảo vệ rừng.
Yên Bái là tỉnh có nguồn cây thuốc tự nhiên phong phú và đa dạng về chủng loại; đất đai và khí hậu phù hợp với nhiều loài cây trồng, cây dược liệu là nhóm cây trồng có nhiều lợi thế đặc biệt để phát triển.
Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái xác định phát triển cây dược liệu là chủ trương định hướng lớn của Đảng và Chính phủ là nhiệm vụ quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển rừng, gia tăng giá trị từ rừng, tăng thu nhập cho người dân sống từ rừng.
Qua khảo sát của Hội Đông y tỉnh Yên Bái, hiện toàn tỉnh có 630 loài cây thuốc được phân thành 11 nhóm thuốc chữa bệnh, một số loại cây dược liệu quý có giá trị như: Hoàng liên Chân Gà, Tam Thất Vũ Diệp, Tiết Trúc Sâm, Ba kích, Đẳng Sâm, Giảo cổ lam, Nấm Tỏa dương, Thổ Phục Linh, Trà Hoa Vàng, Khôi tía, Sơn Tra, Thảo quả, Quế …Tập trung ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên. Từ lâu người dân đã biết sử dụng thảo dược trong phòng và điều trị một số bệnh như: bệnh tim mạch, giải nhiệt, kháng u, hạ mỡ máu, chống xơ cứng và xơ vữa động mạch, giải độc, gãy xương, bồi bổ sức khoẻ, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư… Hiện nay tỉnh đã hình thành được một số vùng cây dược liệu lớn như cây Thảo có diện tích khoảng 1.260 ha, diện tích quế trên 70.000 ha, Sơn tra trên 8.000 ha. Việc trồng, chế biến, khai thác và phát triển cây dược liệu gắn với việc bảo vệ và phát triển rừng cũng góp phần chữa bệnh cho người dân, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là đồng bào vùng dân tộc sống ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn như ở các huyện Trạm Tấu và Mù Cang, Văn Yên, Lục Yên, Văn Chấn.
Trên cơ sở chủ trương định hướng phát triển cây dược của Chính phủ, tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch hành động số 111/KH-UBND ngày 21/10/2013 về phát triển y, dược cổ truyền Việt Nam trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2020; Quyết định số 992/QĐ-UBND ngày 10/6/2015 phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Yên Bái theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015-2020 trong đó cơ cấu lại ngành lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững xác định phát triển cây dược liệu gắn liền với phát triển và bảo vệ rừng để nâng cao thu nhập cho người dân nhất là đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn ở các huyện như: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Yên, Lục Yên, Văn Chấn; Quyết định số 956/QĐ-UBND ngày 02/5/2017 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn tỉnh Yên Bái đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cũng quy hoạch vùng phát triển dược liệu của tỉnh theo từng vùng, từng địa phương phù hợp với từng đặc điểm khí hậu và lợi thế của từng loài cây dược liệu trên cơ sở đó để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, hợp tác xã, đầu tư các dự án sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị nâng cao giá trị kinh tế từ cây dược liệu.
Theo đó, tỉnh ưu tiên phát triển 14 chủng loại cây dược liệu gồm: quế, sơn tra, thảo quả, đinh lăng, sả, ba kích, giảo cổ lam, sâm Ngọc Linh, ý dĩ, hà thủ ô đỏ, cà gai leo, lá khôi, Atiso, đương quy.
Tổng diện tích trồng mới các loại cây dược liệu đến năm 2020 là 26.470 ha trên địa bàn các huyện, thành phố; xây dựng 1 – 2 vườn nhân giống cây dược liệu trên địa bàn tỉnh; quy mô đáp ứng khoảng 20% nhu cầu giống tại chỗ; xây dựng, phát triển và quản lý hệ thống thu mua, chế biến và tiêu thụ.
