Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Diễn đàn cây thuốc nam – Kết nối chuỗi giá trị cây thuốc nam Diễn đàn Thảo luận về vùng trồng Cây Quế tiềm năng phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Văn Yên

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Avatar Phan Huy Cuong 3 năm, 6 tháng trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #2404
    Avatar
    Phan Huy Cuong
    Thành viên

    Cây Quế tiềm năng phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo ở huyện Văn Yên
    Huyện Văn Yên nằm ở phía Bắc của tỉnh Yên Bái với tổng diện tích đất tự nhiên 139.154,11 ha. Văn Yên có các địa giới hành chính như sau:Phía Bắc giáp huyện Văn Bàn và huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai; phía Nam giáp huyện Trấn Yên; Phía Tây giáp huyện Văn Chấn; và phía Đông giáp huyện Lục Yên và huyện Yên Bình. Cây quế ( nguồn internet)
    Toàn huyện được chia thành 24 xã và 01 thị trấn, trong đó có 13 xã vùng cao. Nhìn chung, Văn Yên có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để giao lưu với các trung tâm kinh tế – xã hội quan trọng của tỉnh, đặc biệt với Thành phố Yên Bái.
    Diện tích đất lâm nghiệp của Văn Yên là 104.403,94 ha chiếm 75,03% tổng diện tích trong đó rừng đặc dụng (cây đặc sản quế): 15.345,2ha. Do có địa hình đồi núi cao, nằm trong vùng khí hậu phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây quế nên vùng quế Văn Yên được hình thành từ lâu đời nay và gắn liền với cuộc sống của người Dao.
    Huyện Văn Yên hiện có gần 50.000ha diện tích đất trồng quế. Với khí hậu và đất đai phù hợp cây quế sinh trưởng và phát triển tốt mỗi năm, huyện Văn Yên xuất ra thị trường khoảng 6.000 tấn vỏ quế khô các loại, sản lượng cành lá quế khoảng 63.000 tấn/năm, sản lượng tinh dầu khoảng 300 tấn/năm, sản lượng gỗ quế gần 51.000 m3/năm.
    Cây quế có tên khoa học là Cinnamomum cassia, thuộc giống Cinnamomum, họ Lauraceae. Quế thuộc dạng cây thân gỗ luôn xanh tốt, có thể cao 15 – 17 m, lá trưởng thành có chiều dài từ 18 – 20 cm, chiều rộng từ 6 – 8 cm, cuống lá dài khoảng 1 cm. Quế có tán lá hình trứng, thường xanhquanh năm, thân cây tròn đều, vỏ ngoài màu xám, hơi nứt rạn theo chiều dọc. Trong các bộ phận của cây quế như vỏ, lá, hoa, gỗ, rễ đều có chứa tinh dầu, đặc biệt trong vỏ có hàm lượng tinh dầu cao nhất, có khi đạt đến 4 – 5 %. Bộ rễ quế phát triển mạnh, rễ cọc cắm sâu vào lòng đất, rễ bàng lan rộng, đan chéo nhau vì vậy quế có khả năng sinh sống tốt trên các vùng đồi núi dốc. Cây quế lúc còn nhỏ cần có bóng che thích hợp mới sinh trưởng và phát triển tốt, càng lớn lên mức độ chịu bóng càng giảm dần và sau khoảng 3 – 4 năm trồng thì cây quế hoàn toàn ưa sáng. Cây quế khoảng 8 – 10 tuổi thì bắt đầu ra hoa, hoa quế mọc ở nách lá đầu cành, hoa tự chùm, cây quế trồng từ 4-6 năm bắt đầu cho khai thác tỉa thưa, mỗi năm có 2 vụ khai thác, vụ tháng 3 và vụ tháng 8.
    Nước ta hiện có nhiều loại quế, nhưng có ba loại được trồng nhiều hơn cả là:quế Thanh (Cinamomum loureiri); quế Srilanca (Cinamomum zeylanicum);và quế Trung Quốc (Cinamomum cassia).
    Quế Thanh được trồng và mọc hoang ở khắp vùng rừng núi nước ta, nhưng có nhiều nhất ở dọc dãy Trường Sơn từ Bắc Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh tới Quảng Nam. Quế Thanh chứa khoảng 1 –1,5 % tinh dầu.
    Đứng đầu thị trường thế giới là quế Srilanca. Ở nước ta, loại quế này rất ít, mọc rải rác ở vùng Bái Thượng (Thanh Hóa), Nghệ An và một số địa điểm thuộc Phú Yên, Khánh Hòa, Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh. Quế Srilanca có 0,5 – 2% tinh dầu.
    Quế Trung Quốc, trên thị trường thế giới được đánh giá vào hàng thứ hai sau quế Srilanca. Loại quế này mọc rải rác trong rừng và có trồng ở một số nơi. Quế Trung Quốc chứa khoảng 1,2 % tinh dầu.
    Vùng quế Yên Bái có diện tích quế và sản lượng vỏ quế cao nhất trong cả nước. Quế vùng này chủ yếu là loài Cinnamomum cassia Blume, có đặc điểm thực vật giống quế Trung Quốc.
    Huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, hầu hết người dân sống dựa vào sản xuất nông-lâm nghiệp; nhờ có cây quế mà đời sống của người dân trên địa bàn huyện ngày được cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống và làm giàu từ quế. Cây quế Văn Yên đã góp phần quan trọng giúp người dân vượt qua nghèo đói và rất nhiều hộ gia đình có thu nhập từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng, sản phẩm quế Văn Yên có mặt ở thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Anh….Cây quế không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao mà còn là loài cây che phủ rừng và có vai trò quan trọng trong chế biến và làm vật liệu xây dựng, cây quế trở thành cây trồng chủ lực có giá trị cao, là nguyên liệu quý để sản xuất trong ngành dược liệu, mỹ phẩm, chế biến đồ mỹ nghệ…
    Huyện Văn Yên đã có nhiều giải pháp nâng cao vị thế, chất lượng cây quế, đặc biệt là đăng ký bảo hộ về tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý và đã Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế Văn Yên, đồng thời Huyện cũng có những cơ chế, chính sách phù hợp, khuyến khích các doanh nghiệp, công ty đủ mạnh đầu tư xây dựng cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho người trồng quế trên địa bàn. Huyện Văn Yên đã quy hoạch diện tích và ổn định vùng Quế chất lượng cao, chỉ đạo phát triển sản xuất Quế theo hướng Quế hữu cơ theo các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế (như: VietGAP, GACP-WHO,…); khuyến khích, hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho các sản phẩm Quế gắn với thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại địa phương; xây dựng và phát triển các chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm đối nhiều sản phẩm từ Quế; Tư vấn, hỗ trợ, thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia chế biến sâu các sản phẩm Quế đủ tiêu chuẩn xuất khẩu trực tiếp; củng cố các cụm công nghiệp gắn với quy hoạch các cơ sở chế biến vỏ quế, gỗ quế và tinh dầu quế theo hướng bền vững; củng cố kết cấu hạ tầng giao thông tạo điều kiện cho người dân trồng, tiêu thụ sản phẩm quế. Cùng với đó, huyện Văn Yên đã và đang tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp Quế phát triển bền vững, đồng thời chú trọng khai thác, phát triển du lịch sinh thái vùng Quế. Những hướng đi đó sẽ mang lại nhiều triển vọng cho cây quế phát triển đúng với tiềm năng của nó, đem lại hiệu quả lâu dài, góp phần xoá đói nghèo trong nông nghiệp, nông thôn.
    Phan Huy Cường

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.