Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Avatar VIET MEC 3 năm, 8 tháng trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #2311
    Avatar
    VIET MEC
    Thành viên

    Cỏ NgọtCỏ ngọt
    Là cây dược liệu có tính năng của một vị thuốc, có tác dụng như một thực phẩm chức năng, giúp người sử dụng hạn chế được các chứng bệnh về: tim mạch, béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, thanh nhiệt.

    Chi tiết sản phẩm
    Tên gọi khác: Cỏ đường, Cúc ngọt

    Tên khoa học: Stevia rebaudiana (Bert.) Hemsl. – Asteraceae

    Giới thiệu: Là một loại cỏ sống lâu năm. 6 tháng sau khi trồng, gốc bắt đầu hoá gỗ, mỗi gốc có nhiều cành. Nếu để mọc tự nhiên cây có thể cao đến 100cm. Cành non và lá đều phủ lông trắng mịn, lá mọc đối, hình mũi mác, dài 30-60mm, rộng 15-30mm, có 3 gân chính xuất phát từ cuống lá.

    Mép lá có răng cưa ở nửa phần trên. Cụm hoa hình đầu, mỗi tổng bao có chứa 5 hoa nhỏ, tràng hình ống, màu trắng ngà, có 5 cánh nhỏ. Hoa dài 10-12mm. Có hai vòi nhuỵ dài thò ra ngoài. Hoa có mùi thơm nhẹ. Mùa hoa từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau (theo dương lịch). Toàn thân có vị ngọt, nhiều nhất ở lá, lá già chết khô ở dưới nhưng cuống rất dai nên không rụng (vẫn còn vị ngọt).

    Cây cỏ ngọt mọc hoang ở Paraguay, được nhập giống về trồng ở Việt Nam trước năm 1990.
    Thu hoạch, sơ chế: Khi đoạn cành dài khoảng 20-25cm là thời điểm cắt cành, hái lấy lá, loại bỏ lá già úa, đem phơi nắng nhẹ hoặc sấy ở 30 – 40 oC đến khô. Trung bình mỗi tháng thu hoạch một lần.

    Cỏ ngọt mới làm khô sau thu hoạch thường có mùi ngái, gây khó chịu cho một số người. Cách khử mùi ngái như sau: Phun nước vào Cỏ ngọt khô để làm ẩm đều. Cho vào túi kín, ủ trong 2-3 ngày rồi đem phơi hoặc sấy khô sẽ hết mùi ngái mà không giảm độ ngọt.

    Thành phần hoá học: Lá chứa các glycosid diterpenic: steviosid, rebaudiosid và dulcosid. Steviosid có vị ngọt gấp 150-280 lần cao hơn saccharose.

    Công năng: Tiêu khát, lợi tiểu, hạ huyết áp.

    Tính vị, công dụng: Cỏ ngọt có vị ngọt rất đậm đà. Là cây dược liệu có tính năng của một vị thuốc, có tác dụng như một thực phẩm chức năng, giúp người sử dụng hạn chế được các chứng bệnh về: tim mạch, béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, thanh nhiệt. Dùng làm dịu ngọt các thức ăn thuốc uống có tính đắng, pha chế với rượu và các đồ uống khác…

    Cách dùng, liều lượng: Phơi sấy khô, cắt nhỏ Cỏ ngọt để phối hợp với loại thuốc cần tạo vị ngọt. Tuỳ khẩu vị từng người mà điều chỉnh lượng Cỏ ngọt cho vừa miệng.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.