Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Avatar Phan Huy Cuong 4 năm, 4 tháng trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #2396
    Avatar
    Phan Huy Cuong
    Thành viên

    KỸ THUẬT TRỒNG – CHĂM SÓC CÂY SƠN TRA
    Tên khoa học: Crataegus pinnatifida bunge (bắc sơn tra, sơn tra), crataegus cuneata sieb.et zucc (nam sơn tra, dã sơn tra). Thuộc họ hoa hồng rosaceae.

    Sơn tra (fructus crataegi) là quả chín thái mỏng phơi hay sấy khô của cây bắc hay nam sơn tra.Sơn tra (Còn gọi là cây táo mèo) là loài cây gỗ nhỡ, cao khoảng 8 -10 m, với đặc trưng là các quả nhỏ dạng “quả táo” và các cành nhiều gai, được trồng nhiều ở huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Quả sơn tra có rất nhiều công dụng, chữa được nhiều bệnh như: bệnh mạch vành, máu nhiễm mỡ, khó tiêu, hạ huyết áp, giảm béo…. Ngoài ra, cây Sơn Tra còn có tác dụng phòng hộ rừng đầu nguồn, phòng chống xói mòn. Để trồng Sơn tra đạt hiệu quả cao, cần quan tâm và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh sau:
    A.Mô tả cây:
    Bắc sơn tra (crataegus pinnatifida) là một cây cao 6m, cành nhỏ thường có
    gai. Lá dài 5-10cm, rộng 4-7cm, có 3-5 thùy, mép có răng cưa, mặt dưới dọc theo các gân có lông mịn, cuống lá dài 2-6cm. Hoa mẫu 5, họp thành tán. Đài có lông mịn, cánh hoa màu trắng, 20 nhị. Quả hình cầu đường kính 1-1,5cm, khi chín có màu đỏ thắm.Cây nam sơn tra hay dã sơn tra (crataegus cuneata) cao 15m, có gai nhỏ 5-8mm. Lá dài 2-6mm. Lá dài 2-6cm, rộng 1-4,5cm, có 3-7 thùy, mặt dưới lúc đầu có lông sau nhẵn. Hoa mẫu 5, họp thành tán. Cánh hoa trắng, 20 nhị. Quả hình cầu đường kính 1-1,2cm, chín có màu vàng hay đỏ.
    Ở Việt Nam hiện nay đang khai thác với tên sơn tra hay chua chát, quả của hai loài cây khác nhau: Cây chua chát, còn gọi là sán sá (Tày) có tên khoa học malus umeri (bois) chev. Hay docynia doumeri (bois) schneid, thuộc họ hoa hồng (rosaceae). Cây này cao 10-15m, cây non có gai. Lá nguyên hình bầu dục dài 6-15cm, rộng 3-6cm, mép khía răng cưa. Hoa họp thành tán từ 3-5 hoa. Hoa mẫu 5, cánh màu trắng. Quả tròn hơi dẹt, khi chín ngả màu vàng lục, đường kính 5-6cm, cao 4-5cm, vị chua hơi chát. Mùa hoa tháng 1-2, mùa quả tháng 9-10, cây này thường được khai thác ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Nhân dân ở đây cũng bán sang Trung Quốc với tên sơn tra.Cây táo mèo, còn gọi là chi tua di (mèo) có tên khoa học docynia indica (mall.) Dec. Cùng thuộc họ hoa hồng (rosaceae). Cây nhỡ cao 5-6m, cây non cành có gai. Lá đa dạng, ở cây non lá mọc so le, xẻ 3-5 thùy, mép có răng cưa không đều. Ở thời kỳ cây trưởng thành lá hình bầu dục dài 6-10cm, rộng 2-4cm, mép nguyên hoặc hơi khía răng. Hoa họp từ 1-3 hoa, mẫu 5, cánh hoa màu trắng. Nhị 30-50. Quả hình cầu thuôn, đường kính 3-4cm, khi chín màu vàng lục, có vị chua hơi chát. Mùa hoa tháng 3,mùa quả tháng 9-10. Tào mèo mọc hoang và đượctrồng ở Lai Châu, Yên Bái, Sơn La, Lào Cai độ cao trên 1.000m. Ngoài ra còn cây docynia delavayi (franch.) Schneid mùa hoa tháng 3, quả tháng 7- 9. Lá cây này cứng hơn cây trên, mặt dưới lá có lông cũng dày hơn. Quả cũng tương tự nhưng có cuống dài hơn. Cũng được thu màu với tên táo mèo hay sơn tra
    B.Phân bố, thu hái và chế biến:
    Trước đây sơn trà hoàn toàn nhập của Trung Quốc. Những năm gần đây ta
    đã thu mùa táo mèo và chua chát dùng với tên sơn tra. Như chúng ta thấy hai cây này đều khác chi sơn tra thật (craraegus) do đó cần nghiên cứu so sánh việc sử
    dụng. Điều chú ý là một số tỉnh hòa nam Trung Quốc cũng nhập của ta nhưng quả này với tên sơn tra. Nói chung quả chua chát và táo mèo của ta có đường kính lớn hơn sơn tra, khi chín sơn tra thật màu đỏ mận hay đỏ tươi. Quả sơn tra hay chua chát, táo mèo chín được hái về, thái ngang hay bổ dọc, phơi hay sấy khô.
