Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Avatar Duy Khang 3 năm, 8 tháng trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #2274
    Avatar
    Duy Khang
    Thành viên

    Ít ai ngờ lá hẹ có công dụng chữa mề đay hiệu quả
    Tác giả: Bác Sĩ Trần Hải Long

    TwitterFacebookLinkedInPinterest
    Dùng lá hẹ chữa mề đay là phương pháp khá lạ, ít phổ biến và hầu như chỉ được lưu truyền trong phạm vi nhân dân. Theo ghi chép từ y học cổ truyền, mẹo chữa này có thể làm giảm hiện tượng viêm, phù nề, sẩn đỏ và cải thiện triệu chứng ngứa ngáy.

    lá hẹ chữa mề đay
    Dùng lá hẹ chữa mề đay là mẹo điều trị có nguồn gốc từ dân gian

    Dùng lá hẹ chữa mề đay có hiệu quả không?
    Lá hẹ thường được sử dụng để chế biến món ăn và chữa các chứng bệnh ở đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, đau cổ họng, khàn tiếng,… Bên cạnh đó, nhân dân còn tận dụng thảo dược này để giảm ngứa ngáy và viêm đỏ do bệnh mề đay mẩn ngứa.

    Theo ghi chép từ y học cổ truyền, lá hẹ có vị ngọt, tính ấm, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và giảm ngứa. Ngoài ra phân tích từ y học hiện đại cũng cho thấy, thảo dược này chứa nhiều thành phần tốt cho da như nước, vitamin, axit amin, khoáng chất, quercetin,… Mặc dù chứa nhiều thành phần có lợi cho làn da nhưng hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về tác dụng chữa mề đay của lá hẹ.

    Hầu hết các cách dùng lá hẹ trị mề đay mẩn ngứa đều chỉ được lưu truyền trong phạm vi nhân dân và chưa được chứng minh trên phương diện khoa học. Chính vì vậy để hạn chế rủi ro và tác dụng phụ, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng mẹo chữa này.

    5 Cách dùng lá hẹ trị mề đay đơn giản
    Để giảm ngứa ngáy, sẩn đỏ và phù nề do mề đay, nhân dân thường sử dụng lá hẹ nấu nước tắm, sao nóng, sắc lấy nước uống,…

    1. Sử dụng nước ép từ lá hẹ
    Nhân dân thường sử dụng nước ép từ lá hẹ đối với các trường hợp mề đay khởi phát ở phạm vi nhỏ như cổ, mặt, tay hoặc chân. Mẹo chữa này giúp giảm viêm, tiêu sưng, cải thiện cơn ngứa và làm dịu vùng da bị kích ứng.

    Tuy nhiên, cách chữa mề đay từ nước ép hẹ có thể gây dị ứng đối với những người có làn da nhạy cảm. Hơn nữa, bạn cần tránh áp dụng mẹo chữa này khi vùng da tổn thương bị chảy máu, lở loét, xây xước hoặc có hiện tượng nhiễm trùng.

    Hướng dẫn thực hiện:

    Rửa sạch 1 nắm lá hẹ tươi với nước muối pha loãng
    Sau đó để ráo nước, dùng chày giã nát và vắt lấy nước ép
    Dùng dịch ép thoa trực tiếp lên vùng da cần điều trị
    Rửa lại sau khoảng 10 – 15 phút
    Nếu có làn da nhạy cảm, bạn nên pha loãng dịch ép từ lá hẹ với nước sôi để nguội theo tỷ lệ 1:1 để giảm mức độ kích ứng da.

    2. Giảm mề đay bằng cách tắm nước lá hẹ
    Theo dân gian, tắm nước lá hẹ có thể giảm tình trạng da viêm đỏ, phù nề, nổi sẩn ngứa và đau rát. Ngoài ra, cách chữa này còn giúp làm sạch cơ thể, loại bỏ mồ hôi, dầu thừa và các chất dị ứng.

    Khi tắm nước lá hẹ, bạn có thể thêm 1 ít muối biển vào để tăng tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa, sát trùng và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm da.

    nước lá hẹ chữa mề đay
    Tắm nước lá hẹ có thể giảm các triệu chứng do mề đay như ngứa ngáy, da viêm đỏ, nóng rát và phù nề
    Cách thực hiện:

    Rửa sạch 1 nắm lá hẹ tươi, sau đó cắt thành từng khúc vừa phải
    Đun sôi 2 – 3 lít nước và cho lá hẹ vào
    Đun thêm khoảng 10 phút rồi tắt bếp
    Đổ nước vào thau và thêm 1 ít muối biển
    Cuối cùng, hòa với nước lạnh để giảm nhiệt độ nước tắm
    Dùng nước lá hẹ làm sạch cơ thể và cải thiện các triệu chứng do mề đay gây ra
    Theo dân gian, lá hẹ có tính ấm nên cần tránh dùng cho các trường hợp nổi mề đay do nhiệt độ cao hoặc do ăn quá nhiều thực phẩm có tính nóng. Tắm nước lá hẹ trong những trường hợp này có thể khiến da viêm đỏ, phù nề và ngứa ngáy dữ dội.

