Diễn đàn cây thuốc nam – Kết nối chuỗi giá trị cây thuốc nam › Diễn đàn › Thảo luận về bài thuốc › Các bài thuốc dân gian quý từ cây thuốc cúc tần
Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Phạm Hải Bình 3 năm, 5 tháng trước.
-
Người viếtBài viết
-
23-05-2021 vào lúc 21:04 #2772
Các bài thuốc dân gian quý từ cây thuốc cúc tần
Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng cây rau cúc tần trong điều trị nhiều bệnh và chứng bệnh khác nhau. Vậy cây cúc tần chữa được bệnh gì? Học cách dùng cây thuốc dân dã rẻ tiền ngay tại vườn nhà này để chữa bệnh với các bài thuốc dưới đây.Cúc tần chữa bệnh đau đầu đơn giản
Bài thuốc 1 – Chữa sốt cao kèm đau nhức đầuKhi bị ốm kèm các triệu chứng đau nhức đầu, sốt thì người bệnh có thể sử dụng kết hợp uống và xông hơi lá cúc tần.
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có: cúc tần, lá sả, lá chanh theo tỷ lệ 2:1:1.
Cách làm như sau:
3 loại lá trên rửa sạch, đem sắc cùng 2 lít nước, đun sôi trong 15 phút cho đến khi có mùi dược liệu tỏa ra thơm dịu nhẹ.
Chắt phần nước thuốc làm thuốc uống, chia thành 2 phần và uống hết trong ngày.
Phần bã thuốc, thêm nước cùng 1 thìa muối tiếp tục đun sôi để làm nước xông hơi giải cảm.
Hoặc bạn có thể sử dụng kết hợp với hương nhu, lá bưởi, sả,…Bài thuốc 2 – Món ăn chữa đau nhức đầu do căng thẳng, làm việc quá sức
Cây cúc tần kết hợp với óc lợn, đu đủ chế biến thành món ăn bổ dưỡng, bổ não, giảm đau nhức đầu hiệu quả.
Chuẩn bị: 100g óc lợn, 100g đu đủ chín ương, 50g cúc tần, 50g hoa cúc trắng.
Sơ chế: Óc lợn làm sạch sẽ, đu đủ gọt vỏ bỏ hạt, hoa cúc trắng xé nhỏ, cúc tần rửa sạch.
Cho cúc tần, hoa cúc và đu đủ hầm cùng 1 lít nước, sau đó cho óc lợn vào hầm theo 20 phút cho đến khi chín nhừ.
Mỗi ngày ăn một bát óc heo hầm cúc tần trong 2 bữa chính, ăn khi còn nóng trước bữa cơm trong khoảng 1 tuần liên tục.Rau cúc tần có tác dụng gì với hệ hô hấp?
Bài thuốc 3 – Chữa bệnh viêm phế quảnĐể chữa bệnh viêm phế quản, người xưa thường ăn cháo cúc tần hầm với thịt băm, vừa có tác dụng chữa bệnh vừa là món ăn dễ ăn cho người bệnh.
Cháo rau tần ô thịt băm chữa viêm phế quản
Cháo rau tần ô thịt băm chữa viêm phế quản
Cách nấu cháo cúc tần giảm ho, đau họng khi bị viêm phế quản như sau:Dùng một nắm lá rau cúc tần già (khoảng 30gr), rửa sạch bằng nước muối pha loãng sau đó băm nhỏ.
50g thịt lợn rửa sạch, băm nhỏ.
2 – 3 lát gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch và thái chỉ.
Dùng 2 nắm gạo nấu thành cháo, thêm thịt băm, rau và gừng vào đến khi tất cả chín nhừ.
Mỗi ngày dùng cháo rau cúc tần khi đói vào 3 bữa ăn trong ngày.Bài thuốc 4 – Viêm họng, viêm mũi dị ứng, ho kéo dài
Sử dụng lá cúc tần, hoa cứt lợn, cây cỏ xước với trọng lượng bằng nhau và rửa sạch bụi đất.
Dùng nước mưa hứng được, lọc sạch để đun nước thuốc trong 15 phút.
Dùng nước thuốc nấu được cho người bệnh uống hàng ngày thay nước lọc. Bài thuốc này rất tốt cho trẻ nhỏ bị viêm họng, sốt và ho kéo dài.Bài thuốc 5 – Cúc tần chữa hen suyễn
Chuẩn bị 1 bó rau cúc tần và 1 bó rau muống, dựng ở góc râm mát cho héo bớt. Tiếp đó, chế biến bài thuốc chữa hen suyễn theo cách sau:
Rau cúc tần, rau muống nhặt lấy phần lá non, ngâm với nước muối pha loãng trong 10 phút.
Giã nát thuốc sau đó chắt lấy phần nước cốt, bỏ phần bã.
Người bệnh hen suyễn uống nước thuốc liên tục trong khoảng 3 tháng sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt.Chữa bệnh xương khớp hiệu quả bằng cây cúc tần
Bài thuốc 6 – Đắp thuốc lá giảm đau lưngHái một nắm lá cây có cả cành non, rửa sạch sau đó để cho ráo nước.
Tẩm thêm rượu trắng, cho lên bếp sao vàng và đắp lên lưng trong khoảng 15 phút.
Mỗi ngày kiên trì đắp thuốc lá sẽ giảm đau nhức lưng hiệu quả.Bài thuốc 7 – Dùng cúc tần chữa gai cột sống như thế nào?
