Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Diễn đàn cây thuốc nam – Kết nối chuỗi giá trị cây thuốc nam Diễn đàn Chuyên mục thảo luận BI & CSR Những hình thức thanh toán quốc tế đang được sử dụng rộng rãi

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Nguyễn Hạnh Nguyễn Hạnh 1 năm, 6 tháng trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #3262
    Nguyễn Hạnh
    Nguyễn Hạnh
    Thành viên

    Thanh toán quốc tế là thanh toán giữa các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hoặc hợp đồng dịch vụ có yếu tố nước ngoài. Chính vì vậy bạn cần hiểu rõ để tránh rủi ro về tiền bạc, cùng điểm qua những phương thức thanh toán quốc tế đang được ưa chuộng sử dụng hiện nay.
    Phương thức chuyển tiền (remittance)
    Trong các phương thức thanh toán quốc tế thì phương thức này gây ra không ít rủi ro cho hai bên. Nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do nhà nhập khẩu quy định.
    Trên thực tế có nhiều trường hợp nhà nhập khẩu sẽ không chuyển tiền hàng cho nhà xuất khẩu cho đến khi nhận đầy đủ hàng. Đây là một lợi thế của nhà nhập khẩu nhưng lại là rủi ro của nhà xuất khẩu khi hàng hóa đã được chuyển giao nhưng tiền hàng không được thanh toán, bị chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ. Tuy vậy, bên nhập khẩu cũng có thể gánh chịu rủi ro, đặc biệt trong trường hợp chuyển tiền trước khi giao hàng như: nhận toàn bộ tiền hàng trước khi giao hàng, đặt cọc, tạm ứng,…
    Xem thêm: Các hình thức thanh toán điện tử phổ biến hiện nay
    Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit – L/C)
    GoSELL nhận thấy thanh toán thông qua dạng thư tín dụng được sử dụng khá phổ biến. Đây là phương thức chuyển trách nhiệm thanh toán từ nhà nhập khẩu sang ngân hàng bảo đảm nhà xuất khẩu giao hàng và nhận tiền hàng an toàn, nhanh chóng, nhà nhập khẩu nhận được hóa đơn vận chuyển hàng đúng hạn. Vì vậy, ở một mức độ nhất định, L/C là phương thức thanh toán cân bằng được lợi ích của cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu và giải quyết được mâu thuẫn không tín nhiệm nhau của cả hai bên.
    Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các bên cần lưu ý các đặc điểm pháp lý sau đây của thư tín dụng để tránh áp dụng sai, gây thiệt hại cho chính bản thân mình.
    – L/C là một khế ước độc lập với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở) L/C được hình thành trên cơ sở hợp đồng cơ sở (hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ…) nhưng khi được phát hành nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng cơ sở. Ngân hàng mở thư tín dụng và các ngân hàng khác tham dự vào nghiệp vụ thư tín dụng chỉ làm theo quy định của thư tín dụng.
    – Thư tín dụng là một “kiểu mua bán chứng từ”. Theo Điều 5 của UPC600 thì: “Các ngân hàng giao dịch trên cơ sở các chứng từ chứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà các chứng từ có liên quan”.
    Như vậy, ngân hàng có nghĩa vụ thanh toán cho nhà xuất khẩu khi họ xuất trình được các chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định trong L/C. Ngân hàng không được phép lấy lý do bên mua chưa nhận hàng để từ chối thanh toán nếu chứng từ mà bên bán xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản quy định trong L/C.
    Phương thức ghi sổ (Open account)
    Phương thức này áp dụng trong mua bán hàng hóa quốc tế như sau: Nhà xuất khẩu (người ghi sổ) sau khi hoàn thành nghĩa vụ của mình (thường là nghĩa vụ giao hàng) quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng cơ sở) sẽ mở một quyển sổ nợ để ghi nợ. Nhà nhập khẩu (người được ghi sổ), bằng một đơn vị tiền tệ nhất định và đến từng định kỳ nhất định do hai bên thỏa thuận, sử dụng phương thức chuyển tiền thanh toán cho người ghi sổ.
    Phương thức này hoàn toàn có lợi cho nhà nhập khẩu (người được ghi sổ). Nhà xuất khẩu sẽ phải gánh chịu rủi ro khi bên nhập khẩu không thanh toán hoặc chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ.
    Để hạn chế rủi ro, chỉ áp dụng phương thức này khi cả hai bên là các bạn hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài, thực sự tin cậy lẫn nhau. Và để đảm bảo an toàn cho nhà xuất khẩu, các bên có thể áp dụng biện pháp bảo đảm như thư bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng dự phòng, đặt cọc,…
    Phương thức nhờ thu (Collection)
    Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà bên có các khoản tiền từ các công cụ thanh toán (chủ nợ) ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán đó từ phía người nợ.
    Các công cụ thanh toán quốc tế thường gồm: hối phiếu (bill of exchange); kỳ phiếu thương mại (Promissory Note), séc quốc tế (International cheque), hóa đơn thu tiền (Financial Invoice).
    Có hai phương thức nhờ thu là nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ:
    – Phương thức nhờ thu trơn (clean collection)
    Nhờ thu trơn là một trong các phương thức thanh toán quốc tế áp dụng trong hợp mua bán hàng hóa ngoài nước mà trong đó nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán mà không kèm với điều kiện chuyển giao chứng từ.
    – Phương thức nhờ thu kèm chứng từ (documentary collection)
    Nhờ thu có kèm theo chứng từ là một trong các phương thức thanh toán quốc tế được áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa ngoài nước mà trong đó nhà xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ghi trên công cụ thanh toán với điều kiện sẽ giao chứng từ nếu nhà nhập khẩu thanh toán, chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện khác đã quy định.
    Bảo lãnh và tín dụng dự phòng
    Bảo lãnh, thư tín dụng dự phòng được sử dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng kết hợp với các phương thức thanh toán khác để tăng độ an toàn cho các bên.
    Bảo lãnh là việc người thứ ba (người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (người được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trong giao dịch xuất nhập khẩu thường có các bảo lãnh: bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước (hoặc tiền đặt cọc); bảo lãnh máy móc, thiết bị (xin giấy phép nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng, giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế); bảo lãnh nhận hàng chưa có vận đơn gốc; bảo lãnh thanh toán,…
    Thư tín dụng dự phòng là cam kết không hủy ngang, độc lập, bằng văn bản và ràng buộc khi được phát hành. Trong đó người phát hành cam kết với người thụ hưởng thanh toán chứng từ xuất trình trên bề mặt phù hợp với các điều khoản và điều kiện của thư tín dụng dự phòng theo đúng quy tắc. Người phát hành phải thanh toán chứng từ xuất trình bằng việc chuyển số tiền theo phương thức trả tiền ngay, hoặc chấp nhận hối phiếu của người thụ hưởng hoặc cam kết trả tiền sau hoặc chiết khấu,…

    Tóm lại, các phương thức thanh toán quốc tế trên sẽ tùy vào từng trường hợp mà có thể áp dụng. Tuy nhiên, bạn cũng cần tìm hiểu kỹ lợi ích và rủi ro để phòng tránh các trường hợp không may. Chúc bạn may mắn!

    Tải lên hình ảnh đính kèm:
    You must be logged in to view attached files.
Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.