Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Phạm Hải Bình Phạm Hải Bình 2 năm, 10 tháng trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #2771
    Phạm Hải Bình
    Phạm Hải Bình
    Quản lý

    Cây cúc tần – một loại cây mọc hoang bám vào tường rào là hình ảnh rất quen thuộc với người dân nông thôn. Thế nhưng không mấy ai biết rằng, đây cũng là một vị thuốc dân gian có tác dụng tuyệt vời để chữa cảm sốt, ho, xương khớp, bệnh trĩ, sỏi thận,… Khám phá về loại cây thuốc quý ngay vườn nhà, tác dụng, các bài thuốc cũng như những lưu ý khi dùng trong bài viết dưới đây.

    Cúc tần là cây gì? Thông tin về cây rau cúc tần
    Cây cúc tần là một loại cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và Malaysia, du nhập vào nước ta từ rất nhiều năm trước.

    Tên dược liệu: Cây cúc tần
    Tên gọi khác: Từ bi, Đại bi, Đại ngải, Hoa mai não, Lức ấn, Băng phiến ngải.
    Tiếng khác: Cây co mát (người Thái), cây phặc phà (người Tày), Camphrée (tiếng Pháp), Ngai Camphor Plant (tiếng Anh).
    Tên danh pháp khoa học: Pluchea Indica (L) Less.
    Thuộc họ Cúc – Asteraceae, Chi Cúc tần – Pluchea
    Để bạn đọc hiểu rõ hơn, dưới đây là hình ảnh cũng như các đặc điểm của loại cây thuốc này.

    Đặc điểm thực vật của cây cúc tần
    Rất nhiều người nhầm lẫn cây rau cúc tần với cây cải cúc (tần ô) bởi hai loại cây này cùng họ và có nhiều đặc điểm tương đối giống nhau. Tuy nhiên, rau cải cúc được sử dụng phổ biến hơn và mọc thành bụi nhỏ ở mặt đất, còn cây cúc tần cao tới 1 – 2m mọc thẳng đứng và mọc bám vào hàng rào.

    Hình ảnh cây cúc tần quen thuộc trong thiên nhiên
    Hình ảnh cây cúc tần quen thuộc trong thiên nhiên
    Cúc tần rất dễ nhận biết bởi những đặc điểm thực vật rất đặc trưng.

    Cây bụi mọc dại, cao từ 1 – 2m, được bao phủ bởi một lớp lông tơ mỏng, có mùi thơm dịu nhẹ. Thường có dây tơ hồng sống bám vào thân cây.
    Cành cây phát triển từ thân, mảnh và nhỏ, có nhiều lông nhẵn.
    Lá mọc so le nhau, không có cuống hoặc cuống rất ngắn. Lá cây có hình elip dài hẹp, hình bầu dục, đầu lá nhọn, mép có khía răng, màu lục pha xám.
    Hoa vươn từ đầu cành cây, mọc tụ lại thành chùm màu tím nhạt. Hoa cái xếp thành dây, hoa lưỡng tính mọc ở giữa cụm.
    Quả nhỏ, có hình trụ, có 10 cạnh.
    Cây cúc tần mọc ở đâu tại Việt Nam?
    Khi du nhập vào Việt Nam, cây cúc tần thường mọc hoang ở vùng đồng bằng, tại các sườn đồi núi thấp và thường được sử dụng chủ yếu để làm hàng rào chắn.

    Tuy nhiên, thời gian gần đây, loại cây này được sử dụng rất nhiều để làm thảo dược, dược liệu trong các bài thuốc chữa bệnh nên được nuôi trồng khá nhiều, thậm chí trồng theo quy mô lớn.

    Cây cúc tần Việt Nam phát triển chủ yếu ở khu vực đồng bằng các tỉnh phía Bắc, nhiều nhất là ở Nghệ An, Ninh Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, Hoà Bình…

    Bộ phận sử dụng và quy trình chế biến dược liệu
    Mọi bộ phận của cúc tần đều có thể sử dụng, bao gồm rễ, lá cây và thân ngọn. Loại cây này có sức sống mãnh liệt, sinh trưởng tươi tốt và có thể thu hái quanh năm. Tuy nhiên, để làm thuốc thì tốt nhất nên thu hoạch vào mùa hè và thu.

    Cây thuốc cúc tần có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc dạng sấy khô đều có dược tính như nhau. Cách bào chế dược liệu như sau:

    Dược liệu tươi: Thu hoạch vào sáng sớm, rửa sạch nhiều lần cho hết bụi đất, hoá chất, tạp chất nếu có. Để nguyên toàn bộ cây và sử dụng tuỳ ý. Khi dùng tươi lâu ngày nên bảo quản ở nhiệt độ lạnh.
    Dược liệu khô: Cúc tần sau khi thu hoạch, rửa sạch và để ráo nước. Cắt thành từng đoạn khoảng 3 – 5cm rồi phơi hoặc sấy cho đến khi khô hoàn toàn. Bảo quản trong túi đóng kín, ở nơi khô ráo, tránh ẩm mốc và mối mọt.
    Cây cúc tần có tác dụng gì với sức khỏe?
    Trong thiên nhiên, cây cúc tần thường mọc hoang, nhiều nơi người dân dùng làm nguyên liệu nấu ăn hoặc để làm rào chắn bảo vệ. Trong dân gian, loại cây này còn được dùng để làm các bài thuốc quý chữa bệnh.

    Vậy lá cúc tần có tác dụng gì?

    Công dụng của dược liệu cúc tần trong Đông y
    Theo Đông Y thì cúc tần là cây thuốc có vị hơi đắng và cay, tính mát, có mùi thơm dịu, quy vào kinh Thận và kinh Phế.

    Công dụng: Tán phong hàn, khu phong, trừ thấp, tán uất hỏa, tiêu độc, tiêu ứ, tiêu thũng, tiêu đờm, lợi tiểu, hoạt huyết, sát trùng, kháng viêm, hạ áp, cường tim, minh mục, bồi bổ cơ thể, kích thích hệ tiêu hoá.

    Dược liệu sấy khô dùng trong các bài thuốc Đông Y chữa bệnh
    Dược liệu sấy khô dùng trong các bài thuốc Đông Y chữa bệnh
    Chính vì thế, trong Đông y, cây cúc tần được sử dụng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh đường tiêu hoá, bệnh xương khớp, bệnh về thận, bệnh đường hô hấp,…

    Nghiên cứu của Y học hiện đại về cúc tần
    Theo các nghiên cứu thì thành phần chính của cây rau cúc tần là tinh dầu và acid chlorogenic.

    Ngoài ra lá cúc tần còn chứa: 15mg vitamin C, 197mg Ca, 5mg Fe, 4.6mg caroten 2.3% Photpho, 2.3% tro, 5.7% protid, 1% lipid và 18 hoạt chất triterpen,…

    Nhờ đó, loại cây này có tác dụng nhiều bệnh khác nhau như:

    Chữa bệnh ho, sốt, cảm mạo, sốt không do virus.
    Tăng cường chức năng hệ tiêu hoá, kích thích ăn ngon miệng, hấp thụ tốt .
    Điều trị và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh xương khớp gồm đau nhức, đau lưng, chấn thương, thấp khớp,…
    Cải thiện các bệnh đường tiết niệu như bí tiểu, tiểu rắt, tiểu đau rát,… tăng cường chức năng thận.
    Thành phần tinh dầu có hiệu quả an thần, giảm stress, chống mệt mỏi, chống trầm cảm.
    Theo: https://trungtamduoclieu.com/

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.