Từ đó, Yên Bái đã trồng, khai thác có hiệu quả và bền vững trên 29.692 ha cây dược liệu (bao gồm: quế 21.674,4 ha; sơn tra 5.089,9 ha; thảo quả 2.619,6 ha; đinh lăng 35 ha; sả 87,1 ha; ba kích 10,5 ha; giảo cổ lam 25ha; cà gai leo 23,4 ha, hà thủ ô 2 ha; ý dĩ 5 ha; lá khôi tía 17,5 ha…) dưới tán rừng tự nhiên, góp phần xóa đói giảm nghèo ở vùng cao.
Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển cây dược liệu đến năm 2020, với những điều kiện thuận lợi được thiên nhiên ưu đãi, trong những năm qua, huyện Trạm Tấu đã duy trì, bảo tồn và phát triển lợi thế cây dược liệu trên địa bàn, trong đó trọng tâm thực hiện hiệu quả Đề án phát triển cây Sơn tra, giai đoạn 2016 – 2020 đã trồng được trên 2.000 ha; khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất để tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khảo sát diện tích đất trồng thử nghiệm một số loại dược liệu như cây Gừng, cây Tam thất, Sâm Ngọc Linh, Lan Kim Tuyến…
Với những giải pháp hiệu quả trên, đến nay trên địa bàn huyện dần hình thành các vùng sản xuất cây dược liệu như vùng cây Sơn tra với trên 4.000ha tập trung các xã Bản Công, Xà Hồ, Bản Mù, Làng Nhì; vùng cây Thảo quả trên 140ha tập trung các xã Xà Hồ, Túc Đán, Bản Công; vùng cây Sả Java trên 50ha tập trung xã Bản Mù, Hát Lừu… đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất, giải quyết, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân các xã vùng cao. Việc trồng cây Sơn tra cho thu nhập bình quân 30 triệu đồng/ha đã mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng cho nhiều gia đình ở huyện Trạm Tấu.
Ngoài ra với nguồn dược liệu tự nhiên cũng là một trong những nguồn thu nhập đối với một số người dân; qua đó góp phần nâng cao ý thức trong bảo vệ tài nguyên rừng, nguồn dược liệu quý; phòng chống cháy rừng và giúp người dân yên tâm, gắn bó với sản xuất nông, lâm nghiệp, từng bước tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm; góp phần xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn huyện.
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển cây dược liệu vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Một số sản phẩm dược liệu gặp khó khăn trong tìm đầu ra, chưa có sự liên kết trong tiêu thụ sản phẩm như quả sơn tra, thảo quả; chưa có quy hoạch để có định hướng phát triển các sản phẩm chủ lực, trọng tâm; Đất đai và hình thức tổ chức sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh vẫn còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ…
Để nâng cao hiệu quả và phát huy được tiềm năng thế mạnh về phát triển cây dược liệu của tỉnh Yên Bái cần ban hành chính sách phù hợp để nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ tài nguyên, hỗ trợ đầu tư cho khoa học – công nghệ, công tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm từ khâu trồng trọt, thu hái và chế biến sản phẩm, từng bước tạo đầu ra ổn định trên thị trường. Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ phát cây dược liệu, thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân đẩy mạnh đầu tư thâm canh tăng năng suất đối với những loài cây dược liệu giá trị kinh tế cao để nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đối với diện tích đã có. xây dựng cơ chế chính sách lồng ghép nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, của doanh nghiệp, hợp tác xã trong việc đào tạo, tập huấn cho người dân về sản xuất, thu hái, bảo quản và chế biến dược liệu an toàn đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật và các tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất giống, chăm sóc, thu hái và bảo quản, nâng cao chất lượng chế biến theo các tiêu chuẩn đã được Bộ Y tế ban hành. Xây dựng các mô hình ứng dụng các công nghệ mới, tiên tiến trong sản xuất. Để việc tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu được hiệu quả, bền vững cần thực hiện tiêu thụ sản phẩm qua các kênh: các tổ chức kinh tế là các công ty kinh doanh dược liệu; các hình thức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; Công ty thương mại… với việc hợp đồng, bao tiêu sản phẩm đây được coi là hình thức đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho vùng phát triển tập trung.
Nguồn: Chương trình mục tiêu giảm nghèo tỉnh Yên Bái. -
Người viếtBài viết
Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.