Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Diễn đàn cây thuốc nam – Kết nối chuỗi giá trị cây thuốc nam Diễn đàn Thảo luận về bài thuốc Công dụng chữa thoát vị đĩa đệm của cây xương rồng

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Giang Ly Giang Ly 3 năm, 1 tháng trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #2886
    Giang Ly
    Giang Ly
    Thành viên

    Công dụng chữa thoát vị đĩa đệm của cây xương rồng
    Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh cột sống thường gặp. Bệnh xảy ra khi đĩa đệm bị thoái hóa, xơ cứng, dẫn đến tình trạng nứt/ vỡ khiến dịch nhầy bên trong thoát ra ngoài. Dịch nhầy từ đĩa đệm gây chèn ép đốt sống, dây chằng và các mô xung quanh, làm phát sinh hiện tượng viêm sưng và đau nhức. Hơn nữa, tình trạng đĩa đệm bị thoát vị còn làm mất ổn định cột sống, gây khó khăn khi đi lại và giảm phạm vi chuyển động.

    Thoát vị đĩa đệm và các bệnh mãn tính ở cột sống (gai cột sống, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống,…) đều là hệ quả của quá trình lão hóa cộng hưởng với một số yếu tố thúc đẩy như béo phì, lao động nặng nhọc, chấn thương,… Do đó các bệnh lý này đều không thể chữa khỏi hoàn toàn.

    Hiện nay, bệnh được điều trị chủ yếu bằng cách sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm. Các loại thuốc này có thể giảm đau nhanh, cải thiện khả năng vận động và nâng cao chất lượng cuộc sống.

    Tuy nhiên lạm dụng thuốc có thể gây độc cho gan, thận và làm phát sinh các biến chứng nặng nề. Vì vậy trong giai đoạn bệnh ổn định, có thể tận dụng các thảo dược tự nhiên để hỗ trợ làm giảm cơn đau, làm chậm quá trình thoát vị và giảm nguy cơ lạm dụng tân dược.

    Mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng là biện pháp có nguồn gốc từ dân gian. Theo y học cổ truyền, xương rồng có vị đắng, hơi có độc, tính hàn, tác dụng giảm đau xương khớp, giảm sưng, thanh nhiệt và hành ứ. Do đó xương rồng không chỉ được trồng để làm cảnh mà còn được tận dụng để chữa đau nhức xương khớp do chấn thương hoặc do các bệnh xương khớp mãn tính.

    Ngoài ra một số nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy, dịch chiết từ thân cây xương rồng có tác dụng kháng sinh, tiêu phù và giảm sưng đau.

    Mặc dù có dược tính đa dạng nhưng xương rồng chứa độc tính mạnh nên cần thận trọng khi sử dụng. Để giảm thiểu rủi ro khi dùng thảo dược này để chữa thoát vị đĩa đệm, bạn nên trao đổi trực tiếp với thầy thuốc hoặc bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền.
    >> Tìm hiểu thêm: Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

    Hướng dẫn 4 cách dùng xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm
    Như đã đề cập, xương rồng là loại thảo dược có độc tính nên cần cẩn trọng khi dùng. Thực hiện không đúng cách có thể gây ngộ độc và phát sinh các tình huống rủi ro khác. Để giảm cơn đau và cải thiện khả năng vận động, bạn có thể áp dụng một số cách dùng xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm sau:

    1. Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng 3 cạnh
    Xương rồng 3 cạnh (xương rồng ông) là loại xương rồng khá phổ biến, có thân 3 cạnh và gai mọc ở các cạnh của thân. Theo y học cổ truyền, loại xương rồng này có tác dụng giảm đau nhức cột sống, tiêu viêm và cải thiện khả năng vận động ở người cao tuổi.

    Cách thực hiện:

    Chuẩn bị 2 – 3 nhánh xương rồng 3 cạnh và 1 nắm muối hạt
    Rửa sạch xương rồng và cắt bỏ hết gai
    Sau đó nghiền nát xương rồng và trộn đều với muối hạt
    Cho hỗn hợp lên chảo và sao cho nóng
    Cuối cùng cho hỗn hợp vào túi vải, đợi nguội bớt và đắp lên da
    Nhiệt độ ấm từ hỗn hợp xương rồng và muối giúp giãn nỡ mạch máu, tăng cường lưu thông khí huyết, làm giãn không gian trong cột sống, cải thiện tình trạng đau nhức và cứng khớp. Nên áp dụng mẹo chữa này từ 2 – 3 lần/ ngày để đạt được hiệu quả như mong đợi.

    2. Sử dụng xương rồng bẹ giảm thoái vị đĩa đệm
    Xương rồng bẹ (xương rồng bà có gai) là dạng xương rồng có hình bẹ, dẹt và gai mọc rải rác ở toàn bộ thân. Loại xương rồng này chứa heterosid flavonic có tác dụng tiêu viêm, chống co thắt và giảm đau.

    Do đó sử dụng xương rồng bẹ để chữa thoát vị đĩa đệm có thể làm giảm đau nhức cột sống, tiêu viêm, giảm sưng và tê bì. Khác với xương rồng 3 cạnh, xương rồng bẹ không chứa độc nên mẹo chữa này được áp dụng khá phổ biến.