    1. Xác định điều kiện gây trồng:
    Cây sơn tra sinh trưởng tốt ở độ cao từ 700 m trở lên so với mực nước biển nhưng để phát triển tốt cho năng suất cao, ổn định cần tập trung phát triển ở các vùng có độ cao từ 1200 – 1500 m và còn tính chất đất rừng, đặc biệt không bị ảnh hưởng của gió lào vào tháng 4 – tháng 5, có nhiệt độ bình quân năm khoảng 15 – 20oC, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500 – 2000 mm.
    2. Thời vụ trồng:
    Đối với 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải tốt nhất nên trồng vào mùa mưa (trồng rừng vụ thu) từ tháng 6 đến tháng 9 dương lịch hàng năm..
    3. Phát dọn đất trồng:
    Tùy theo điều kiện thực tế từng nơi để lựa chọn phương pháp sử lý phát dọn nương đồi cho phù hợp. Có 2 phương pháp sử lý phát dọn nương đồi đó là: Phát đốt dọn toàn diện và Phát dọn theo băng.
    Trong trường hợp trồng rừng tập trung nên phát dọn toàn diện, băm nhỏ và
    vùi lấp đất từng hố (theo đường đồng mức) để giữ mùn và độ ẩm cho đất là tốt nhất.
    4. Kỹ thuật chọn giống, làm bầu, ươm cây:
    * Chọn giống:
    Chọn quả to đều đảm bảo chín sinh lý (vào tháng 9, tháng 10) tiến hành tách
    lấy hạt, sau đó phơi khô trong nắng nhẹ, không được phơi trực tiếp trên sân gạch hoặc sân xi măng.
    * Xử lý hạt giống:
    Cách xử lý hạt giống bằng nước nóng 54 0c:
    Pha 3 phần nước sôi với 2 phần nước lạnh (3 sôi, 2 lạnh), rồi đổ hạt sơn tra từ từ vào nước đã pha, ngâm trong thời gian 12 giờ;lượng nước nóng 54 0c cần gấp 3 lần lượng hạt sơn tra giống cần xử lý,dùng rá vớt bỏ những hạt nổi, hạt lơ lửng trong nước, gạn lấy những hạt chìm mang đãi sạchđể ráo nướcrồi đem đi ủ,cho vào thúng hoặc giậu phủ bao tải đay ẩm để ủ,mỗi ngày vớt ra rửa chua 1 lần rồi lại đem ủ. Sau 7 ngày thấy hạt nứt nanh thì đem đi gieo
    * Vườn ươm cây:
    Làm luống rộng 1 -1,2m, rãnh sâu 20cm, rộng 20-25cm. Mặt luống phải bằng phẳng, không đọng nước.Có thể bón với lượng 1 tạ phân chuồng thật hoai mục + 1 – 1,5 kg đạm urê + 3 – 5 kg supe lân + 0,8 – 1 kg kali Clorua cho 100m2.đất. Ngoài ra nếu đất chua có thể bón thêm 4 – 5 kg vôi bột/100m
    2.Cách bón: Sau khi làm đất kỹ thì bón lót sâu 0,5 tạ phân chuồng/100m2, sau đó lên luống, dùng phân chuồng thật hoai mục bỏ rải đều trên mặt luống 0,5 tạ/
    100m2, dùng cào răng dài vùi trộn phân vào đất, bón trên mặt luống lân, đạm, kali.
    Bón xong dùng cào răng hoặc bằng tay vùi khoả phân vào đất ở độ sâu 3-4 cm.
    Cách gieo:Khi gieo hạt cần đảm bảo gieo đều, gieo chìm 1/3 hạt xuống dưới đất.
    Tưới nước: Luôn giữ đủ ẩm cho vườn ươm. Không để cho tình trạng vườn ươm khô cạn. Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra các đối tượng sâu bệnh để có
    biện pháp xử lý kịp thời.
    * Làm bầu:
    Đất làm bầu có thành phần: 78% đất mặt tốt với 20% phân chuồng hoai mục
    và 2% Supe lân theo khối lượng. (gạt bỏ tầng đất mặt vì dễ bị nấm cho cây con).Bầu có kích thước 7x11cm. Khi hạt mọc đều, cây con được 3-5 cm thì nhổ
    cây cho vào bầu. Cũng có thể gieo hạt thẳng vào bầu. Sau 2- 2,5 tháng tiến hành đảo bầu, phân loại, cây nào bé tiến hành chăm sóc tiếp. Sau 3 tháng có thể xuất vườn.
    5. Mật độ trồng: Trồng với mật độ 1.660 cây/ ha (nếu trồng thuần loài).Cự ly: Hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2m.Nếu trồng xen trong vườn rừng hộ gia đình hoặc trồng bổ xung trong rừng phòng hộ thì trồng với mật độ 400 – 500 cây / ha
    Cự ly: hàng x hàng = 5 m x 5m; Cây x cây = 4 đến 5 m
    6. Cuốc hố:
    Cuốc hố trước khi trồng ít nhất 1 tháng. Kích thước hố: 40 cm x 40 cm x 40cm (nên cuốc hố rộng để tạo độ thông thoáng và giữ ẩm tốt).
    Chú ý: Cuốc hố theo hình nanh sấu nhằm giúp cây tận dụng được dinh dưỡng, quang hợp và chống xói mòn. Khi cuốc hố thì lớp đất mặt để một bên, đất củ để một bên.
    7. Lấp hố bón lót:Lấp hố trước khi trồng từ 10 – 15 ngày. Lấp 2/3 hố bằng lớp đất mặt tơi nhỏ. Bón lót phân cùng với quá trình lấp hố. Tùy theo điều kiện thực tế có thể bón bằng phân NPK hoặc phân vi sinh.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.