Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Phạm Hải Bình Phạm Hải Bình 3 năm trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #2677
    Phạm Hải Bình
    Phạm Hải Bình
    Quản lý

    CACH XAY DỰNG VÀ BIẾN HÓA MỘT BÀI THUỐC THEO YHCT
    BS: Bùi Thị Hằng-UVBCH,
    Trưởng bộ môn YHCT Trường TCYT Hòa Bình
    BÀI: 1
    1 Nguyên tắc xây dựng một bài thuốc
    – Bài thuốc có thể có ít hay nhiều vị thuốc tùy theo tình hình thực tế của bệnh tật và yêu cầu của việc chữa bệnh
    – Một bài thuốc hoàn chỉnh được cấu tạo theo nguyên tắc:quân,thần,tá, sứ.
    + Quân: Là vị thuốc chính còn gọi là chủ dược dùng để chữa nguyên nhân gây ra bệnh và triệu chứng chính của hội chứng bệnh, vị thuốc chính có thể là 1 hoặc 2 vị.
    + Thần: Là vị thuốc hỗ trợ giúp cho vị thuốc chính tăng tác dụng chữa bệnh
    + Tá: Là vị thuốc chữa các triệu chứng phụ của hội chứng bệnh, hạn chếtác dụng mãnh liệt hay độc tính hoặc làm tăng tác dụng của vị thuốc chính
    + Sứ: Là vị thuốc đưa tác dụng của bài thuốc đến nơi có bệnh thuộc tạng phủ hay kinh lạc, điều hòa tính năng tác dụng các vị thuốc trong bài thuốc.
    Ví dụ: Bài ma hoàng thang: Thành phần gồm
    Ma hoàng: Tác dụng phát tán phong hàn làm ra mồ hôi là quân
    Quế chi: Giúp ma hoàng tăng tác dụng phát tán giải biểu là thần
    Hạnh nhân: Chữa ho xuyễn, chữa các triệu chứng kèm theo là tá
    Cam thảo: Điều phụ vào tình hình triệu chứng của bệnh tật, hội chứng
    bệnh phù hợp với bệnh cảnh lâm sàng.
    Sự biến hóa một bài thuốc
    – Sự biến hóa của bài thuốc bằng cách thay đổi sự phối ngũ của các vị thuốc. Vị thuốc quân không thay đổi nhưng các vị phối ngũ thay đổi làm tác
    dụng chữa bệnh của bài thuốc thay đổi theo. Như bài Tả kim hoàn gồm Hoàng liên, ngô thù du, để điệu trị đau dạ dày, ợ hơi, ợ chua. Vì Hoàng liên thanh nhiệt tiêu độc, ngô thù tính ấm trừ ôn
    – Sự biến hóa của bài thuốc bằng cách thay đổi liều lượng của vị thuốc trong bài thuốc. Một số bài thuốc có cùng vị thuốc nếu thay đổi liều lượng của vị thhuốc thì vị quân có thay đổi bài thuốc mang tên khác nhau và tác chữa bệnh cũng khác nhau.
    Ví dụ: Vị thuốc Đại hoàng Hậu phác Chỉ thực Bài thuốcTác dụng chữa bệnh Tiểu thừa khí thang 16g quân 8g thần 12g thần Tả nhiệt nhuận tràng Hậu phác tam vật thang 8g thần 32g quân 12g thần Trướng mãn, táo bón Hậu phác đại hoàng 20g quân 29g quân 12g thần Có nước ở màng phổi,thang
    màng tim