    3. Chườm lá hẹ sao điều trị mề đay
    Chườm lá hẹ sao nóng được nhân dân áp dụng cho trường hợp nổi mề đay mẩn ngứa do lạnh khu trú ở bàn tay hoặc bàn chân. Theo lý giải từ y học cổ truyền, mẹo chữa này có tính ấm giúp khu phong tán hàn, thúc đẩy khí huyết, tiêu viêm và giảm ngứa ngáy.

    Tuy nhiên biện pháp chườm lá hẹ sao thường có nhiệt độ cao và dễ gây kích ứng. Do đó cần tránh áp dụng mẹo chữa này lên vùng da mỏng và nhạy cảm như vùng bụng, cổ và da mặt.

    Cách thực hiện:

    Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ tươi, đem rửa sạch với nước muối và để ráo
    Để chảo nóng rồi cho lá hẹ vào, sao đều đến khi lá hẹ chuyển sang màu vàng và tỏa mùi thơm
    Gói lá hẹ trong túi vải rồi chườm lên da để giảm ngứa
    Có thể sao lại lá hẹ và chườm liên tục từ 2 – 3 lần để giảm ngứa ngáy do mề đay mẩn ngứa gây ra.

    4. Uống nước sắc lá hẹ
    Theo y học cổ truyền, lá hẹ có tính ấm, tác dụng giải độc, tiêu thực tích và hành khí. Chính vì vậy, nhân dân thường dùng bài thuốc sắc từ thảo dược này để chữa các vấn đề tiêu hóa như lạnh bụng, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu,…

    Ngoài ra, nước sắc lá hẹ còn được sử dụng để làm giảm chứng mề đay do dị ứng với thức ăn có tính hàn như tôm, cua, mực, cá biển,… Bên cạnh tác dụng giảm tổn thương da và ngứa ngáy, mẹo chữa này còn cải thiện một số triệu chứng tiêu hóa do dị ứng thức ăn như tiêu chảy, ợ hơi, buồn nôn, nôn ói,…

    Hướng dẫn thực hiện:

    Chuẩn bị 1 ít lá hẹ tươi, đem rửa sạch và cắt khúc vừa phải
    Đun khoảng 500ml nước, sau đó cho lá hẹ vào
    Đun thêm 5 phút rồi tắt bếp
    Dùng nước lá hẹ chia thành nhiều lần uống và dùng hết trong ngày
    Nếu cảm thấy khó uống, có thể cho thêm 1 ít đường phèn
    5. Dùng món ăn từ lá hẹ
    Ngoài các bài thuốc uống và dùng ngoài, nhân dân còn sử dụng các món ăn từ lá hẹ để hỗ trợ làm giảm mề đay mẩn ngứa. Bên cạnh tác dụng cải thiện ngứa ngáy, giảm viêm và phù nề da, lá hẹ còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

    cách chữa mề đay bằng lá hẹ
    Các món ăn từ lá hẹ có thể cải thiện tình trạng mề đay – đặc biệt là nổi mề đay do dị ứng thức ăn
    Trong trường hợp mề đay do dị ứng thức ăn, nên nấu cháo lá hẹ với trứng gà để làm giảm áp lực lên dạ dày, đường ruột, đồng thời cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cho cơ thể.

    Khi chế biến món ăn từ lá hẹ, nên tránh kết hợp với các loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao như tôm, cua, mực, nhộng tằm, cá, nấm,… Dùng các loại thực phẩm này có thể kích thích mề đay lan rộng, viêm đỏ và ngứa ngáy kéo dài.

