Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Nguyễn Thanh Phương Nguyễn Thanh Phương 3 năm, 11 tháng trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #2364

    Đau dạ dày
    Người cung cấ thông tin: Bà Đàm Thị Cố, Thông Nông, Cao Bằng
    Bs Trịnh Văn Thắng sưu tầm-biên soạn
    Biểu hiện bệnh
    Biểu hiện phổ biết nhất của bệnh này là đau vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn). Người thì đau khi no, người lại đau khi đói. Đau thường kèm theo ợ chua hoặc ợ hơi. Có người buồn nôn hoặc nôn khan (nôn không ra thức ăn). Có người nôn ra thức ăn kèm theo nhầy. Nặng hơn nôn ra máu tươi hoặc đi ỉa ra phân đen.
    Người bị đau dạ day thường có nét mặt mệt mỏi. Da mặt thường xanh tái. Nếu bị nhẹ thì xanh tái tập trung ở gò má. Bị vừa thì dái tai tái bạc. Bị nặng thì môi bạc đi, còn tròng mắt thì trắng đục.
    Kết quả chụp phim X-quang cho thấy vị trí của ổ loét hoặc ổ viêm của niêm mạc (bề mặt trong) dạ dày.
    Cách chữa bệnh
    Dùng từ 7 đến 12 loại cây thuốc để chữa đau dạ dày. Nếu nhẹ thì dùng 7 cây, vừa thì dùng 9 cây, còn nặng thì dùng 12 cây. Nếu nôn ra máu thì điều trị như bị dau dạ dày nặng kèm theo thuốc cầm máu dạ dày.
    Các cây thuốc điều trị dạ dày gồm: (Theo tiếng Tày)
    1. Poòng Pỉ Đeng
    2. Poòng Pỉ Khao
    3. Nguộn Râư/Nguộn Mu (cùng họ với lá ngón nhưng phải trồng mới có)
    4. Xỏm Đeng
    5. Cây Dâu tằm
    6. Ca liệng
    7. Mằn Cộc
    8. Giềng Phạ
    9. Cản lỳ
    10. Rằm mu
    11. Mảy tặp lượt
    Các cây thuốc này mọc ở nhiều nơi khác nhau: quanh nhà, bờ ruộng, trên vách đá. Trừ cây Nguộn Râư mà Mằn Cộc là lấy lá (vì rất hiếm), còn các cây khác thì lấy rễ. Cả rễ và lá có thể dùng tươi hoặc khô đều được. Trong trường hợp cây hiếm, có thể dùng thân và lá, còn rễ nên để lại cho cây sống. Song tốt nhất vẫn là lấy rễ.
    Nếu phơi khô thì để nguyên cả cây và rễ đem rửa sạch rồi phơi khô. Khi nòa khám bệnh và cho thuốc thì mới chặt ra thành miếng nhỏ như ngón tay. Còn nếu tươi thì nhặt thuốc đến đầu, chặt ra thành miếng nhỏ đến đó để dùng luôn.
    Chú ý: Vào những ngày con Rắn, Hổ, Chó, Dê, Khỉ thì kiêng nhặt thuốc và bốc thuốc cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân đến vào những ngày này thì đành phải đợi đến ngày khác mới có thuốc đem về chữa.
    Cách pha thuốc:
    Mỗi loại 100 gam (nếu tươi phải nhỉnh hơn một chút) chia làm 3 phần bằng nhau và làm như các bước sau đây:
    1. Lấy một phần thuốc cho vào nồi đất hoặc nồi nhôm. Đậy vung lại rồi dùng hai tay giữ chặt, lắc cho rơi vụn ra. Vứt bỏ hết vụn rồi vào đó 3 bát nước (bán thường dùng ăn cơm). Đun sôi đến khi còn 1 bát thì uống hết trong ngày. Những ngày tiếp theo thì đổ nước đến khi sấp thuốc rồi đun sôi. Uống nước đó thay nước trà. Trong quá trình uống thuốc không được uống nước khác. Nhưng ăn cơm vẫn chan canh được. Cứ làm như vậy đến khi nước không có màu hoặc hết mùi thuốc thì đem ra phơi (cho khỏi thiu)
    2. Cho thuốc vào nồi, đậy vugf và lắc cho vụn rơi ra. Vứt bỏ vụn. Đổ nước sấp thuốc rồi đun sôi và uống như nước chè. Những ngày tiếp theo vẫn đun sôi thuốc như vậy cho đến khi nước không còn màu thì đem bắc phơi thuốc cho khỏi thiu.
    3. Cho thuốc vào nồi, đậy vung và lắc cho vụi rơi ra. Vứt bỏ vụn. Trộn với phần 1 và phần 2 (sau khi đã phơi khô). Đổ nước sấp thuốc và đun sôi. Uống nước thuốc thay nước chè. Tiếp tục sắc và uống thuốc đến khi không còn màu thì dừng lại.
    Sau khi đã sắc và uống hết ba phần thuốc, vứt toàn bộ bã vào nơi mà người khác không thể đi tiểu hoặc dẫm chân lên được. Có thể đổ bã thuốc vào gốc tre hoặc bờ suối. Theo kinh nghiệm dân gian, nếu người khác đi tiểu vào thì bệnh sẽ nặng hơn.
    Chú ý: Sau khi bệnh nhân uống hết thang đầu (ba phần thuốc đầu tiên) thì bệnh thuyên giảm. tiếp tục dùng thuốc cho đến khi khỏi hẳn. Nếu bệnh không giảm thì phải hỏi xem có triệu chứng của các bệnh khác không để còn điều chỉnh thuốc.
    Kiêng
    Trong quá trình điều trị bệnh nhân hải kiêng rau cải xanh, thịt trâu, thịt bò, hành, cá khô, thịt vịt, trứng vịt, thịt chó, măng và những đồ cay, nóng. Khi bệnh khỏi rồi, vẫn tiếp tục kiêng như vậy 1 tháng nữa mới được ăn trở lại.
    Dấu hiệu khỏi: hết các biểu hiện bệnh và không có dâu hiệu ổ loét hoặc ổ viên trên phim X-quang.
    Lưu ý:
    Nếu nôn ra máu: Lấy thân lá tươi của cây Mảy tặp lượt (cây cầm máu) dã nát rồi hòa nước mát và cho bệnh nhân uống. Không nên pha vào nước nóng vì uống có vị chát hơn và kích thích gây chảy máu. Ngoài ra, trộn 100g thuốc này (tươi hoặc khô đều được) với 12 cây thuốc nói trên (mỗi loại 100g) rồi sắc và cho bệnh nhân uống theo trình tự như đã miêu tả.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.