Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Chủ đề này bao gồm 1 phản hồi, có 2 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Giang Ly Giang Ly 4 năm, 2 tháng trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 2 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #1484
    mrloi
    mrloi
    Quản lý

    Việt Nam là quốc gia có tiềm năng trong phát triển ngành nuôi trồng, khai thác, sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ cây thuốc nam. Tuy nhiên, hiện nay ngành thuốc nam vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển bền vững do sự manh mún trong sản xuất; sự thiếu liên kết, minh bạch và công bằng giữa các nhóm tác nhân tham gia chuỗi giá trị cũng như tác động từ sự sẵn có và giá thành cạnh tranh của những sản phẩm thuốc nam được nhập khẩu qua đường tiểu ngạch hoặc không rõ nguồn gốc/chất lượng.
    Việc thúc đẩy thực hiện đạo đức kinh doanh (ĐĐKD) và trách nhiệm xã hội (TNXH) được coi là một trong những giải pháp quan trọng đối với sự phát triển bền vững của ngành thuốc nam.
    Một nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp giữa điều tra định lượng và định tính đã được YENBAI CDSH ( trong khuôn khổ dự án Nâng cao năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc nam< được tài trợ bởi Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam), thực hiện từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2018 tại Yên Bái và Hà Nội trên các tác nhân tham gia chuỗi giá trị cây thuốc nam (bao gồm người trồng cây thuốc, người hành nghề khám chữa bệnh bằng thuốc nam, doanh nghiệp dược), đại diện chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội có liên quan. Tổng số 85 người tham gia điều tra bằng bảng hỏi và 13 người tham gia các cuộc phỏng vấn sâu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng kiến thức về ĐĐKDTNXH của những người tham gia điều tra còn tương đối hạn chế. Có tới 15,3% người tham gia trả lời không biết gì về ĐĐKD hay lợi ích của việc thực hiện ĐĐKD. Tỷ lệ nêu được các nội dung của ĐĐKD cũng không cao (8% đến 59,8%). Tỷ lệ có kiến thức từ trung bình trở lên chỉ đạt 18,9%.
    Về thái độ, những người tham gia nghiên cứu đã bày tỏ mối quan tâm đến việc thực hiện ĐĐKD và TNXH song vẫn còn một bộ phận nhỏ chưa thực sự quan tâm đến ĐĐKD và TNXH: khoảng 1/10 đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm thực hành khám chữa bệnh và nhóm doanh nghiệp không muốn tham gia các hoạt động nâng cao năng lực về ĐĐKD và TNXH (2 tỷ lệ này lần lượt là 9.5% và 8.8%). 18.8% không muốn liên kết với các tác nhân khác trong thu mua cây thuốc, 11.3% không muốn thực hiện liên kết trong trồng cây thuốc.
    Về thực hành, tỷ lệ có qui định đảm bảo chất lượng cây thuốc còn thấp (1.6% đến 33.8%). Việc thực hiện trồng cây thuốc theo các bộ tiêu chuẩn Quốc tế cũng như trong nước còn ít được áp dụng. Trong thu mua, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở yêu cầu về chủng loại, cảm quan và thu hái đúng thời vụ (các tỷ lệ này lần lượt là 55.4%; 31.7%; 29.4%), ít đơn vị đưa ra yêu cầu về trích xuất nguồn gốc (1.1%) hay yêu cầu đối với khâu chăm sóc và bảo quản cây thuốc. Tỷ lệ thực hiện các yêu cầu nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm từ cây thuốc nam vẫn còn rất thấp, nhiều quy định còn chưa được quan tâm thực hiện. Nhìn chung, nhóm doanh nghiệp có các biện pháp kiểm soát và đảm bảo chất lượng cây thuốc và các sản phẩm từ cây thuốc cao hơn so với 2 nhóm còn lại.

    Từ kết quả nghiên cứu trên, câu hỏi đặt ra là chúng ta có những thuận lợi/ khăn gì thực hiện ĐĐKD và TNXH và cần những giải pháp gì để chuỗi gía trị cây thuốc nam được phát triển có chất lượng?
    Mời các bạn tham gia! Chúng tôi rất trân trọng những ý kiến của các bạn!
    Chân thành cám ơn!<
    /strong>
    TM/ YENBAI CDSH
    Đào Thị Ngọc Lan

    • Chủ đề này đã được điều chỉnh 4 năm, 2 tháng trước bởi mrloi mrloi.
    #1534
    Giang Ly
    Giang Ly
    Thành viên

    Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh. Đạo đức kinh doanh chính là phạm trù đạo đức được vận dụng vào hoạt động kinh doanh. Đạo đức không phải mơ hồ, nó thực sự gắn liền với lợi ích kinh doanh

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 2 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.