Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Nguyễn Thanh Phương Nguyễn Thanh Phương 3 năm, 8 tháng trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #2365

    SA DẠ CON
    Người cung cấp thông tin: bà Dương Thị Đâư (H’Mông), Thông Nông, Cao Bằng
    Bs Trịnh Văn Thắng sưu tầm-biên soạn

    Hoàn cảnh mắc bệnh
    Theo phong tục, trong vòng một tháng đầu sau khi sinh con, phụ nữ Mông đã lên nương rẫy làm việc bình thường. Có khi họ còn gánh gồng cây củi, rau quả, hoặc chạy nhảy. Những việc nặng nhọc như vậy rất dễ gây sa dạ con hay còn gọi là sa sinh dục (tiếng H’Mông gọi là Đác Lật).
    Biểu hiện bệnh
    Sa dạ con có thể biểu hiện dưới dạng: Sa cổ tử cung (tức là cổ dạ con) hoặc sa tử cung (tức là sa thân dạ con). Trong trường hợp sa cổ tử cung, ta có thể nhìn thấy một phần màu đỏ, thon hình ngón tay thò ra ở âm đạo (cửa mình). Đó là phần cổ tử cùng vị sa ra ngoài. Còn trong trường hợp sa dạ con, ta có thể nhìn hoặc sờ thấy một phần màu hồng, tròn như quả bóng có kịch thước bằng quả trứng. Đó là phần tử cung (dạ con) bị sa ra ngoài.
    Khi bị sa cổ tử cung hoặc tử cung như vậy, người phụ nữ cảm thấy rất vướng víu, khó chịu do phần bị sa cọ sát vào quần hoặc váy. Điều này gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt và cuộc sống của người phụ nữ ấy, nhất là khi chị ta vừa sinh con và tử cung vẫn còn ra máu.
    Thuốc, hàm lượng, cách bào chế và sử dụng:
    Có hai loại thuốc chữa sa dạ con: thuốc để ngồi lên (gọi là thuốc ngồi) và thuốc uống. Phải kết hợp cả thuốc ngồi và thuốc uống thì mới có tác dụng. Mỗi loại này đều có cách bào chế và sử dụng khác nhau.
    Thuốc ngồi:
    Loại thuốc này gồm bốn cây thuốc khác nhau: lá gai rừng (Nhả Héo), Thài lài đỏ (Cáp pi đeng), Ma Cha Shong và Trir Zau Kai (tiếng H’Mong). Những cây thuốc này mọc ở sau nhà, trên vách đá hoặc trong khé núi.
    Sau khi đã rửa sạch và vảy hết nước, hơ đều là thuốc trên ngọn lửa. Cầm trực tiếp vào lá để hơ. Khi thấy lá thuốc nóng lên và hơi héo đi thì ngừng lại (lúc đó là thuốc vừa đủ nóng). Ngay lập tức rải nắm thuốc trên mặt ghế bằng và cho người phụ nữ bị sa dạ con ngồi lên. Chú ý, người phụ nữ này vẫn phải mặc quần hoặc váy sạch để trách thuốc ngấm trực tiếp vào cổ tử cung hoặc tử cung. Ngồi trực tiếp lên thuốc có thể dẫn đến nhiễm trùng tử cung.
    Mỗi lần ngồi trên thuốc kéo dài 20 phút. Một ngày ngồi 3 lần (tốt nhất là chỉ ngồi vào buổi sáng). Mỗi lần cách nhau 2 tiếng đồng hồ. Với mỗi lần như vậy, phải thay thuốc mới. Nếu mới bị sa dạ con (trong vòng 1-2 tuần), thì chỉ ngồi trong một buổi sáng (3 lần ngồi) là đủ. Còn nếu đã bị lâu hơn thì phải ngồi trong 3-4 buổi sáng liên tục.
    Thuốc uống:
    Thuốc uống gồm hai loại: hạt vừng đen và cấy Cxe Shông (tiếng H’Mông) hạt Vừng đen (ngà đăm): Mỗi lần nhai một thìa cà phê hạt vừng đen. Nhai xong rồi nuốt hết. Mỗi ngày nhai ba lần (sáng, trưa, tối).
    Cây Cxe Shông:
    Lấy củ của cây Cxe shong (củ to nhất chỉ bằng ngón tay cái người lớn). Mỗi lần cắt 5 lát rất mỏng cho vào chén nước sạch rồi đặt chén lên đám than nóng cho đến khi sôi lăt tăn là được. Cho bệnh nhân uống hết nước trong chén đó. Mỗi ngày bệnh nhân uống 2 lần (sáng và tối). Mỗi lần đều theo thuốc mới. Uống đến khi khỏi bệnh thì thôi.
    Lưu ý:
    – Có thể kết hợp uống nước của cây Cxe Shong và nhai hạt vừng đen cùng một lúc hoặc vào hai lúc khác nhau.
    – Nếu củ Cxe Shong còn tươi thì phải rửa trước khi cắt lát. Còn nếu củ đã khô thì không cần rửa nữa. Ngoài ra, nếu bệnh nhân không sợ mùi của thuốc thì có thể để bệnh nhân nhai sống chứ không cần phải đun như vậy.
    Lưu ý khác
    Trong quá trình chữa bệnh, người bị sa dạ con không nên làm việc nặng và vẫn phải rửa bộ phận sinh dục bằng thuốc chống nhiễ trùng. Nếu không có thuốc chống nhiễm trùng, có thể dùng cây Txi Kha để vệ sinh phụ nữ.
    Cây Txi Kha không mọc tự nhiên mà phải trồng mới có. Lấy một nắm lá Txi Kha, rửa sạch rồi cho vào một bát ăn cơm (bát sứ) chữa nước sạch. Đun sôi bát nước rồi để nguội cho bệnh nhân rửa. Mỗi ngày rửa 2-3 lần. Mỗi lần đều phải thay thuốc mới. Trong trường hợp không có lá Txi Kha, thì dùng hạt cây này để thay thế (khô và tươi đều được). Mỗi lần lấy một thìa cả phê, giã nhừ và cho vào bát ăn cơm chứa nước. Sau đó đun sôi và làm tương tự như với lá thuốc.
    Mặc dù điều trị theo những cách trên có thể chữa khỏi sa dạ con, song để an toàn tuyệt đối, nên sơ cứu ban đầu rồi chuyển bệnh nhân tới các cơ sở y tế để điều trị tiếp.
    Không có chống chỉ định và tác dụng phụ khi dùng bài thuốc này.
    Học và truyền nghề:
    Bài thuốc này được truyền miệng từ mẹ sáng con, từ đời này sáng đời khác. Người học được mẹ hướng dẫn trực tiếp qua những lần chữa bệnh.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.