    Cần lưu ý gì khi chữa mề đay bằng lá hẹ?
    Dùng lá hẹ chữa mề đay được khá nhiều người áp dụng vì có độ an toàn cao, chi phí thấp và nguyên liệu dễ tìm. Tuy nhiên trước khi thực hiện, bạn cần lưu ý những thông tin quan trọng sau:

    chữa mề đay bằng lá hẹ
    Nếu mề đay kéo dài và gây ngứa nhiều, bạn nên thăm khám để được chỉ định loại thuốc phù hợp
    Hầu hết các cách dùng lá hẹ chữa mề đay đều có nguồn gốc từ dân gian và chưa được chứng minh trên phương diện khoa học. Do đó bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện.
    Lá hẹ là nguyên liệu tự nhiên, có độ an toàn cao và ít gây kích ứng. Tuy nhiên trước khi sử dụng, nên ngâm rửa với nước muối và rửa lại với nước sạch để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, xác động vật, vi khuẩn, nấm,…
    Nếu đi kèm với các biểu hiện nặng nề như sưng mí mắt, sưng lưỡi, nghẹn cổ họng, khó thở, choáng đầu,… mề đay mẩn ngứa có thể là dấu hiệu của sốc phản vệ. Trong trường hợp này, bạn nên gọi cấp cứu hoặc chủ động đến bệnh viện để được xử lý kịp thời.
    Không sử dụng các bài thuốc dùng ngoài lên vùng da bị trầy xước, chảy máu hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm.
    Mề đay có thể tiến triển mãn tính nếu không cách ly với nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố rủi ro. Chính vì vậy bên cạnh các biện pháp điều trị, cần tránh tiếp xúc với hóa chất, phấn hoa, xà phòng, thời tiết lạnh/ nóng, thức ăn dễ dị ứng, căng thẳng, rối loạn nội tiết,…
    Nếu tổn thương da tiếp tục lan rộng và gây ngứa nhiều, nên ngưng áp dụng cách chữa mề đay bằng lá hẹ. Sau đó, cần chủ động tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định các loại thuốc điều trị thích hợp.
    Dùng lá hẹ chữa mề đay là biện pháp điều trị có nguồn gốc từ dân gian. Để dự phòng rủi ro và tác dụng phụ phát sinh, bạn nên tham vấn y khoa trước khi thực hiện. Bên cạnh đó, cần cách ly với các yếu tố rủi ro và xây dựng lối sống lành mạnh để kiểm soát hoàn toàn bệnh mề đay mẩn ngứa.

    Tham khảo thêm: Chữa mề đay bằng lá tía tô theo cách của người xưa

    5 / 5 ( 10 bình chọn )
    Ngày đăng: 11/03/2020 – Cập nhật lúc: 5:14 PM , 10/07/2020

    TwitterFacebookLinkedInPinterest
    TIN LIÊN QUAN

    Nổi mề đay sau sinh: Hướng điều trị an toàn mẹ nên biết

    Nổi mề đay ở trẻ em: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

    Nổi mề đay nên và không nên ăn gì? Việc quan trọng cần lưu ý

    Cách chữa mề đay bằng Đông y được nhiều người quan tâm

    Bỏ túi cách chữa mề đay ngay tại nhà cực đơn giản

    Mẹo chữa mề đay bằng gừng đơn giản dễ thực hiện
    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Nội dung bình luận

    CHUYÊN GIA TƯ VẤN

    Họ tên
    Số điện thoại
    Email
    Địa chỉ
    Bạn đang gặp vấn đề gì???
    Tình trạng bệnh của bạn…
    DA LIỄU
    Viêm da cơ địa
    Nổi mề đay
    Viêm da cơ địa ở trẻ em
    Nổi mề đay sau sinh
    Bệnh vảy nến
    Bệnh tổ đỉa
    NAM KHOA
    Yếu sinh lý nam
    Thuốc tăng cường sinh lý
    Cách chữa xuất tinh sớm
    Chữa rối loạn cương dương
    Liệt dương
    TIÊU HOÁ
    Bệnh trĩ
    Viêm loét dạ dày
    Đau dạ dày
    Trào ngược dạ dày
    Vi khuẩn Hp
    Viêm đại tràng
    Viêm đại tràng co thắt
    TAI MŨI HỌNG
    Viêm họng hạt
    Viêm họng mủ
    Viêm họng mãn tính
    Viêm amidan mãn tính
    Viêm mũi dị ứng
    Viêm amidan

    Giới Thiệu
    Tin tức hoạt động
    Nghiên Cứu và Trao Đổi
    Chính Sách Điều Khoản
    Chính Sách Quảng Cáo
    Chính Sách Bảo Mật
    Bác sĩ Trần Hải Long
    ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

    Email
    Nhận những thông tin sức khỏe hữu ích và tin cậy nhất với hơn 30.000 bài viết về bệnh, thuốc, thảo dược, thai kỳ, bí quyết sống khỏe mỗi ngày.

    276 Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội (Bản Đồ Đường Đi)

    [email protected]

    LIÊN KẾT MẠNG XÃ HỘI

    DMCA.com Protection Status © Bản quyền vhea.org.vn – All right reserved

    Các bài viết trên trang chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Chia sẻ Facebook
    Chia sẻ Zalo

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.