Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Diễn đàn cây thuốc nam – Kết nối chuỗi giá trị cây thuốc nam Diễn đàn Thảo luận về vùng trồng Quy hoạch phát triển cây dược liệu tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng 2030

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Phạm Hải Bình Phạm Hải Bình 2 năm, 11 tháng trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #2770
    Phạm Hải Bình
    Phạm Hải Bình
    Quản lý

    Quy hoạch phát triển cây dược liệu tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
    Vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3119/QĐ-UBND, ngày 28/12/2018 về việc phê duyệt dự án quy hoạch phát triển cây dược liệu tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
    Mục tiêu chung là phát triển cây dược liệu nhằm bảo tồn các nguồn gen quý, dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn VietGAP, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới trang thiết bị trong nghiên cứu chọn tạo giống, trồng trọt, chế biến, chiết xuất, chuyển giao công nghệ nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, khu vực và thế giới, góp phần tăng hệ số sử dụng đất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên rừng, nguồn dược liệu quý, bảo tồn tri thức truyền thống về sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc.
    Mục tiêu cụ thể đến năm 2025: Quy hoạch các vùng rừng, vùng có dược liệu tự nhiên trọng điểm để bảo tồn nguồn gen đặc hữu, bản địa, có giá trị, nguy cơ bị tuyệt chủng cao để phát triển bền vững trong tự nhiên, lựa chọn và khai thác hợp lý 10 loài dược liệu chính, đạt khoảng 8.000-9.000 ha dược liệu/năm.

    Quy hoạch xây dựng 04 vườn bảo tồn; Các khu bảo tồn Hang Kia, Phu Canh, Thượng Tiến, Ngọc Sơn là nơi tập trung, bảo tồn, trồng mới nhiều loài cây thuốc được thu thập ở các địa phương khác nhau, đại diện cho vùng khí hậu đặc trưng để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và phát triển dược liệu. Phấn đấu đến năm 2025 bảo tồn được 70% và năm 2030 là 100% tổng số loài dược liệu đặc trưng của Hòa Bình.

    Quy hoạch 4 Vườn ươm cung cấp giống dược liệu cho nhu cầu trồng và phát triển dược liệu ở quy mô lớn tại 4 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn.

    Mục tiêu đến năm 2030: Quy hoạch và mở rộng diện tích vùng trồng cây dược liệu hàng hóa đạt 15.000 ha, sản lượng đạt khoảng 80-120 nghìn tấn/năm. Trong đó:

    Chuyển đổi 5.000 ha đất trồng cây hàng năm sang sản xuất cây dược liệu hàng hóa và 10.000 ha đất rừng kết hợp trồng cây dược liệu, từng bước tăng giá trị sử dụng đất của vùng quy hoạch.

    Nâng cao vai trò quản lý của nhà nước trong công tác tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phấn đấu 100% sản lượng cây dược liệu được tổ chức theo chuỗi khép kín từ quản lý sản xuất đến tiêu thụ và chế biến sản phẩm, từng bước tạo đầu ra ổn định trên thị trường.

    Trên 100% diện tích và sản lượng cây dược liệu của vùng quy hoạch đảm bảo tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới (GACP-WHO).

    Nội dung quy hoạch tập trung vào: Quy hoạch vùng trồng cây dược liệu tỉnh Hòa Bình; Quy hoạch tiêu thụ sản phẩm qua hệ thống thu gom, sơ chế, bảo quản và chế biến sản phẩm dược liệu của tỉnh; Phương án quy hoạch hệ thống tiêu thụ sản phẩm, hình thức tổ chức thực hiện; Quy hoạch nguồn cung ứng đầu vào sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh; Quy hoạch nguồn cung ứng giống cây dược liệu vùng quy hoạch; Quy hoạch nguồn cung ứng đầu vào cho sản xuất.

    UBND tỉnh đề xuất một số giải pháp quy hoạch phát triển cây dược liệu: Xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất cây dược liệu chuyển giao công nghệ, khuyến nông vào đào tạo tập huấn; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu thụ sản phẩm, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh cây dược liệu phát triển; Xây dựng, xúc tiến thương mại về cây dược liệu cho các vùng quy hoạch; Đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, sơ chế, chế biến và kinh doanh sản phẩm dược liệu; Chính sách hỗ trợ sản xuất, sơ chế và kinh doanh cây dược liệu; Hỗ trợ các mô hình sản xuất và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới; Hỗ trợ xây dựng thị trường, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm cây dược liệu; Chính sách về đất đai, tín dụng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang sản xuất cây dược liệu.

    Bảo An
    Theo: web: Tỉnh ủy Hòa Bình

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.