Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Phạm Hải Bình Phạm Hải Bình 2 năm, 8 tháng trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #3012
    Phạm Hải Bình
    Phạm Hải Bình
    Thành viên

    Bồi dưỡng cơ thể bằng thực bổ và dược bổ
    Chữa bệnh không dùng thuốc
    SKĐS – Thuốc Đông y bồi bổ cơ thể dựa trên bốn mặt: Khí, huyết, âm, dương. Lúc đầu nên dùng dược bổ (bồi bổ bằng thuốc) để nâng cao chính khí, tăng cường sức khoẻ. Sau khi dùng dược bổ, cơ thể đã được cải thiện, thì nên dùng thực bổ (bồi bổ bằng ăn uống).

    Thuốc Đông y thường được lưu truyền từ lâu đời, có kinh nghiệm thực tế và hiệu quả nhất định trong điều trị cũng như bồi bổ cơ thể, trong đó có các bài thuốc về dược bổ và thực bổ.

    Điều trị khí hư bằng thực bổ và dược bổ
    Biểu hiện chủ yếu của khí hư là: Mệt mỏi, chân tay bải hoải, nói năng yếu ớt, thở dốc, đoản hơi, dễ ra mồ hôi trộm, dễ bị cảm…Tâm khí hư còn có thể biểu hiện là tim đập mạnh, hay lo sợ, tì khí hư còn có biểu hiện là tiêu hoá kém. Vị khí hư còn có biểu hiện là ăn uống kém, sau khi ăn dạ dày đầy trướng.

    ĐỌC THÊM
    Hoàng kỳ bổ khí
    Dược bổ: Còn gọi là thuốc ích khí.

    Thuốc thường dùng : Nhân sâm, đảng sâm, bạch biển đậu, đại táo, linh chi thảo, di đường, hoàng kỳ, bạch truật, sơn dược, .

    Thực bổ: Gạo nếp, lạc, hạt dẻ, hạt sen, hải sâm, thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt gà, thịt chim bồ câu, cá diếc, chạch, lươn, chim cút, ếch, nấm hương, cá trắm đen, bí đỏ… Các thức ăn này dùng thích hợp với những người khí hư bất túc như tinh thần mệt mỏi, nhiều mồ hôi, thở dốc, dễ bị cảm.

    photo-1628442425545
    Đảng sâm, vị thuốc nằm trong bài thuốc dược bổ

    Huyết hư

    Biểu hiện chủ yếu của huyết hư là: Mặt vàng, móng tay trắng bệch, đau đầu hoa mắt, phụ nữ kinh nguyệt ít hoặc bế kinh, chân tay tê, tóc khô cứng, da ngứa… Can huyết bất túc còn có thể thấy tai ù, mặt khô; tâm huyết bất túc còn có thể thấy đập trống ngực, mất ngủ.

    Hà thủ ô: Bổ huyết, cố tinh, đen tóc…
    Dược bổ : Còn gọi là thuốc bổ huyết. Trong thuốc bổ huyết, có cả công dụng bổ âm, có thể sử dụng làm thuốc bổ âm.

    Thuốc thường dùng : Thục địa hoàng, câu kỷ tử, tang thầm, hà thủ ô, đương quy, bạch thược, a giao, nhục quế, keo da lừa.

    Thực bổ: Gan dê, gan cừu, gan lợn, gan gà, cà rốt, vừng, cùi nhãn, nho, gân bò…Thức ăn loại này thích hợp cho những người huyết hư bất túc như thiếu máu, mất ngủ, phụ nữ kinh ít, tóc khô.

    Người bị huyết hư thường có kèm theo khí hư, bị khí hư đều có kèm theo huyết hư, những người bị như vậy thường xuất hiện triệu chứng khí huyết lưỡng hư.

    photo-1628442427927
    Hà thủ ô, vị thuốc bổ huyết

    Âm hư

    Thuốc bổ Đông y: Khi nào bổ âm? Lúc nào bổ dương?
    Biểu hiện chủ yếu ở người âm hư là: Dáng vẻ gầy gò, miệng nóng, cổ họng khô, sốt về chiều, sốt nhẹ, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay bàn chân nóng, đại tiện khô cứng.

    Dược bổ : Còn gọi là thuốc dưỡng âm.

    Thuốc thường dùng: Mạch môn đông, huyền sâm, hoàng tinh, tri mẫu, tang ký sinh, hắc chi ma, quy giáp, thạch hộc, kỷ tử, ngọc trúc, quy bản, ba ba, bách hợp, miết giáp, nữ trinh tử.

    Thực bổ : Ba ba, thịt rùa, mật ong, yến sào, trứng gà, mộc nhĩ trắng, thịt vịt….Những thức ăn này thích hợp cho những người âm huyết bất túc như sốt hâm hấp vào chiều tối, ra mồ hôi trộm, phân khô cứng, di tinh, mắt khô…

    photo-1628442428998
    Kỷ tử vị thuốc bổ âm

    Dương hư
    Biểu hiện chủ yếu của người dương hư là: sợ lạnh thích ấm, tinh thần mệt mỏi, chân tay lạnh, sắc mặt không nhuận, đại tiện lỏng.
    Dược bổ: Còn gọi là thuốc bổ dương.

    Thuốc thường dùng : Lộc nhung, cáp giới, đông trùng hạ thảo, tiên mao, bổ cốt chỉ, hồ đào nhân, nhục thung dung, thỏ ty tử, dâm dương hoắc, hải mã, đỗ trọng, tỏa dương, sơn thù du, ba kích, sa uyển tử, tử hà sa.

    Thực bổ: Hồ đào, thịt hươu, thịt dê, thịt cừu, tôm he, thịt chim sẻ….những thức ăn này thích hợp cho những người dương hư bất túc như sợ lạnh, thích ấm, tiểu tiện nhiều lần, lưng mỏi, liệt dương, phụ nữ bế kinh…

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.