Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng admin admin 4 năm trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #1393
    admin
    admin
    Quản lý

    1. Thông tin chủ bài thuốc:
    – Họ và tên : Đỗ Đức Tĩnh
    – Sinh năm Dân tộc Kinh
    – Trình độ chuyên môn: Lương y
    – Sinh hoạt tại tổ chức: Giám đốc Hợp tác xã Tĩnh Dung
    2. Địa chỉ: Thôn 6- Xã Đại Phác – Huyện Văn Yên- Yên Bái – ĐT01629855388
    3. Xuất sứ bài thuốc:
    – Bài thuốc gia truyền, đã được cấp Giấy chứng nhận Bài thuốc gia truyền số 139 /QĐ- SYT ngày 13/5/2013 Sở Y Tế Yên Bái.
    4. Chủ trị:
    – Chữa các chứng đau nhức do nhiều nguyên nhân: Thấp khớp, nhức mỏi gân xương, bị thương, bị ngã, bong gân
    5. Công thức bài thuốc:
    – Tinh dầu long não 10ml:
    – Tinh dầu diếp cá 10ml;
    – Tinh dầu trầu không 10ml,
    – Cồn 90 độ,
    – Nước vừa đủ
    6. Cách bào chế:
    Từng loại dược liệu thu hái tươi, rửa sạch, băm nhỏ cho vào nồi cất kéo hơi nước, thu được tinh dầu dạng lỏng , màu vàng.
    7. Liều dùng và Cách dùng:
    – Mỗi lần dùng khoảng 2,5 ml xoa bóp chỗ đau nhiều lần trong naỳ
    8. Kiêng kỵ:
    – Không dùng cho phụ nữ có thai, không bôi lên mắt, không dùng cho vết thương hở, không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
    9. Tỉ lệ khỏi bệnh.
    – Từ 80-90%
    10. Giá thuốc :
    – 100.000đ/lọ
    11. Doanh thu từ bài thuốc trong 1 năm:
    – Thu từ 1,5 – 2 tỉ/năm
    12. Dược liệu trong bài thuốc được nhập từ nguồn nào.
    – Thu mua tại địa phương ,Tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Tuyên Quang.
    13. Thực trạng trữ lượng, chất lượng nguồn dược liệu trong bài thuốc đang sử dụng hiện nay.
    Dược liệu trong bài thuốc tại các địa phương còn nhiều, chất lượng rất tốt.
    14. Sản lượng dược liệu bài thuốc sử dụng trong 1 năm.
    – Sử dụng 100 tấn dược liệu/ năm
    15. Hướng phát triển bài thuốc của gia đình.
    – Mở rộng thị trường tiêu thụ bài thuốc.
    – Phát triển dược liệu tại địa phương.
    – Sẵn sàng chia sẻ thông tin bài thuốc trên diễn đàn trực tuyến.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.