Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Phạm Hải Bình Phạm Hải Bình 3 năm, 1 tháng trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #2564
    Phạm Hải Bình
    Phạm Hải Bình
    Quản lý

    (Theo Thuocdantoc.org)
    Lá khôi là dược liệu quý và được sử dụng rộng rãi trong phạm vi nhân dân. Vị thuốc này thường được dùng để chữa chứng viêm loét dạ dày tá tràng, dị ứng, nổi mề đay mẩn ngứa và làm giảm chứng ghẻ lở ngoài da.

    lá khôi có tác dụng gì
    Cây lá khôi còn có tên là cây khôi nhung, cây khôi tía và đơn tướng quân

    Tên gọi khác: Cây khôi tía, Cây khôi nhung, Cây khôi, Đơn tướng quân, Cây xăng sê, Khôi.
    Tên khoa học: Ardisia silvestris Pitard.
    Họ: Đơn nem (danh pháp khoa học: Myrsinaceae)
    Mô tả dược liệu
    1. Đặc điểm và Hình ảnh cây lá khôi
    Cây khôi tía (cây khôi nhung) là loài thực vật nhỏ, thân mọc đứng, chiều cao chỉ khoảng 1.5 – 2m. Bên trong thân rỗng xốp, thân không phân nhánh hoặc phân nhánh ít. Lá mọc so le, tập trung nhiều ở ngọn, mép lá nguyên, rộng 6 – 10cm, dài 25 – 40cm, mặt trên lá có gân nổi rõ và phiến lá có màu xanh lục/ tía.

    Hoa mọc thành chùm, kích thước nhỏ, chùm hoa dài khoảng 10 – 15cm. Quả mọng và có màu đỏ khi chín. Cây khôi nhung ra hoa vào tháng 5 – 7 và ra quả vào tháng 7 – 9.

    Hình ảnh của cây khôi tía:

    cây lá khôi chữa bệnh gì
    Hình ảnh mặt trên của lá khôi tía hiện rõ gân, phiến lá màu xanh tía và mọc so le
    hình ảnh cây lá khôi
    Hình ảnh của cây lá khôi
    2. Bộ phận dùng
    Lá và ngọn cành.

    3. Phân bố
    Cây mọc hoang nhiều ở Lào Cai, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế,…

    4. Thu hái – sơ chế
    Thường thu hái vào mùa hạ. Sau khi thu hái đem phơi nắng cho mềm và ủ trong râm.

    5. Bảo quản
    Nơi khô ráo.

    6. Thành phần hóa học
    Lá khôi tía chứa glycoside và tannin.

    Vị thuốc lá khôi
    1. Tính vị
    Vị chua, tính hàn.

    2. Quy kinh
    Quy vào kinh Tỳ, Vị.

    Chữa đau dạ dày tại nhà

    3. Lá khôi có tác dụng gì?
    – Tác dụng của lá khôi theo Đông Y:

    Công dụng: Giảm can khí uất (nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày), bình can, tiêu độc, kháng khuẩn mạnh và chống dị ứng.
    Chủ trị: Đau dạ dày, viêm họng, nổi mề đay mẩn ngứa, ghẻ lở, dị ứng, thấp khớp.
    – Tác dụng của lá khôi theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

    Thực nghiệm trên chuột bạch, thỏ cho thấy, lá khôi tía có tác dụng giảm nhu động ruột, giảm axit dạ dày, làm giảm sự co bóp của tim và giảm hoạt động tự nhiên của động vật thực nghiệm.
    Nghiên cứu tại Bệnh viện Quân Y 108 nhận thấy, cây khôi nhung có thể cải thiện triệu chứng ợ hơi, khó tiêu, đau thượng vị,… ở 80% trường hợp.
    4. Cách dùng – liều lượng
    Lá khôi được dùng ở dạng sắc hoặc dùng ngoài. Liều dùng tham khảo: 40 – 80g/ ngày.

    Bài thuốc chữa bệnh từ cây khôi nhung (lá khôi tía)
    hình ảnh lá khôi tía
    Cây lá khôi chữa bệnh gì?
    1. Bài thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng với triệu chứng ợ hơi, ợ chua, bụng đầy trướng

    Bài thuốc 1: Khổ sâm 16g, uất kim 8g, hương phụ 8g, lá khôi tía 20g, hậu phác 8g, bồ công anh 20g, cam thảo nam 16g. Đem các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang.
    Bài thuốc 2: Bồ công anh, lá khổ sâm và nhân trần mỗi vị 12g, chút chít và lá khôi tía mỗi vị 10g. Đem các vị tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 30g uống với nước sôi để nguội.
    2. Bài thuốc trị bệnh đau dạ dày, đau cả khi đói hoặc no

