Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Diễn đàn cây thuốc nam – Kết nối chuỗi giá trị cây thuốc nam Diễn đàn Chuyên mục thảo luận BI & CSR GIẢI PHÁP CHO CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY THUỐC NAM PHÁT TRIỂN DỰA TRÊN NỀN TẢNG BI&CSR

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Phạm Hải Bình Phạm Hải Bình 3 năm, 7 tháng trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #2406
    Phạm Hải Bình
    Phạm Hải Bình
    Quản lý

    Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội (BI&CSSR) là phần không thể thiếu của một doanh nghiệp với mong muốn phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay. Cùng với quá trình phát triển của đất nước, trách nhiệm đó sẽ được đề cao hơn cùng với sự hoàn thiện của hệ thống quản lý nhà nước. Đối với Dự án Nâng cao năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc namvới một mô hình kết nối xuyên suốt từ khâu trồng trọt thu hái chế biến đến khâu bao tiêu sản phẩm tìm hướng phát triển đầu ra tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới cũng cần chú trọng việc thực hành BI&CSR nhằm phát triển dựa trên nền tảng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội hội, cần chú trọng một số vấn đề sau:
    – Cần đều đặn tăng cường nhận thức về việc thực hiện BI&CSR trong toàn chuỗi, không những đối với những nhà quản trị của Dự án mà tất cả những đơn vị, cá nhân, hộ gia đình có tham gia vào Dự án. Đó là việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ giúp dự án nói chung và các cá nhân đơn vị tham gia có được thêm lợi thế trong cạnh tranh trên thị trường các sản phẩm điều trị, hỗ trợ sức khỏe từ thiên nhiên.
    – Xây dựng chiến lược dài hạn trong việc thực hiện các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội. Việc thực hiện CSR theo ý nghĩa đầy đủ và đích thực không phải là một vấn đề đơn giản và nằm trong khả năng giải quyết tức thì, bởi sự hạn chế của nhận thức, của các yếu tố nguồn lực, trong đó có nguồn lực tài chính, kỹ thuật, nhân lực trình độ cao. Vì vậy, dự án cần xây dựng một lộ trình phù hợp trong việc từng bước thực hiện những nội dung trách nhiệm xã hội không chỉ phù hợp với các chuẩn mực chung, mà còn được các chủ thể có liên quan chấp nhận, góp phần tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu và rộng hơn vào kinh tế khu vực và toàn cầu.
    Để Dự án phát triển trong môi trường nền kinh tế thị trường của Việt Nam không thể không đề cập đến chức năng quản lý của các cơ quan chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương. Ngoài mục đích tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội.
    – Tăng cường tuyên truyền đối với các doanh nghiệp về nghĩa vụ và lợi ích của việc thực hiện BI&CSR. Việc tuyên truyền có thể được thực hiện thông qua nhiều hình thức, như qua các phương tiện thông tin đại chúng, các đợt tập huấn bắt buộc cho lãnh đạo các doanh nghiệp, các hội nghị, hội thảo khoa học.
    – Phân định rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước và các chủ thể liên quan trong việc hoạch định chính sách, thông tin, tuyên truyền, kiểm tra, xử lý sai phạm của các doanh nghiệp đối với các vấn đề liên quan đến CSR nói chung, trách nhiệm đối với thị trường, người tiêu dùng và việc bảo vệ môi trường nói riêng. Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các chủ thể khác có liên quan cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, bởi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chỉ được coi trọng và trở nên cấp thiết khi có cơ chế giám sát đồng bộ, có sự kết hợp giữa chính quyền và các lực lượng dân sự trong xã hội, đặc biệt là các hiệp hội, tổ chức phi chính phủ và các phương tiện truyền thông, báo chí.
    – Ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội. Đặc biệt, cần quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản thực, phẩm trong việc thực hiện các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, sản xuất theo công nghệ sạch.
    – Cần có các biện pháp đủ mạnh để xử lý vi phạm của các doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội, nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng nông sản, thực phẩm không bảo đảm chất lượng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng và gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, cần tăng cường các hình thức khuyến khích, động viên, khen thưởng đối với các doanh nghiệp tự giác và thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, như giải thưởng trách nhiệm xã hội, thương hiệu “xanh”, cấp chứng chỉ cho các doanh nghiệp bảo đảm các yêu cầu liên quan đến các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội trong các bộ quy tắc ứng xử được áp dụng.
    Tài liệu tham khảo:
    1- Nguyễn Thị Kim Chi (2015). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, ĐH KHXHNV, ĐHQGHN.
    2- Trần Anh Phương (2009). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thực tiễn vận dụng ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí triết học, số 8 (219).
    3- Nguyễn Đình Cung, Lưu Minh Đức (2009). Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp – CSR: một số vấn đề lý luận và yêu cầu đổi mới quản lý nhà nước đối với CSR ở Việt Nam. www. Vnep. Vn, tháng 1 – 2009.
    4- Nguyễn Thị Gấm (2011). Trách nhiệm xã hội của tổ chức khoa học và công nghệ (Nghiên cứu trường hợp Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn), Luận án Tiến sĩ Khoa học quản lý, ĐH KHXHNV, ĐHQGHN.
    5- Nguyễn Hữu Đễ (2016). Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam: Một số vấn đề lý luận thực tiễn, https://thongtinphapluatdansu.edu.vn
    6- Richard T. De George (2015). A History of Business Ethics, Markkula Center for Applied Ethics-Santa Clara University

    Ths. Nguyễn Xuân Bách

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.