Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Diễn đàn cây thuốc nam – Kết nối chuỗi giá trị cây thuốc nam Diễn đàn Những nhu cầu khác NHỮNG LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH THU HOẠCH, BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU.

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Phạm Hải Bình Phạm Hải Bình 3 năm, 7 tháng trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #2408
    Phạm Hải Bình
    Phạm Hải Bình
    Quản lý

    Việt Nam có nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú và đa dạng. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng các loại cây cỏ sẵn có để làm thuốc chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ.
    Nguồn tài nguyên ấy bao gồm một số lượng lớn các loài, phân bố rộng rãi; nhiều loài có trữ lượng lớn, mỗi năm cung cấp hàng ngàn tấn dược liệu các loại cho nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu với giá trị kinh tế cao.
    Tuy nhiên, quá trình sơ chế, chế biến dược liệu sau thu hoạch và bảo quản là một trong những khâu quan trọng giúp đảm chất lượng cho nguồn nguyên liệu đầu vào trong công nghiệp dược cũng như trong sử dụng làm thuốc điều trị tại chỗ.
    Bộ Y tế đã có Thông tư số 36/2018TT-BYT của Bộ Y tế về việc Quy định thực hành tốt bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc; Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc (WHO, 2003),…
    Theo đó, các bước cần lưu ý trong quá trình thu hái dược liệu bao gồm:
    – Thu hoạch dược liệu vào ngày nắng ráo, thu hoạch đến đâu xử lý sau thu hoạch ngay đến đó.
    – Thiết bị và công cụ thu hoạch dược liệu phải sạch, cất giữ nơi không có ô nhiễm.
    – Tránh làm dập nát, nén chặt dược liệu trong quá trình thu hoạch và vận chuyển.
    – Sau thu hoạch phải loại bỏ ngay bộ phận không dùng để làm thuốc, dược liệu bị dập nát, các tạp chất khác.
    – Thực hiện sơ chế dược liệu càng sớm càng tốt bằng biện pháp và quy trình thích hợp.
    – Nếu giữ sản phẩm tươi phải tồn trữ ngay bằng các phương pháp và thiết bị thích hợp.
    – Không dùng chất bảo quản, nếu quy trình có cho phép dùng phải tuân thủ quy định về chất phụ gia thực phẩm.
    Bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền:
    – Dược liệu, vị thuốc cổ truyền phải được bảo quản ở kho khô, thông thoáng. Các thùng hàng phải được sắp xếp hợp lý đảm bảo cho không khí lưu thông. Các vật liệu thích hợp để làm bao bì bảo quản dược liệu, vị thuốc cổ truyền có thể là thuỷ tinh, nhựa, giấy…
    – Dược liệu, vị thuốc cổ truyền có độc tính phải được bảo quản theo đúng các qui định tại qui chế liên quan.
    – Bao bì của dược liệu, vị thuốc cổ truyền phải được giữ nguyên vẹn trong suốt quá trình bảo quản. Không dùng lẫn lộn bao bì đóng gói của loại này cho loại khác.
    – Phải định kỳ tiến hành việc đối chiếu dược liệu, vị thuốc cổ truyền trong kho theo so sánh dược liệu, vị thuốc cổ truyền hiện còn và lượng hàng còn tồn theo phiếu theo dõi xuất nhập dược liệu. Trong mọi trường hợp, việc đối chiếu phải được tiến hành khi mỗi lô hàng được sử dụng hết.
    – Tất cả các sai lệch, thất thoát cần phải được điều tra để tìm ra nguyên nhân do lẫn lộn, cẩu thả hay các vấn đề sai trái khác.
    – Thường xuyên kiểm tra số lô và hạn dùng để đảm bảo nguyên tắc nhập trước xuất trước hoặc hết hạn trước xuất trước được tuân thủ và để phát hiện hàng gần hết hoặc hết hạn dùng.
    – Định kỳ kiểm tra chất lượng của hàng lưu kho để phát hiện các hư hỏng trong quá trình bảo quản do điều kiện nhiệt độ, độ ẩm hoặc các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền.
    – Dược liệu, vị thuốc cổ truyền không đạt tiêu chuẩn chất lượng, hết hạn dùng phải được bảo quản ở khu vực riêng, phải dán nhãn, có biển hiệu dược liệu, vị thuốc cổ truyền chờ xử lý. Phải có các biện pháp đề phòng việc cấp phát, sử dụng dược liệu, vị thuốc cổ truyền đã hết hạn dùng, dược liệu, vị thuốc cổ truyền không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
    Một số lưu ý trong bảo quản dược liệu:
    – Dược liệu, vị thuốc cổ truyền loại bỏ cần phải có dấu hiệu nhận dạng và được kiểm soát biệt trữ cách ly hợp lý nhằm ngăn ngừa việc sử dụng chúng vào sản xuất, lưu thông, sử dụng.
    – Phải có các qui định, chương trình về việc kiểm tra, đánh giá lại định kỳ hoặc đột xuất, tuỳ theo tính chất và điều kiện bảo quản của sản phẩm, để xác định sự đáp ứng tiêu chuẩn và tính phù hợp của sản phẩm cho việc sử dụng, ví dụ sau một thời gian dài bảo quản hay tiếp xúc với nhiệt độ (nóng) hoặc độ ẩm.
    – Phải có một hệ thống sổ sách, các qui trình thao tác đảm bảo cho công tác bảo quản và kiểm soát, theo dõi việc xuất, nhập, chất lượng dược liệu, vị thuốc cổ truyền.
    – Dược liệu, vị thuốc cổ truyền phải được bảo quản trong điều kiện khô, thoáng và duy trì nhiệt độ từ 15-25°C hoặc tuỳ thuộc vào điều kiện khí hậu, nhiệt độ có thể lên đến 30°C. Điều kiện bảo quản khô có độ ẩm tương đối không quá 70%.
    – Dược liệu, vị thuốc cổ truyền trước khi nhập kho phải được kiểm tra, đối chiếu so với các tài liệu chứng từ liên quan về chủng loại, số lượng, và các thông tin khác ghi trên nhãn như tên hàng, nhà sản xuất, nhà cung cấp, số lô, hạn dùng…;
    – Các lô hàng phải được kiểm tra về độ đồng nhất, và nếu cần thiết, được chia thành các lô nhỏ theo số lô của nhà cung cấp;
    – Tất cả các dược liệu, vị thuốc cổ truyền có bao bì bị hư hại, mất dấu niêm phong hoặc bị nghi ngờ có tạp nhiễm thì không được nhập kho, và nếu không được huỷ bỏ ngay thì phải được bảo quản ở khu vực biệt trữ riêng, không được bán, hoặc để lẫn với các dược liệu, vị thuốc cổ truyền khác;
    – Các dược liệu, vị thuốc cổ truyền đòi hỏi điều kiện bảo quản lạnh phải nhanh chóng được kiểm tra, phân loại và bảo quản theo các chỉ dẫn ghi trên nhãn và theo các qui định của pháp luật.

    TS. Ngô Đức Phương
    Viện Thuốc nam

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.