    Cách thực hiện:

    Chuẩn bị 2 – 3 lá xương rồng bẹ
    Sau đó đem rửa sạch và gọt bỏ gai
    Ngâm xương rồng với nước muối pha loãng trong khoảng 5 – 10 phút để làm sạch bụi bẩn, nấm mốc
    Sau đó vớt ra, để ráo nước và đem nướng trên than hồng
    Để xương rồng nguội bớt rồi đắp trực tiếp lên vùng cột sống sưng đau
    Để tránh cảm giác khó chịu, bạn có thể dùng khăn bọc xương rồng lại và chườm lên lưng
    Thực hiện mẹo chữa này 5 – 10 phút với tần suất 2 – 3 lần/ ngày trong 15 ngày liên tục
    3. Kết hợp cây xương rồng với các thảo dược khác
    Đối với những trường hợp thoát vị đĩa đệm đã phát bệnh nhiều năm, nhân dân thường kết hợp xương rồng với các thảo dược khác như cúc tần, ngải cứu và tơ hồng để tăng tác dụng giảm sưng và đau nhức.

    Ngoài dược tính của xương rồng, các loại thảo dược được sử dụng kèm theo cũng có khả năng tiêu viêm, chống co thắt, tăng cường lưu thông khí huyết và làm chậm quá trình lão hóa xương khớp.

    Cách thực hiện:

    Chuẩn bị tơ hồng, ngải cứu và cúc tần mỗi thứ 1 ít cùng với 2 – 3 bẹ xương rồng
    Đem xương rồng rửa sạch, cắt bỏ gai và ngâm với nước muối pha loãng
    Các nguyên liệu còn lại đem rửa sạch và để ráo nước
    Sau đó giã nát các nguyên liệu rồi đem sao nóng và bọc trong khăn vải
    Đem chườm lên cột sống trong 10 – 15 phút để cải thiện cơn đau
    Ngoài tác dụng giảm đau nhức do thoát vị đĩa đệm, cách chữa này còn hỗ trợ cải thiện tình trạng cứng cột sống do thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa và đau vai gáy.

    4. Món ăn từ xương rồng bẹ và cá lóc
    Ngoài các bài thuốc dùng ngoài, nhân dân còn kết hợp với món ăn từ cá lóc và xương rồng bẹ để tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ thống xương khớp và hỗ trợ làm giảm tình trạng thoát vị đĩa đệm.

    Bên cạnh tác dụng đối với các bệnh lý xương khớp, món ăn này còn tốt cho hệ tiêu hóa, rất thích hợp với người ăn uống kém, thường xuyên đầy bụng và khó tiêu.
    Cách thực hiện món ăn từ xương rồng bẹ và cá lóc:

    Chuẩn bị 250g cá lóc và 100g xương rồng tai thỏ
    Đem xương rồng cắt bỏ gai, ngâm rửa sạch và cắt nhỏ
    Sơ chế cá lóc và đem luộc chín
    Tách thịt cá lóc và bỏ xương
    Sau đó nấu chín xương rồng, cho cá lóc vào
    Thêm gia vị và ăn khi canh còn nóng
    Nên dùng món ăn này liên tục trong 7 – 10 ngày
    Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng có thật sự hiệu quả?
    Mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng có nguồn gốc từ dân gian. Cách chữa này được áp dụng tương đối phổ biến do có nguyên liệu dễ tìm, chi phí thấp và dễ thực hiện. Tuy nhiên hầu hết các cách dùng xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm đều chỉ được lưu truyền trong dân gian và chưa được chứng minh trên phương diện khoa học.

    Hiện nay, các nhà khoa học đã tiến hành phân tích thành phần trong xương rồng và nhận thấy một số chất có tác dụng giảm viêm, chống co thắt, sát trùng,… Tuy nhiên chưa có nghiên cứu cụ thể cho thấy thảo dược này có khả năng cải thiện các triệu chứng lâm sàng và tác động trực tiếp đến căn nguyên của bệnh. Vì vậy để tránh áp dụng các mẹo chữa không có hiệu quả, bạn nên tham vấn y khoa trước khi áp dụng.

    Một số điều cần lưu ý trước khi áp dụng
    Không giống với những thảo dược khác, xương rồng chứa độc tính và có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Vì vậy trước khi dùng thảo dược này điều trị thoát vị đĩa đệm, bạn nên lưu ý những thông tin sau:

    Chưa có nghiên cứu cụ thể về hiệu quả của mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng. Vì vậy bạn nên tham vấn y khoa trước khi thực hiện để dự phòng rủi ro và các tác dụng không mong muốn.
    Mẹo chữa từ xương rồng và các thảo dược tự nhiên đều có tác dụng chậm. Do đó trong giai đoạn bệnh bùng phát mạnh, nên sử dụng thuốc và áp dụng vật lí trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ.
    Xương rồng chứa độc tính nên cần cẩn trọng khi sử dụng. Nếu mủ dính vào mắt hoặc miệng, nên rửa lại với nước sạch và thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý.
    Thoát vị đĩa đệm và các bệnh xương khớp mãn tính đều không thể chữa trị hoàn toàn. Vì vậy cần kết hợp giữa các biện pháp cải thiện với chế độ dinh dưỡng khoa học, tập luyện thường xuyên, sinh hoạt điều độ,…
    Tích cực trong quá trình điều trị nhằm hạn chế bệnh tiến triển nặng và buộc phải can thiệp các thủ thuật ngoại khoa.
    Bài viết đã tổng hợp một số cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng xây xương rồng. Tuy nhiên phần lớn các cách chữa này đều được lưu truyền trong dân gian và chưa được chứng minh về tính hiệu quả. Vì vậy bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể trước khi áp dụng.

    Nguồn: https://vhea.org.vn/

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.