Rửa sạch một nắm lá rau cúc tần, có thể ngâm 10 phút trong nước muối pha loãng trước khi sử dụng.
Dùng chày giã nát dược liệu, thêm 1 thìa muối hạt, ¼ lon bia thành hỗn hợp nước thuốc.
Uống nước thuốc liên tục trong 1 tuần để giảm đau nhức khi bị gai cột sống, vận động dẻo dai, linh hoạt.Bài thuốc 8 – Chữa thấp khớp, đau nhức xương khớp
Các thảo dược gồm có: 20g mỗi loại rễ cây cúc tần, rễ bưởi bung, rễ cây trinh nữ, 10g mỗi loại gồm đinh lăng và cam thảo dây.
Cách làm như sau:
Các loại thảo dược rửa sạch bụi đất, sắc cùng 2 lít nước.
Đun sôi với lửa vừa trong 15 phút cho đến khi cô cạn lại còn khoảng ½.
Chia nước thuốc thành 2 phần và dùng để uống hết trong ngày, liên tục trong 5 – 7 ngày để thấy hiệu quả.Cách dùng cây cúc tần chữa bệnh trĩ đúng cách
Bài thuốc 9 – Xông hơi tiêu trĩDùng thuốc Nam chữa trĩ là phương pháp hiệu quả, an toàn và được nhiều người tin dùng. Bài thuốc xông chữa trĩ này đem lại hiệu quả tích cực bạn có thể áp dụng.
Nguyên liệu: Cúc tần, lá lốt, ngải cứu, lá sung với tỷ lệ bằng nhau, 1 củ nghệ vàng.
Cách xông thuốc như sau:
Các loại lá cây rửa sạch hoàn toàn, nấu cùng 1.5 lít nước, sau đó thêm vài lát nghệ vàng vào nấu cùng.
Cho nước thuốc vào chậu, chờ cho nguội bớt thì tiến hành xông hơi hậu môn.
Xông hậu môn trong 15 phút, đến khi nước còn ấm thì ngâm trực tiếp hậu môn vào chậu nước thêm 10 phút nữa.
Mỗi tuần nên xông hơi 2 – 3 lần, nếu bị trĩ nhẹ, búi trĩ sẽ co lên và tiêu biến sau khoảng 2 tháng. Lưu ý, vùng da ở hậu môn rất mỏng và nhiều dây thần kinh nên không được xông khi nước còn quá nóng.Cây rau cúc tần có công dụng lợi tiểu
Bài thuốc 10 – Chữa chứng bí tiểuChức năng thận suy giảm sẽ ảnh hưởng đến hệ bài tiết, dẫn đến tình trạng bí tiểu, tiểu khó, tiểu rắt hay tiểu buốt.
Nước thuốc sắc từ cây cúc tần lợi tiểu, tốt cho hệ bài tiết
Nước thuốc sắc từ cây cúc tần lợi tiểu, tốt cho hệ bài tiết
Bài thuốc dân gian này rất đơn giản như sau:Dùng 40g lá cây cúc tần đã phơi khô hoặc nếu không có thể dùng 100g lá tươi.
Sau khi rửa sạch, dùng thảo dược nấu thành nước uống.
Mỗi ngày có thể uống nước lá thay nước lọc để tăng cường chức năng thận.Một số công dụng khác của cúc tần
Bài thuốc 11 – Làm tan máu tụ và chữa lành vết thươngKhi bị chấn thương, va đập làm tụ máu bầm dưới da, bạn có thể đắp lá thuốc từ cây cúc tần để làm tan máu tụ nhanh chóng.
Giã nát một nắm lá rau cúc tần.
Đắp cả nước và bã lên vết thương bị tụ máu bầm, cho đến khi khô hẳn.
Dùng 1 – 2 lần máu bầm sẽ tan, giảm đau nhanh chóng.Bài thuốc 12 – Bài thuốc cho người lao lực dẫn đến thổ huyết
Trong dân gian, khi bị thổ huyết do cơ thể mệt mỏi, lao lực, quá sức người xưa sẽ dùng cây cúc tần để chữa trị.
Dùng toàn bộ cây thuốc khoảng 150 – 200gr, rửa sạch và cắt nhỏ thành từng đoạn nhỏ.
Làm sạch 20g cua đồng, bỏ vỏ và phần yếm, chỉ lấy thịt cua.
Giã nát cây thuốc cùng cua đồng, thêm 30ml nước lọc, ½ thìa muối hạt và lọc lấy nước cốt.
Ngày 3 lần uống nước thuốc trên vào 3 buổi, uống liên tục 5 ngày.Các món ăn chế biến từ cây cúc tần
Lá cúc tần có ăn được không? Bên cạnh dùng trong các bài thuốc chữa bệnh thì cây rau cúc tần cũng là một loại cây thuộc họ Cúc, có thể dùng trong các món ăn.Đặc biệt, bổ sung loại cây rau này trong bữa ăn có công dụng hỗ trợ hệ tiêu hoá, kích thích ăn ngon miệng hơn.
Bánh rau cúc tần ngon miệng và tốt cho sức khoẻ
Bánh rau cúc tần ngon miệng và tốt cho sức khoẻ
Một số món ăn từ cây cúc tần ngon miệng:Cây cúc tần nấu canh thanh mát
Bánh nếp cúc tần
Cá kho lá rau cúc tần
Óc lợn hầm cúc tần
Theo: https://trungtamduoclieu.com/ -
Người viếtBài viết
Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.