Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Avatar VIET MEC 3 năm, 9 tháng trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #2283
    Avatar
    VIET MEC
    Thành viên

    HànhHành
    Làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, chữa đau răng, chữa tê thấp, chữa cảm mạo, nhức đầu…

    Chi tiết sản phẩm
    Tên gọi khác: Thông bạch, Hành hương, Hành hoa, Hom búa (Thái), Sông (Dao)

    Tên khoa học: Alium fistulosum L

    Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao tới 50cm, có thân hành nhỏ, trắng hay nâu, chỉ hơi phồng, rộng 0,7-1,5cm. Lá màu xanh mốc, hình trụ rỗng, có 3 cạnh ở dưới, dài đến 30cm, có bẹ lá dài bằng 1/4 phiến. Cán hoa (trục mang cụm hoa) cao bằng lá. Cụm hoa hình đầu tròn, gồm nhiều hoa có cuống ngắn; bao hoa có các mảnh hình trái xoan nhọn màu trắng có sọc xanh; bầu xanh đợt. Quả nang. Cây ra hoa vào mùa xuân, mùa hè.

    Phân bố: Cây được trồng khắp nơi làm gia vị và làm thuốc.

    Thu hái: Thu hái quanh năm. Khi dùng củ hành, bóc lớp vỏ ngoài, nhặt hết rễ; rửa sạch. Thường dùng tươi.

    Bộ phận dùng: Củ (dò) hoặc toàn cây – Bulbus seu Herba Allii; thường có tên là Thông; có khi dùng cả hạt, Thông tử.

    Thành phần hoá học: Củ hành chứa tinh dầu có sulfur mà thành phần chủ yếu là chất kháng sinh alliin. Còn có acid malic và các acid khác, galantin và chất allisulfit. Hạt chứa S-propenyl-L-eine sulfoxide.

    Công năng: Phát hãn (làm ra mồ hôi) lợi tiểu, tiêu viêm.

    Công dụng: Làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, chữa đau răng, chữa tê thấp, chữa cảm mạo, nhức đầu…

    Cách dùng, liều lượng: Mỗi lần có thể dùng 30-60g dùng dạng nước sắc hay ép lấy nước uống.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.