    Sự biến hóa của bài thuốc còn phụ thuộc sự thay đổi dạng thuốc. Bài
    thuốc được dùng theo dạng bào chế khác nhau là tùy theo tình hình bệnh tật, yêu
    cầu chữa bệnh của từng giai đoạn bệnh. Bệnh cấp tính, bệnh nặng thường dùng
    thuốc sắc, bệnh mãn tính hòa hoãn hoặc ở giai đoạn củng cố kết quả chữa bệnh
    thì dùng thuốc tán, hoàn, rượu…
    BÀI 2:
    CÁCH KÊ ĐƠN THUỐC THEO YHCT
    1. Kê đơn theo lý luận đông y (Biện chứng luận trị)
    Khi kê đơn theo phương pháp này đòi hỏi cần nắm vững lý luận YHCT về
    sinh lý tạng phủ, kinh lạc, chẩn đoán đúng theo YHCT tìm ra được hội chứng
    bệnh và đè ra phương pháp chữa thích hợp và phải nhớ được các bài thuốc và
    tính năng tác dụng của các bài thuốc đó
    Phương pháp kê đơn này có hai cách. Kê đơn theo cổ phương gia giảm.
    Kê đơn theo đối pháp lập phương
    2
    . Kê đơn theo cổ phương gia giảm
    Cổ phương là những bài thuốc có kinh nghiệm điều trị tốt được người xưa
    truyền lại. Thường một hội chứng bệnh tật có một bài thuốc tương ứng
    Do bệnh cảnh lâm sàng của bệnh phức tạp nên một bài thuốc cổ phương
    chỉ thích ứng với một nguyên nhân, tính chất và triệu chứng của bệnh song tùy
    theo tình hình cụ thể về sức khỏe của người bệnh mà người ta có thể thêm bớt vị
    thuốc hoặc liều lượng cho thích hợp. Đồng thời tùy theo sự cần thiết của từng
    bệnh tật mà người thầy thuốc có thể dùng các dạng bài thuốc khác nhau như
    thuốc sắc, thuốc hoàn, thuốc tán, thuốc rượu. Thuốc cao…. như dùng rượu cấp
    cứu, thông quan tiễn tán để thổi vào mũi khi cấp cứu, lục vị tán, quy tỳ thang..
    Ví dụ: Bệnh nhân cảm mạo phong hàn có mồ hôi được chẩn đoán là biểu
    hư hàn với pháp điều trị ôn kinh tán hàn, bổ hư thì cổ phương dùng bài quế chi
    thang gồm(quế chi, sinh khương, bạch thược, cam thảo, đại táo nếu bệnh nhân
    cổ gáy cứng đờ, đau dữ dội gia thêm cát căn gọi là bài quế chi cát căn thang)
    Bệnh nhân có triệu chứng âm hư nội nhiệt, mạch tế sác, ngũ tâm phiền
    nhiệt, chẩn đoán bát cương lý hư nhiệt. Pháp điều trị tư âm. Cổ phương dùng bài
    lục vị hoàn gồm (Thục địa, hoài sơn, sơn thù, đan bì, trạch tả, bạch linh). Nếu
    bệnh nhân có triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt khát nước nhiều gia thêm
    bạch thược, đương quy gọi là bát lục vị quy thược, gia thêm kỷ tử, cúc hoa gọi là
    bài bát vị kỳ cúc. Nếu bệnh nhân có triệu chứng đau lưng, chân tay lạnh, mạch
    trầm trì bài lục vị gia phủ tử chế, nhục quế gọi là bài bát vị quế phụ

