Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Binh Pham Hai Binh Pham Hai 2 năm, 4 tháng trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #3140
    Binh Pham Hai
    Binh Pham Hai
    Thành viên

    Hiệu quả kinh tế từ trồng cây thuốc nam ở Yên Bái

    BaoYênBái – Yên Bái là tỉnh có tiềm năng về cây thuốc nam với trên 630 loài cây thuốc, gần 1.000 bài thuốc dân gian, chữa được nhiều loại bệnh.

    Các hộ thành viên HTX Dược liệu Bình An tại xã Xuân Long, huyện Yên Bình nhận cây lá khôi từ Dự án.
    Các hộ thành viên HTX Dược liệu Bình An tại xã Xuân Long, huyện Yên Bình nhận cây lá khôi từ Dự án.
    Thời gian qua, được sự tài trợ của Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU), Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Yên Bái, Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Yên Bái (YEN BAI CDSH) đã triển khai Dự án “Nâng cao năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc nam”, tổ chức nhiều hoạt động giúp người dân phát triển cây dược liệu hiệu quả, tạo sinh kế và nâng cao thu nhập.

    Nhằm hỗ trợ người dân phát triển kinh tế từ cây thuốc nam, YEN BAI CDSH đã có nhiều hoạt động hỗ trợ người dân trồng và phát triển các loại cây thuốc nam. Cụ thể, hỗ trợ 300 người dân trồng cây cà gai leo, loại cây thuốc có tác dụng trong điều trị các bệnh về gan được trồng tại các xã: Cảm Ân, Bảo Ái, huyện Yên Bình; xã Đông Cuông, Mậu Đông, huyện Văn Yên với trên 300 hộ tham gia.

    Cây cà gai leo đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt và mỗi năm cho thu hoạch 3 vụ, năng suất đạt 3,5 tấn cây khô/ha/vụ. Với giá bán hiện tại 30.000 đồng/kg, trung bình thu 150 triệu đồng/ha, cao gấp 2 – 3 lần trồng ngô, sắn trên cùng một đơn vị diện tích.

    Với mục tiêu hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị cây thuốc nam, bảo tồn nguồn cây thuốc bản địa, tạo sinh kế bền vững cho người dân trồng thảo dược, YEN BAI CDSH tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực cho nhóm sở thích trồng cây khôi nhung (cây thuốc điều trị bệnh đau dạ dày) tại xã Xuân Long, huyện Yên Bình và hỗ trợ người dân thành lập hợp tác xã (HTX).

    Anh Vũ Quyết Thắng – Giám đốc HTX Dược liệu Bình An chia sẻ: “Được hướng dẫn trực tiếp tại vườn, 20 thành viên đã nhận biết được loại cây trồng này, phân biệt với các cây khác hiểu về đặc điểm của cây điều kiện thổ nhưỡng, nước, độ ẩm, ánh sáng, kỹ thuật chọn giống, tạo hom giống và các phương thức trồng khác nhau của khôi nhung như: trồng thuần; kỹ năng về kỹ thuật làm đất, chọn giống, khôi nhung theo phương pháp hữu cơ… Dự án cũng đã hỗ trợ 20.000 cây giống cho các hộ thành viên để mở rộng diện tích vườn thuốc”.

    Được tiếp cận khoa học, kỹ thuật các thành viên HTX Dược liệu Bình An đã trồng vườn dược liệu đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng theo yêu cầu từ thị trường. Trên diện tích 1 ha rừng có thể trồng khoảng 4.000 cây khôi nhung và sau 1 năm trồng có thể cho thu hoạch với giá thành 200.000 – 250.000 đồng/kg lá khô và 30.000 đồng/kg lá tươi mang lại thu nhập 120 triệu đồng/ha/năm. Từ hiệu quả kinh tế, hiện đã có 30 hộ thành viên tham gia HTX với tổng diện tích 20 ha tại 2 xã: Ngọc Chấn và Xuân Long, huyện Yên Bình trồng khôi nhung.

    Cùng đó, tại xã Thượng Bằng La, huyện Văn Chấn, các chuyên gia cũng đã tư vấn hỗ trợ thành lập nhóm trồng cây thuốc nam và cung ứng 10.000 cây lá gan cho các thành viên tham gia nhóm.

    YEN BAI CDSH tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo giúp các hội viên hiểu rõ cách thành lập nhóm; vai trò, nguyên tắc, lợi ích của nhóm; cơ sở pháp lý việc thành lập nhóm và hoạt động nhóm dựa trên các văn bản pháp luật và các tài liệu hướng dẫn.

    Anh Đỗ Bảo Long – Chủ nhiệm HTX Lũng Lô cho hay: “Để các thành viên HTX hiểu thêm kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dược liệu, chúng tôi đã tham gia Dự án “Nâng cao năng lực quản trị chuỗi giá trị cây thuốc nam” của YEN BAI CDSH. Có kỹ thuật, các thành viên áp dụng vào phát triển vườn dược liệu”.

    Đến nay, HTX đã phát triển được 1,5 ha cà gai leo, 10 ha hoài sơn, 1 ha đương quy, 1 ha hà thủ ô, 1 ha hy thiêm… tổng diện tích cây dược liệu của HTX 8 ha. Một số loại cây đã cho thu hoạch, đem lại hiệu quả rõ rệt, tăng giá trị thu nhập trên cùng một đơn vị canh tác cho người dân.

    Để khẳng định rõ hiệu quả Dự án, Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Yên Bái sẽ tiếp tục tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại kết nối đầu ra cho sản phẩm cây thuốc nam. Hỗ trợ người dân phát triển cây dược liệu chủ lực của từng vùng, từng địa phương, gắn phát triển cây dược liệu với phát triển kinh tế – xã hội.
    Minh Huyền

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.