Diễn đàn cây thuốc nam

Nơi trao đổi thông tin và liên kết thị trường về cây thuốc, bài thuốc đông y

Digital platform on herbal plants and recipies

Diễn đàn cây thuốc nam – Kết nối chuỗi giá trị cây thuốc nam Diễn đàn Thảo luận về vùng trồng TÌM HƯỚNG CHỦ ĐỘNG NGUỒN NGUYÊN LIỆU CHO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DƯỢC

Chủ đề này bao gồm 0 phản hồi, có 1 voice, và đã được cập nhật lần cuối cùng cách đây khoảng Phạm Hải Bình Phạm Hải Bình 3 năm, 6 tháng trước.

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)
  • Người viết
    Bài viết
  • #2407
    Phạm Hải Bình
    Phạm Hải Bình
    Quản lý

    Ở mỗi quốc gia, cây thuốc có tầm quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…
    Việt Nam hiện đã phát hiện 5.117 loài thực vật được sử dụng làm thuốc ở những mức độ khác nhau.
    Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có việc khai thác liên tục đã làm cho hầu hết các loài cây thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao bị giảm sút nghiêm trọng.
    Nhiều loài thuộc diện quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng, nhiều vùng rừng tập trung các loài cây thuốc bị thu hẹp.
    Vì vậy, việc trồng cây thuốc để chủ động sản xuất trong công nghiệp dược là nhu cầu thực tế đòi hỏi. Bởi trồng cây thuốc giúp chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất và giúp kiểm soát được chất lượng nguyên liệu, truy xuất được nguồn gốc nguyên liệu.
    Các tiêu chuẩn kỹ thuật về trồng cây thuốc hiện nay chủ yếu được thực hiện theo tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc (GACP) của WHO (2003).
    Hiện tại đã có các chính sách hỗ trợ công tác phát triển dược liệu đã được chính phủ quan tâm đầu tư như Nghị định số 65/2017/NĐ-CP “Nghị định chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phat triển nuôi trồng, khai thác dược liệu”, ngày 19/5/2017…
    Tuy nhiên, hầu hết các vùng trồng dược liệu hiện nay mới chỉ ở quy mô nhỏ, chủ yếu do các doanh nghiệp dược tự đầu tư phát triển, chưa có một vùng trồng dược liệu quy mô lớn được quy hoạch.
    Vấn đề đầu ra còn gặp nhiều khó khăn do phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc, các tiêu chuẩn chất lượng đối với thị trường các nước phát triển. Trong khi đó nhu cầu sử dụng trong sản xuất của các công ty dược trong nước chỉ sử dụng một số loại dược liệu với khối lượng không nhiều.
    Vấn đề hợp tác giữa người dân và doanh nghiệp hiện nay cũng gặp nhiều khó khăn do chưa tìm được tiếng nói chung, chưa có niềm tin giữa các đối tác. Nhiều trường hợp doanh nghiệp đặt hàng người dân trồng nhưng sau lại không mua, mua giá rẻ.
    Trong khi đó có tình huống năng suất không đạt như khi giới thiệu (nhất là đối với một số dược liệu do doanh nghiệp cung cấp cây giống), ngược lại người dân “phá kèo” với doanh nghiệp khi được giá thì bán ra ngoài, giá thấp thì ép doanh nghiệp mua lại,…
    Một số giải pháp:
    Một tổ chức đứng ra kết nối giữa doanh nghiệp với người dân: Các doanh nghiệp thường sử dụng một số loại dược liệu cho sản xuất các sản phẩm của họ nên số lượng mỗi loại dược liệu cho sản phẩm đó thường không đủ lớn để tổ chức sản xuất quy mô. Khi sản xuất quy mô lớn thì mới có thể tối ưu được về quản lý, cơ giới hóa,… qua đó giảm được giá thành nguyên liệu đầu vào (đây là vấn đề cốt lõi liên quan đến giá thành: nếu trồng quy mô nhỏ thì sẽ tốn nhiều chi phí sản xuất; nhất là trường hợp trông theo tiêu chuẩn GACP, VietGAP, GlobalGAP).
    Tiếp cận thị trường nước ngoài: Tập trung sản xuất một vài loại dược liệu, như vậy mới có thể tổ chức trồng dược liệu quy mô lớn, giảm giá thành, đảm bảo nguồn cung cho thị trường / sản xuất trong nước. Tất nhiên trường hợp này phải trồng theo tiêu chuẩn của đối tác, với cây thuốc hiện nay thì đó chính là GACP,…
    Các công ty chủ động vùng trồng: Có thể đứng ra tự tổ chức, cũng có thể chuyển giao và giám sát kỹ thuật cho người dân, rồi thu mua dược liệu. Cần có ràng buộc chặt chẽ với người dân, có xác nhận của chính quyền dịa phương về việc cam kết bao tiêu sản phẩm, trong đó doanh nghiệp bỏ ra 1 phần vốn, người dân cũng bỏ ra 1 phần vốn và ký gửi ở Ngân hàng, bên nào vi phạm sẽ phải đền bù.
    Hiện trên cả nước đã có một số vùng trồng dược liệu lớn được hình thành như Cà gai leo (Hà Nội, Hòa Bình, Thanh Hóa, Bắc Giang, Phú Thọ, Gia Lai, Đắc Lắc…), Đương quy (Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Gia Lai, Lâm Đồng), Đan sâm (Sơn La, Gia Lai, Lâm Đồng), Cát cánh (Gia Lai), Húng chanh, Hoàn ngọc (Tây Ninh), Trinh nữ hoàng cung (Phú Yên, Tây Ninh), Địa liền (Bắc Giang), Thìa Canh Nam

    TS. Ngô Đức Phương
    Viện Thuốc nam

Đang xem bài viết thứ 1 (trong tổng số 1 bài viết)

Bạn cần đăng nhập để phản hồi chủ đề này.