Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Phạm Hải Bình Phạm Hải Bình 3 năm, 10 tháng trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #1436
    Phạm Hải Bình
    Phạm Hải Bình
    Quản lý

    MUỒNG TRÂU – Nhuận tràng, chữa táo bón, vàng da, viêm da thần kinh, lở ngứa, hắc lào…

    Tên khoa học: Senna alata (L.) Roxb.
    Họ Caesalpiniaceae

    ——
    Bộ phận dùng: Lá, cành, hạt, rễ. Lá và thân vào mùa hạ thu, trước khi cây ra hoa. Dùng tươi hay phơi nắng cho khô. Quả thu hái vào tháng 10-12, lấy hạt phơi khô hay dùng tươi.
    Nơi sống: Cây mọc hoang ở những nơi đất hoang tới độ cao 1.000m và cũng được trồng ở nhiều nơi. Có thể trồng bằng cành hoặc bằng hạt.
    Thành phần hóa học: Trong lá, quả và rễ đều có chứa các dẫn chất anthraquinon. Có hàm lượng 0,15-0,20% ở lá, 1,5-2% ở quả. Trong lá có chrysophanol, aloe emodin, rheine emodin; có flavonoid là kaempferol. Ngoài ra còn có một steroid là sitosterol trong rễ cây.
    Tính vị, tác dụng: Các bộ phận của cây có vị hơi đắng, mùi hăng hắc, tính mát; có tác dụng nhuận tràng, giải nhiệt, sát trùng, lợi tiểu. Nếu sao vàng thì nhuận gan, tiêu thực, tiêu độc, tiêu viêm. Lá có vị cay, tính ấm; có tác dụng sát trùng, chống ngứa.
    Công dụng: Thường được dùng chữa táo bón, nhiều đờm; phù thũng, đan gan, vàng da. Lá dùng trị viêm da thần kinh, hắc lào, thấp sang, ngứa lở người da, mụn nhọt sưng lở.
    Lấy cành, lá, rễ hoặc hạt sắc nước uống. Bột lá hoặc bột thân uống hằng ngày với liều thấp (4-8g) dùng nhuận tràng, và với liều cao (10-12g) dùng xổ. Hạt dùng với liều 4-5g để nhuận tràng, với liều cao 5-8g dùng xổ. Lá giã nát, lấy nước bôi hoặc xát chữa bệnh ngoài da; nếu thêm một ít muối hoặc dịch quả chanh, tác dụng mạnh hơn. Lá muồng trâu còn dùng trị ghẻ cho gia súc.

    Theo kinh nghệm của một số nước cây Muồng trâu được sử dụng trong điều trị bệnh thương hàn, tiểu đường, sốt rét, hen suyễn, giun đũa, nhiễm trùng tinea, ghẻ, đốm, mụn rộp và bệnh chàm. Trong cây Muồng trâu có các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa, kháng nấm, chống nấm, chống ung thư, chống nhiễm trùng, chống co thắt, chống tăng huyết áp, chống sốt rét.

    Theo:
    – Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
    – Từ điển cây thuốc Việt Nam
    – Evid Based Complement Alternat Med. 2020:258-259. Ethnobotanical Description and Biological Activities of Senna alata
    https://www.facebook.com/ngo.ducphuong.50

    Tải lên hình ảnh đính kèm:
    You must be logged in to view attached files.
Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.