Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Avatar Phan Huy Cuong 2 năm, 10 tháng trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #2837
    Avatar
    Phan Huy Cuong
    Thành viên

    Làm gì khi bị sốc nhiệt?
    Nhóm người có nguy cơ cao nhất đối với sốc nhiệt là nông dân, công nhân, đặc biệt nhân viên y tế đang chiến đấu với Covid-19.

    Phó giáo sư Nguyễn Văn Chi, Phụ trách Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết sốc nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng cao đến mức gây tổn thương đến hệ thống thần kinh trung ương và các mô khác, đặc biệt khi nhiệt độ cơ thể đạt mức 40 độ C hoặc cao hơn.

    Cơ thể có cơ chế điều hòa thân nhiệt để giữ cho nhiệt độ ở mức cân bằng quanh 37 độ C. Trong thời tiết nắng nóng, cơ thể vừa sinh ra nhiệt trong quá trình hoạt động, vừa hấp thụ nhiệt từ môi trường, dẫn đến nguy cơ tăng thân nhiệt.

    Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, cơ thể sẽ thực hiện các cơ chế để điều tiết giữ thân nhiệt như thở nhanh, dãn mạch dưới da, toát mồ hôi, ức chế quá trình sinh nhiệt,… Tuy nhiên, nếu ở trong môi trường nắng nóng kéo dài, các cơ chế đó sẽ không còn hiệu quả. Ví dụ, nhiệt độ cơ thể 41 độ C kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các chức năng của nhiều cơ quan quan trọng như não, tim, phổi, thận; đặc biệt khi nhiệt độ tăng quá cao, các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể sẽ rối loạn nghiêm trọng, dẫn đến hôn mê, co giật.

    Những người phải lao động trong điều kiện môi trường nắng nóng như nông dân gặt lúa trên cánh đồng, công nhân làm việc trên lò cao, các vận động viên thi đấu, luyện tập dưới điều kiện nắng nóng… có nguy cơ sốc nhiệt cao nhất.

    “Đặc biệt, trong giai đoạn này, nhiều nhân viên y tế vừa phải chiến đấu với Covid-19 trong nắng nóng, vừa phải mặc bộ quần áo bảo hộ, lại không được bật điều hòa khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, là nguyên nhân gây say nắng, sốc nhiệt”, bác sĩ Chi nói.

    Phó giáo sư Nguyễn Văn Chi, Phụ trách Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Thế Anh.
    Phó giáo sư Nguyễn Văn Chi, Phụ trách Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Thế Anh.

    Sốc nhiệt có thể xảy ra với bất kỳ ai nhưng trẻ nhỏ và người lớn tuổi có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. Thanh thiếu niên khỏe mạnh có tham gia tập luyện thể thao hoặc tắm nắng dưới nhiệt độ nóng cũng có nguy cơ bị sốc nhiệt. Thông thường, những người trẻ, khỏe không nhận thấy được các triệu chứng ban đầu của sốc nhiệt cũng như không mấy chú tâm đến chúng, hoặc họ có thể cảm thấy ngại khi than phiền về việc cảm thấy khó chịu trong quá trình luyện tập thể thao.

    Theo bác sĩ Chi, dấu hiệu đầu tiên là vã mồ hôi khi cơ thể phản ứng tỏa nhiệt. Nhiệt độ tăng dần, tăng dần đến khi cơ thể không giải phóng được khiến bệnh nhân kiệt sức và ngất xỉu. Các triệu chứng khác của sốc nhiệt, bao gồm: Đau đầu; chóng mặt và choáng váng; da đỏ, nóng và khô; yếu cơ hoặc chuột rút; buồn nôn và ói mửa; nhịp tim nhanh; thở nhanh, thở nông. Nếu nặng hơn bệnh nhân sẽ có những biểu hiện thay đổi hành vi như nhầm lẫn, mất phương hướng hoặc loạng choạng, thậm chí co giật, mất ý thức, hôn mê…

    Trong những ngày nắng nóng, nhiều người vẫn phải làm việc ngoài trời như nông dân, công nhân xây dựng, những người phải di chuyển trên đường. Nếu phải ở lâu ở ngoài trời, người dân cố gắng tránh thời điểm từ 11 giờ trưa đến 15 giờ chiều là thời điểm cường độ nắng nóng cao nhất. Mỗi người cần có các biện pháp bảo vệ cơ thể như mặc quần áo bảo hộ lao động chống nắng, làm thông thoáng, che chắn, khi làm việc ngoài trời. Đặc biệt cần lưu ý uống đủ nước để phòng mất nước.

    Nếu phải lưu thông trên đường thì cần đội mũ nón, che ô, mặc đồ chống nắng. Người lao động ngoài trời ngoài việc có đầy đủ phương tiện dụng cụ chống nắng thì cứ sau một khoảng thời gian phải vào chỗ mát tạm nghỉ 10 đến 15 phút để cơ thể hạ nhiệt và bổ sung thêm nước. Trung bình một người nên uống từ 2,5 đên 3 lít nước một ngày khi thời tiết nắng nóng.

    Bác sĩ Chi khuyến cáo, khi phát hiện nạn nhân bị sốc nhiệt hoặc say nắng, việc cần làm đầu tiên là phải sơ cứu. Cần nhanh chóng chuyển bệnh nhân ra khỏi khu vực nắng nóng, đưa vào khu vực mát, cởi bớt quần áo, dùng các biện pháp hạ nhiệt bằng quạt, lau khăn ẩm nước làm mát toàn thân.

    Nếu bệnh nhân tỉnh thì cho uống nước mát để bù nước, cố gắng hạ thân nhiệt nạn nhân, nhanh chóng gọi cấp cứu 115 hoặc bố trí phương tiện phù hợp đưa đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ thăm khám, đánh giá toàn trạng, hạ sốt, truyền dịch.
    ( nguồn Intenet)

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.