Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng My Hứa My Hứa 3 năm, 3 tháng trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #2540
    My Hứa
    My Hứa
    Thành viên

    Bạch chỉ là một loài cây sống lâu năm. Đông y thường dùng rễ của loài cây này để bào chế thành thuốc với công dụng chữa được rất nhiều bệnh lý khác nhau. Ngoài việc sử dụng đúng liều lượng ra thì người bệnh cũng cần chú ý một số vấn đề khi dùng loại dược liệu này để điều trị bệnh.
    Bạch chỉ là gì?
    Bạch chỉ có tên khoa học là Angelica dahurica Benth. et Hook, thuộc họ Hoa tán (Apiaceae). Cây còn có một số tên gọi khác như: Bách chiểu, Đỗ nhược, Chỉ hương, Lan hòe,…

    Đặc điểm của bạch chỉ
    Theo đông y, bạch chỉ có tính ấm, vị đắng, hơi cay, mùi thơm hơi hắt.

    Trên thế giới, bạch chỉ phân bố nhiều ở Nhật Bản, Triều Tiên, các tỉnh nằm phía đông bắc Trung Quốc, Đông Siberi. Ở Việt Nam, thảo dược này sinh trưởng tốt ở khu vực mát mẻ và lạnh như: Hà Nội, Ninh Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Đà Lạt,…

    Cây bạch chỉ sống lâu năm có thể cao đến 2,5m. Thân cây rỗng, mập, có kích thước 2 – 3cm, mặt ngoài có màu tím hồng hoặc xanh lục ánh tía. Phía dưới thân nhẵn, gần cụm hoa có lông ngắn. Lá cây to, xẻ lông chim, 2 bên mép lá có hình răng cưa, lớp lông mềm phủ nhẹ lên các đường gân phía mặt trên của lá. Phần cuống dài từ 4 – 20cm, phía dưới cuốn phát triển thành bẹ ôm vào thân cây.
    Cây được đào lấy rễ vào mùa thu đông khi trời khô ráo và lá úa vàng, sau đó được cắt bỏ phần thân và các rễ con. Rễ bạch chỉ là bộ phận được sử dụng để bào chế thành thuốc dùng trong việc điều trị nhiều loại bệnh.

    Rễ bạch chỉ hình trụ, có màu nâu nhạt hoặc hơi vàng và có mùi hương của tinh dầu. Phần phía trên của rễ hơi vuông và nhỏ dần về phía dưới. Mặt ngoài rễ có nhiều nốt nhỏ nằm ngang và xếp thành hàng dọc từ trên xuống dưới. Khi bẻ ngang rễ sẽ thấy cơ và không xơ, phần ruột của rễ mềm, chất bột, có màu trắng ngà.

    Công dụng của bạch chỉ
    Theo nghiên cứu dược lý hiện đại
    Tác dụng kháng khuẩn
    Tác dụng hạ sốt, giảm đau
    Tác dụng giảm co thắt cơ trơn, bình suyễn
    Tác dụng chống viêm
    Theo nghiên cứu đông y
    Chữa đau đầu
    Chữa viêm xoang, viêm mũi
    Chữa mụn nhọt mưng mủ
    Chữa đau bụng kinh
    Chữa đau răng, sâu răng, hôi miệng
    Một số tác dụng khác: chữa bỏng, chảy máu mũi, táo bón, giải độc do rắn cắn, chóng mặt, nôn mửa,…
    Bạch chỉ được bào chế thành thuốc ở nhiều dạng khác nhau tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người: ngâm rượu, thuốc viên, sắc thuốc uống, dạng tinh dầu.

    Một số lưu ý khi sử dụng bạch chỉ khi điều trị bệnh
    Đối với người âm hư huyết nhiệt (cơ thể nóng, da nóng, người gầy gò, khát nước, họng khô, lưỡi và gò má đỏ, mất ngủ,…) chỉ nên sử dụng các bài thuốc có thành phần bạch chỉ khi có sự chỉ định của bác sĩ.
    Người thiếu máu, suy nhược cơ thể nên thao khảo kỹ trước khi dùng.
    Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng khi sử dụng để phù hợp với cơ địa cũng như độ tuổi của người bệnh, đặt biệt là phụ nữ đang mang thai và trẻ em.
    Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan tâm hơn đến chế độ ăn uống hằng ngày. Nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất,… có lợi cho sức khỏe cũng như nâng cao sức đề kháng cơ thể. Tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa chất kích thích, nhiều dầu mỡ, không hút thuốc lá. Giữ thói quen tập thể dục mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe và tăng cường thể lực.
    Bạch chỉ – Thành phần không thể thiếu trong sản phẩm chữa viêm xoang DFOLI
    Bạch chỉ giúp các cơn đau đầu, trán, hàm,… suy giảm, do bạch chỉ có tác dụng giảm đau. Ngoài ra, với tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, bạch chỉ giúp tình trạng viêm nhiễm vùng xoang được cải thiện rất nhiều.

    Đặc trị bệnh xoang DFOLI không chỉ được chiết xuất từ bạch chỉ – loại thỏa dược quý trong điều trị viêm xoang, mà còn có sự kết hợp với nhiều thành phần thảo dược khác như tân di, đại toán, bồ công anh, tế tân, kinh giới,… giúp cho việc điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng được tối ưu nhất. Đặc biệt thuốc dạng xịt mũi DFOLI tuy có thành phần bạch chỉ nhưng là ở dạng chiết xuất, nên tuyệt đối an toàn với phụ nữ đang mang thai. Và đừng quên dùng đúng liều lượng được chỉ định nhé!

    Tải lên hình ảnh đính kèm:
    You must be logged in to view attached files.
Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.