    3. Kê đơn theo đối pháp lập phương
    Sau khi biện chứng bệnh và đề ra phương pháp chữa bệnh dựa vào tác
    dụng của các vị thuốc rồi kê dơn theo quân, thần, tá, sứ và gia giảm thành đơn
    thuốc hoàn chỉnh (cách kê đơn này gần giống cổ phương)
    Như bệnh nhân đau thần kinh hông do phong hàn được chẩn đoán là biểu
    thực hàn. Pháp điều trị là khu phong tán hàn, hành khí, hoạt huyết trừ thấp
    Bài thuốc gồm: Phòng phong, độc hoạt: Tác dụng khu phong
    Tế tân, quế chi, bạch chỉ, thiên niên kiện: Tác dụng tán hàn
    Huyết giác, ngưu tất, xuyên khung, xuyên quy: Tác dụng hoạt huyết, hành
    khí
    Ý dĩ, thương truật, bạch linh: Tác dụng trừ thấp. Nếu bệnh nhân già yếu.
    Khí huyết hư gia thêm đẳng sâm, hoàng kỳ, thục địa, bạch thược
    4 . Kê đơn thuốc theo những bài thuốc có kinh nghiệm gia truyền
    (nghiệm phư
    Là cách kê đơn theo kinh nghiệm dân gian để điều trị một số bệnh nhất
    định như các kinh nghiệm của một số cụ lang, bà mế…
    Như dùng bồ công anh chữa viêm tuyến vú. Hoặc dùng xuyên sơn giáp hãm uống
    Dùng nha đảm từ chữa lỵ Hạt thầu dầu chữa trĩ, sa trực tràng
    Viên tô mộc chữa ỉa chảy
    Viên K-2 ( kim ngân hoa, ké đầu ngựa)
    Cao sinh cơ gồm lá mỏ quạ, uất kim, hoàng bá
    Cách kê đơn này giúp cho những người không học đông y , hoặc các thầy
    thuốc không học nhiều về YHCT vẫn có thể dùng được
    5
    . Kê đơn thuốc theo toa căn bản
    Cách kê đơn theo toa căn bản là phương pháp kê đơn cắt thuốc với người
    hiểu biết về tây y và đông y còn ít mà vẫn sử dụng dễ dàng các vị thuốc ở địa
    phương nếu có thích hợp với những chứng bệnh thông thường. Ghi đơn theo toa
    căn bản bao gồm hai phần là
    – Phần điều hòa cơ thể
    – Phần tấn công bệnh
    5 .1. Phần điều hòa cơ thể
    Dùng các vị thuốc để điều hòa lại chức năng của tạng phủ và chức
    phận của cơ thể như (gan, thận, huyết, khí, đại tràng, tiểu tràng, giải độc lợi tiểu
    tiện, kích thích tiêu hóa) làm cho mọi hoạt động trở lại bình thường
    Sự điều hòa này phụ thuộc tính chất hư, thực, hàn, nhiệt của bệnh
    5 .2. Phần điều hòa theo tính chất hư, thực của bệnh
    – Thực chứng
    Áp dụng điều trị các bệnh cấp tính như sốt xuất huyết, cảm mạo, ỉa chảy
    do lạnh, mụn nhọt, thấp khớp, viêm gan vi rút…

    Nhuận gan dùng các vị: Rau má, mướp đắng, quả dành dành, nhân trần,
    Nhuận tiểu dùng các vị: Rễ cỏ tranh, râu ngô, cây mã đề, lá nhót, lá cà
    Nhuận huyết dùng các vị: Lá muồng trâu, lá mơ tam thể, vỏ cây đại.. cúc hoa

    Giải độc cơ thể dùng vị thuốc: Cam thảo đất, ké đầu ngựa, cỏ mần trầu,
    vòi voi, kim ngân, sài đất, bồ công anh, xạ can
    Kích thích tiêu hóa dùng các vị thuốc: Vỏ quýt, gừng sống, củ xả, vỏ
    chanh, thần khúc, sa nhân, riềng

    Dùng các vị thuốc dùng điều trị cho các bệnh mạn tính hoặc thời kỳ lui
    bệnh của các bệnh truyền nhiễm, những người suy nhược

    Kiện tỳ bổ khí thì dùng các vị thuốc: Củ mài, mộc hương, ý dĩ, cam thảo
    dây, đậu ván trắng, hạt sen, sa nhân, đẳng sâm, hương phụ

    Bổ can bổ huyết thì dùng: Hà thủ ô, rau má, kê huyết đằng, đỗ đen, long
    Bổ thận thì dùng các vị: Cẩu tích, dây tơ hồng, ba kích, cốt toái, tang ký
    Kích thích tiêu hóa dùng các vị: Củ sả, gừng, vỏ cây vối, chỉ thực, trần
    Lợi niệu trừ thấp thì dùng các vị: Tỳ giải, ý dĩ, má đề, râu ngô

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.