    Chuẩn bị: Thảo quyết minh, mẫu lệ mỗi vị 20g, ô tặc cốt 15g, lá khôi tía 25g.
    Thực hiện: Đem các vị sao vàng hạ thổ, sau đó tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 1 thìa cà phê, ngày dùng từ 3 – 4 lần.
    3. Bài thuốc chữa đau dạ dày có thể trạng sút kém, mệt mỏi, đau vùng thượng vị lan ra hai bên sườn

    Chuẩn bị: Cam thảo 10g, lá khổ sâm 12g, lá bồ công anh 40g và lá khôi 80g.
    Thực hiện: Đem nguyên liệu thái nhỏ, phơi cho khô rồi sắc với 400ml nước đến khi còn 100ml thì chia thành 2 lần uống, nên dùng khi bụng đói.
    4. Bài thuốc chữa mẩn ngứa, mề đay và dị ứng

    Bài thuốc 1: Dùng tầm phỏng và lá khôi mỗi vị 100g. Đem các vị sắc lấy nước uống, đồng thời nên nấu lá khôi và dùng nước tắm hàng ngày.
    Bài thuốc 2: Lá khôi tía 10g, đem băm nhỏ và sắc với 400ml nước còn lại 100ml. Chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng hết trong ngày.
    Bài thuốc 3: Chuẩn bị ké đầu ngựa, lá khôi tía, lá mã đề và kim ngân hoa mỗi vị 12g, đơn đỏ 25g. Đem các dược liệu sắc lấy nước uống, chia đều thành 3 lần và dùng trước khi ăn.
    5. Bài thuốc trị chứng mề đay mẩn ngứa do huyết trệ

    Chuẩn bị: Sử dụng đương quy vĩ, xích thược và đan bì mỗi vị 10g, thổ phục linh, cỏ nhọ nồi, sài đất và kim ngân hoa mỗi vị 12g, lá khôi tía 15g, núc nác 8g.
    Thực hiện: Đem các vị sắc uống, ngày dùng 1 thang.
    6. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh thấp khớp

    Chuẩn bị: Lá thông 8g, ké đầu ngựa 16g, dây kim ngân 10g, lá khôi tía 12g, lá bạc thau (sao) 12g, rễ gối hạc 16g, lá đơn mặt trời 12g.
    Thực hiện: Đem sắc với 600ml nước còn lại 200ml, đem chia thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày. Nên dùng trước khi ăn và trước khi đi ngủ. Mỗi liệu trình kéo dài 10 ngày, thực hiện khoảng 3 – 5 liệu trình để nhận thấy cải thiện rõ rệt.
    7. Bài thuốc điều trị viêm phế quản và viêm họng

    Chuẩn bị: Bột nếp, mật ong lượng vừa đủ, lá khôi tía 100g.
    Thực hiện: Băm nhỏ, nấu với 1 lít nước cho sôi, sau đó bỏ bã và đun cho nước sền sệt. Trộn đều với mật ong và bột nếp làm thành 20 viên. Mỗi ngày ngậm 2 viên, dùng liên tục trong 3 – 4 ngày.
    8. Bài thuốc trị ghẻ lở

    Chuẩn bị: Một nắm lá khôi nhung.
    Thực hiện: Đem rửa sạch, thái nhỏ và đun sôi với 5 lít nước. Dùng nước tắm và sử dụng bã xát nhẹ vào nốt ghẻ lở. Áp dụng bài thuốc này 1 lần/ ngày trong liên tục 3 – 5 ngày sẽ thấy da hết ngứa và các mụn ghẻ lở khô dần.
    9. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lý về dạ dày

    Chuẩn bị: Cam thảo 4g, ngải cứu 8g, khổ sâm 12g, lá khôi nhung 40g, uất kim 12g, hậu phác 12g, bồ công anh 20g.
    Thực hiện: Đem sắc uống hằng ngày.
    10. Bài thuốc trị chứng mẩn ngứa do dị ứng

    Chuẩn bị: Đơn nem 10g, đơn lá đỏ 15g, cây đơn kim 15g và lá khôi 15g.
    Thực hiện: Sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
    11. Bài thuốc trị chứng phát ban do phong nhiệt

    Chuẩn bị: Nhẫn đông đằng, thương nhĩ tử, lá khôi nhung và thổ phục linh mỗi vị 20g.
    Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.
    12. Bài thuốc trị chứng đau dạ dày thể hỏa uất (rêu lưỡi vàng, đau vùng thương vị, đắng miệng, miệng khô, ợ chua)

    Chuẩn bị: Gừng 4g, bố chính sâm 12g, trần bì 6g, lá khôi nhung 20g, sa nhân 10g, nam mộc hương 10g và bán hạ chế 8g.
    Thực hiện: Đem sắc uống ngày dùng 1 thang.
    Các nghiên cứu hiện đại về cây khôi tía còn nhiều hạn chế, vì vậy hầu hết bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc này đều có nguồn gốc và được sử dụng trong phạm vi nhân dân. Để tránh áp dụng bài thuốc không có hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.